Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Rightclick to donwload this audio
Tạp chí Khoa học và môi trường kính chào quý thính giả. Đến với quý thính giả mỗi tối thứ tư, tạp chí trình bày cùng quý vị những vấn đề khoa học và môi trường, qua cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và Tíên sĩ Mai Thanh Truyết thuộc hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam, có trụ sở tại California, Hoakỳ. Đề tài kỳ này là Dioxin và Cuộc chiến Việt Nam.
Nguyễn An: Dioxin và tác hại của nó vừa là một vấn đề gây nhiều tranh cải trong giới khoa họ, vừa là một vấn đề nhậy cảm trong quan hệ Mỹ Việt. Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam cũng như một số nhà khoa học và, nghiên cứu trong nước, thì mọi bịnh tật lạ, từ ung thư đến các thai nhi có dị hình dị dạng....đều là nạn nhân của dioxin, hay chất da cam mà quân đội Hoa kỳ từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Vậy thưa tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Dioxin là gì và có đặc tính ra sao?.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Dioxin là một kim loại hình kim, nóng chảy ở 295oC; hàm lượng dioxin có thể làm cho chuột chết là 2,2 ug/Kg (LD50, lethal dose 50, chết 50%), hàm lượng tương đương có thể làm chết người là 0,1 mg/người nặng 50 Kg. Dioxin có công thức hóa học là 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD).
Theo định nghĩa mới nhất của EPA Hoa kỳ ngày 12/6/2000, tên dioxins dùng để chỉ một tập hợp của 29 hợp chất gây tác động sinh hóa (biochemical effects) tương tự trên thú vật thí nghiệm. Theo đó dioxins gồm có 7 chất TCDD (thay đổi theo sự hoán chuyển của clor), 10 chất polychlorinated dibenzofurans (PCDF), và 12 chất polychlorinated diphenyls (PCB). Tất cả hợp chất trên đều có tên chung là hợp chất tương đương dioxin (dioxin-like compounds).
Theo các nhà khoa học Âu châu, dioxins đã được nhìn rộng ra xa hơn nữa, gồm có tất cả 210 hóa chất trong nhóm dibenzodioxin, dibenzofurans, và PCBs. Trong số 210 hợp chất nầy, chỉ có 17 chất có vị trí của chlor là 2,3,7,8 và được xem là độc hại hơn cả. Vì vậy, để phân tích nồng độ, hay ước lượng định mức hấp thụ hàng ngày cho con người, các nhà hóa học thường dùng chỉ số "độc hại tương đương" (toxicity equivalence - TE) để chỉ lượng dioxins trong máu hay sữa mẹ...Thí dụ khi nói 1ng TE có nghĩa là hổn hợp dioxins hiện diện trên tương đương với 1 ng 2,3,7,8-TCDD (1ng= 1nanogram, 1 phần tỷ gram).
Hỏi: Như vậy nguồn gốc của dioxin ra sao? Nó có sẵn trong thiên nhiên, hay đựơc tạo ra trong công nghiệp hóa chất?
Đáp: Truy tìm nguyên nhân tạo ra dioxins, chúng ta cần đi ngược thời gian từ đầu thế kỷ 20, kễ từ khi công ty Dow Chemical Midland ở Hoa kỳ thành công trong việc sản xuất hàng loạt khí chlor sau khi tách rời được dung dịch muối ăn (sodium chloride - Na Cl). Từ đó, chlor được dùng để chế biến đủ các loại thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, và các hợp chất dẽo (plastic) nhất là chất polyvinyl chloride hay PVC mà chất sau cùng nầy đã được xem như là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thời bấy giờ vì đã mang lại nhiều ứng dụng trong kỹ nghệ cho thế giới. Và dioxins từ những bước đầu tiên của công nghệ chlor, đã trở thành một danh từ đầu môi trong hầu hết các quy trình sản xuất các sản phẩm chứa chlor. Đây là một phó sản không nằm trong dự tính của con người, và chính con người cũng chưa tìm được phương cách để loại trừ hóa chất nầy trong sản xuất. Trong thuốc diệt cỏ dại và khai quang 2,4,5-T (trichloro-phenoxyacetic acid), dioxin được tìm thấy nhiều nhất, ước tính vào độ 2 - 50 ppm (phần triệu).
Hỏi: Như vậy, thưa tiến sĩ, sự ô nhiễm Dioxin diễn tiến ra sao?
Ðáp: Nguồn gốc ô nhiễm dioxins hiện tại một phần phát sinh từ các công nghệ chế biến giấy trong khi xử dụng thuốc tẩy màu có clor, công nghệ plastic (polyvinylchloride PVC), và một số công nghệ hóa chất như vật cách điện, chất bán dẫn v.v... Tất cả các nguồn từ kỹ nghệ nầy chiếm độ 5% tổng số ô nhiễm taị Hoa kỳ, 95% ô nhiễm dioxin còn lại do việc thiêu đốt các phế thải nhất là các dụng cụ y khoa và đồ chơi trẻ em bằng nhựa dẽo chứa clor. Khi hỏa thiêu rác rưới phế thải nói trên, chất khói từ lò đốt thoát ra có chứa clor kết hợp lại với nhau trong không khí thành dioxins và chất nầy chuyển dịch theo gió và mưa để cuối cùng ổn định trong đất, sông, hồ...Tôm cá, gia súc do ăn uống hấp thụ chất dioxins nầy vào cơ thể và sau cùng dioxins tích tụ trong các mô mở. Và các sinh vật nầy lại chính là nguồn thực phẩm chính để nuôi sống con người.
Trở lại chất độc màu da cam, đây là tên riêng của một loại thuốc diệt cỏ dại do quân đội Hoa kỳ xử dụng ở các vùng nhiệt đới. Chất nầy được xử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 13/1/1962 trong chiến dịch Ranch Hand phát khởi từ Tân Sơn Nhất với mục tiêu quân sự là khai quang các vùng rừng rậm ở miền Nam Việt Nam để biến các vùng trên không còn là nơi thích hợp cho việc ẩn núp của kẻ thù. Chất nầy đã được xử dụng với quy mô rộng rãi vào những năm 1967 và 1968 và thực sự chấm dứt vào 30/6/1971.
Hỏi: Một cách cụ thể, thì trong chiến tranh Việt Nam, chất da cam đã được sử dụng như thế nào?
Đáp: Chất độc màu da cam là một hổn hợp có tỷ lệ 50/50 của hai hóa chất là dichlorophenoxy acetic acid (2.4D) và trichlorophenoxy acetic acid (2,4,5T). Hổn hợp nầy đã được trộn lẫn trong xăng hay dầu cặn và được phun thẳng từ trên không theo tỷ lệ 1/20 - 1/50. Trong chiến tranh Việt Nam, có khoãng 19 triệu gallons chất độc trên đã được rãi xuống miền Nam Việt Nam. Có khoảng 5Kg (tương đương 6,4 L) (US Veteran Dispatch Staff Report, Nov.1990) chất da cam đã được pha loãng rãi xuống trên mỗi mẫu (acre) rừng rậm. Trước tiên, chiến dịch Ranch Hand đã thử nghiệm dùng dioxins tại một số đồn điền cao su ở Việt Nam.
Trong vòng một tuần lễ, các cây cao su trong vùng được thử nghiệm đã rụng hết lá và tiếp sau đó ảnh hưởng của dioxin lan rộng qua các rừng cao su lân cận trong phạm vi đường kính khoãng độ 1 km. Trong một báo cáo mật năm 1967 của quân đội Hoa kỳ được công bố sau nầy, quân đội Mỹ được lệnh không hành quân trong phạm vi 2 Km trong vùng bị rãi dioxins . Khi chiến tranh lan rộng ở vùng cao nguyên Trung phần từ năm 1966, quân lực Hoa kỳ đã dùng B-52 trong chiến dịch Hot Tip tại Chu Prong (Pleiku) chiến khu D và C. Mỗi một phi xuất của B-52 có thể tiêu diệt 7 cây số vuông rừng rậm và xử dụng 255.000 gallons hổn hợp trên.
Hỏi: Thưa tiến sĩ, có thể nói trong đời sống văn minh hiện nay, con người không thể nào tránh khỏi nhiễm độc bởi nhiều hóa chất, trong đó có Dioxin. Riêng với lọai chất độc này, thì TS có thể cho biết định mức chấp nhận được của dioxin và các hợp chất tương đương dioxin.
Đáp: Tùy theo ước tính của từng cơ quan hay quốc gia, định mức chấp nhận hấp thụ hàng ngày (tolerable daily intake - TDI) của dioxins được thay đổi và được ước tính bằng pg (hay 10 -12 ) như sau:· Hòa Lan: 4 pg/ngày/Kg (cân lượng cơ thể);· Cơ quan Y tế Thế giới (WHO):10 pg/ngày/Kg;· Cơ quan Lương thực và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA USA):0.03 pg/ngày/Kg ;· Cơ quan Bão vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA): 0.006 pg/ngày/Kg;
Như vậy, nếu tính theo định mức 1 pg/ngày/Kg thì một người cân nặng 50 Kg sẽ hấp thụ 50 pg/ngày. Trong một năm sẽ hấp thụ: 18.250 pg hay 18,25 ng. Và trong 20 năm (sống trên đất Mỹ) lượng dioxin/dioxins trong gan và các mô mở là 365 ng/20 năm. Nếu ước tính thời gian bán hủy (half life) của dioxins là 10 năm, thì tổng lượng dioxins "cư ngụ" trong cơ thể mỗi người là 182,5 ng (phần tỷ).
Nếu so sánh với lượng dioxin trong máu hay trong sữa mẹ cuả cư dân sống ở vùng A Lưới, A Shau (trung bình 10ppt hay pg (phần ức) thì số lượng dioxins "di trú" thường xuyên trong cơ thể con người sống ở Hoa kỳ vẫn còn quá cao! Và nếu tỷ lệ dị thai, ung thư...của cư dân A Shau tăng cao như báo cáo Hatfield tường thuật thì chúng ta có thể "khẳng định" rằng tỷ lệ ung thư, sinh con có dị hình dị dạng ở Hoa kỳ sẽ cao gấp nhiều lần hơn! Đối với riêng cá nhân chúng tôi, làm việc trong phòng thí nghiệm hóa chất trên 40 năm, và trực tiếp tiếp nhiễm (exposure) với các loại hóa chất độc hại trong đó có dioxin trong vòng 20 năm ở Hoa Kỳ, nồng độ dioxin đã được tìm thấy trong máu đo đạc vào năm 1993 là 40 ppt. Và sức khoẻ hiện tại của tôi vẫn bình thường và không có triệu chứng gì khác lạ hết!
Hỏi: Xin TS cho biết một vài tai nạn liên quan đến dioxins trên thế giới trong khoãng thời gian gần đây.
Đáp: Cho đến nay, một số tai nạn liên quan đến dioxins xảy ra trên thế giới có thể liệt kê ra như sau:
· Tai nạn tại Times Beach (Missouri-Hoa kỳ) do một công ty hóa chất bán chất phế thải có chứa TCDD; sau đó một công ty có dịch vụ làm giãm thiểu bụi đường đã xử dụng số dầu trên cho dịch vụ phun xịt để ngăn chặn bụi đường ở thành phố trên trong một thời gian ngắn. Kết quả là chính quyền địa phương phải di chuyển 1.400 cư dân sống trong vùng xảy ra tai nạn và phải thiêu hủy hàng trăm ngàn tấn xà bần bị ô nhiễm.
· Thức ăn cho bò sản xuất ở Ba Tây có trộn lẫn với phấn (vôi sống) với mục đích làm giãm lượng khí trong bao tử bò. Do đó sữa bò chứa lượng dioxins rất cao và hàng triệu gallons sữa phải bị hủy bỏ.
· Trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, Pháp và Hòa Lan đã dùng bùn khô (sludge), một phế phẩm kỹ nghệ để làm chất đệm, và làm tăng vitamins cùng chất sợi (fiber). Kết quả là các mô mỡ của heo, gà được nuôi ỡ những nơi nầy có chứa lượng dioxins cao. (Hiện tại, Pháp vẫn còn áp dụng phương pháp nầy mặc dù Cộng đồng Âu châu đã nghiêm cấm từ năm 1991).
· Tại Seveso, Ý, trong một vụ nổ ở một nhà máy hóa chất; và sau đó một lượng dioxin ước tính độ 30 Kg đã làm ô nhiễm một vùng rộng 6 Km2. Chim chóc, gia súc và cây cỏ trong vùng bị nhiễm nhất loạt bị chết hay hủy diệt vài ngày sau đó.
· Tại Yusho, Nhật Bản và Yu-Cheng, Đài Loan cũng đã xảy ra những vụ nhiễm độc dioxins trong quy trình sản xuất dầu ăn.
· Công ty General Elctric đã thải hồi một số lượng lớn PCBs ước tính vào khoảng 43 tấn trên một khúc sông Hudson (New York). Sau hơn 50 năm, dân chúng sống tại hai thị trấn bên bờ sông là Hudson và Fort Edward vẫn chưa thấy có triệu chứng về các bịnh lạ như dị hình dị dạng gì cả. Nếu so với lượng thuốc khai quang màu da cam, ước tính độ 170 Kg trãi rộng trên một diện tích 24.500 Km2 ở Việt Nam, thiết nghĩ mức độ ô nhiễm nếu có, thì với mức độ nầy, khả năng ảnh hưởng lên con người sẽ như thế nào? Có trầm trọng như báo chí, báo cáo ở VN đã mô tả hay không?
Hỏi: Qua nhiều tai nạn như thế,TS có thể cho biết thiệt hại về nhân mạng tức thời hay về lâu về dài như thế nào?
Đáp: Nhìn chung, trong tất cả những vụ nhiễm độc hay tai nạn liên quan đến dioxin/dioxins xảy ra trên thế giới đã được nêu ra trên đây, không thấy có một nhân mạng nào được liệt kê ra ngoài các thiệt hại về cây cỏ và gia súc sống trong vùng bị tai nạn. Hiện tại, chúng ta hiện đang sống trong một môi trường bị vây phủ bởi những nguồn có khả năng tạo ra ô nhiễm dioxins mà không thể nào tránh né được. Những cột điện trước nhà với các vật cách điện màu nâu: đó chính là PCBs, cũng là một "người bạn" của dioxin.
Nơi nhà sau, sau khi bạn thiêu hủy những rác rến sau mỗi buổi party gia đình, vô tình bạn đã góp phần vào việc "tăng cường" ô nhiễm dioxins trong không khí (vấn nạn nầy chiếm 19% tổng lượng ô nhiễm dioxins ở Hoa kỳ). Những hóa chất chứa chlor chúng ta xử dụng trong gia đình hàng ngày đều có nguy cơ tạo ra dioxins trong không khí như thuốc tẩy rửa sodium hypochlorite (bleach). Các sản phẩm plastic, tơ sợi tổng hợp...đều là mầm móng của dioxins khi bị thiêu đốt... Các núi lửa đang hoạt động cũng là một nguồn ô nhiễm dioxins trong không khí cũng giống như nạn cháy rừng....
Vấn đề dioxin là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Phức tạp vì nó liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, môi trường sống, và ảnh hưởng lên kinh tế và chính trị. Tế nhị vì nó còn nằm trong vòng tranh cải về mức độ và khả năng làm thoái hóa những vùng đã bị khai hoang trong thời chiến tranh ở Việt Nam. Do đó mối bang giao Mỹ Việt còn tùy thuộc vào các đánh giá khoa học của các ảnh hưởng trên.
Trở về Việt Nam, nếu nhìn vấn đề dioxin như là một cảnh báo để hướng dẫn dư luận, giáo dục quần chúng, để mọi người đề cao cảnh giác khi xử dụng những hóa chất như thuốc diệt cỏ dại, thuốc sát trùng đúng cách. Việc hướng dẫn và giúp đở người dân, việc triệt để ngăn cấm xử dụng hóa chất không có xuất xứ rõ rệt chính là việc cần làm trong giai đoạn hiện tại.
Tạp chí KH & MT kỳ này dừng lại ở đây và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này thứ tư tùân sau. Trong kỳ tới, chúng tôi sẽ nói về Hội nghị Khoa học Việt-Mỹ về Anh hưởng của Chất độc Da cam /Dioxin lên Sức khỏe Con người và Môi trường, được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2002. Mong quý thính giả đón nghe.