Quân-đội Nhân-dân VN đi đâu, về đâu? (bài 6)

KHI QUÂN-ĐỘI ĐI VÀO THƯƠNG-TRƯỜNGLời giới-thiệu: Qua năm bài trình bầy trong năm ngày qua, chúng ta đã duyệt qua những vấn-đề trọng-yếu đã và đang làm suy nhược dần Quân-đội Nhân-dân Việt-nam. Những sự tranh giành ảnh-hưởng, quyền hạn và công lao giữa những người hiểu biết, có chuyên-môn và những người Ộdân-sựỢ hám danh, không biết gì lắm nhưng lại thích xía vào chuyện đòi hỏi chuyên-môn cao-độ; những hậu-quả tai-hại, không những trên trận-địa mà còn về lâu về dài cho tới hôm nay, của lối làm ăn duy ý-chí Ộđỉnh cao trí tuệ loài ngườiỢ này; những sự chuyên-quyền, bè đảng như sự cấu-kết Lê Duẩn-Lê Đức Thọ đã mang đến những sự phân-hóa lòng người mà ngày nay chưa được hàn gắn; những sự đấu đá thủ-tiêu nhau ở cấp cao đã làm tê-liệt cấp lãnh-đạo ở trong Quân-đội Nhân-dân, cùng lúc dẫn đến những triệu-chứng đầu tiên của một chế-độ quân-phiệt. Đó có phải là những điều chúng ta mong muốn cho một quân-đội Việt-nam tương-lai với những trọng-trách giữ nước, bảo vệ dân không?Câu hỏi đó bắt buộc phải được đặt ra khi Quân-đội Nhân-dân Việt-nam ngày hôm nay giống một bọn con buôn hơn là một quân-đội tinh nhuệ để sẵn sàng ứng chiến khi Tổ-quốc đòi hỏi. Bài do Tâm Việt sưu tầm và viết...Chiến-thắng năm 1975 của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam ở miền Nam là một sự bất ngờ hoàn-toàn đối với những người cầm đầu ở miền Bắc, trong đó có cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Sau khi ký được Hiệp-định Pa-ri dẫn đến sự triệt thoái toàn-bộ của quân-đội Hoa-kỳ khỏi chiến-trường Việt-nam và cho phép miền Bắc duy-trì quân ở miền Nam, nghĩa là một hiệp-định hoàn-toàn bất lợi đối với Quân-lực Việt-nam Cộng-hòa, Hà-nội vẫn không tin tưởng là mình có thể thanh-toán được chiến-tranh trong một thời-gian ngắn. Đó là vì họ dựa trên kinh-nghiệm của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó chủ-yếu là chỉ có hai quân-đội chính-quy đối diện với nhau trên chiến-trường và quân-đội miền Bắc đã bị đẩy lui trên cả ba mặt trận: Mặt trận An-lộc, Mặt trận Kontum và Mặt trận Quảng-trị. Ngay tại mặt trận sau cùng này, nơi mà Bắc-quân đã tung ra 40 nghìn quân, nghĩa là hơn 4 sư-đoàn tinh nhuệ, họ cũng đã bị đẩy lui về đến sông Thạch-hãn.Dựa vào kinh-nghiệm đó, Hà-nội một mặt đã phải xin tăng viện gấp bội về vũ-khí từ phía Liên-Xô và Trung-Cộng và mặt khác mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh để có thể đem ào ạt vũ-khí và các phương-tiện cơ-giới vào trong Nam. Sang đến năm 1974, một hệ-thống ống dẫn đầu đã được thiết kế và xây dựng xong gần như vào đến cửa ngõ của Sài-gòn, nghĩa là cách Sài-gòn chỉ có vài chục cây số về phía Bắc và đã có lúc đường mòn Hồ Chí Minh được các quan-sát-viên quân-sự của Mỹ mô-tả là chuyên chở một lượng cơ-giới tương-đương với các xa-lộ ở Hoa-kỳ và họ đã trưng được ra những không-ảnh để chứng minh cho điều khẳng-định này. Như sau này ta được biết, số-lượng vũ-khí, đạn-dược và quân-nhu mà Liên-Xô và Trung-Cộng cung-cấp cho Hà-nội sau Hiệp-định Pa-ri và nhất là vào năm 1974 lớn gấp đôi số viện-trợ quân-sự mà Mỹ dành cho Việt-nam Cộng-hòa trong cùng thời-gian. Đó là chưa kể, việc các quốc gia xuất cảng dầu khí, tức OPEC, tăng giá dầu lên gấp đôi vào cuối năm 1973 đã một sớm một chiều làm cho số tiền viện-trợ mà Miền Nam nhận được của Hoa-kỳ để mua xăng nhớt chỉ còn mua được bằng một nửa số-lượng ngày hôm trước, gây nên một cuộc khủng-hoảng trên toàn-cầu và ảnh-hưởng nặng nề đến chiến-tranh cơ-giới ở miền Nam. Rồi vụ Watergate vào cuối năm 1974 đã tê-liệt-hóa chính-quyền Nixon ở Hoa-kỳ, làm giới-hạn hẳn khả-năng tiếp viện của Mỹ cho miền Nam Việt-nam. Mặc dầu vậy, ngay khi chuẩn-bị cho chiến-dịch mùa khô năm 1975, các lãnh-tụ ở ngoài Bắc cũng đã có những dè dặt và đã lệnh cho bộ tổng-tham-mưu ở Hà-nội là dự-kiến một trận chiến lâu dài ít nhất cũng mất tới hai năm nghĩa là sang đến năm 1976 mới mong dứt điểm được. Điều này đã được tiết-lộ trong sách Đại thắng mùa Xuân của Văn Tiến Dũng, người chỉ-huy chiến-dịch Hồ Chí Minh nhằm tiến chiếm Sài-gòn.Chính cán cân lực-lượng vật-chất, về vũ-khí quá chênh lệch giữa hai miền này đã mang lại sự hụt hẫng của quân-đội miền Nam khi bị tấn-công lúc đầu ở Phước-long, ngay cửa ngõ vào Sài-gòn, rồi đến Ban-mê-thuột và vùng 1 chiến-thuật. Quyết-định vội vã và sai lầm của ông Nguyễn Văn Thiệu cho quân-đội miền Nam rút lui khỏi miền Cao-nguyên Trung-phần đã gây ra một thảm-cảnh chưa từng thấy trong lịch-sử chiến-tranh Việt-nam. Sau đó, việc tiến quân của miền Bắc đã trở thành một sự chẻ tre mà theo sự ước-tính của một ký-giả Tây-phương, ông Alan Dawson, chỉ diễn ra trong có 55 ngày.10 giờ sáng ngày 30-4-1975, một chiếc xe tăng đầu tiên của quân-đội miền Bắc ủi xập cổng Dinh Độc Lập ở Sài-gòn, dẫn đến sự đầu hàng vô điều kiện của Tướng Dương Văn Minh, lúc bấy giờ là Tổng-thống cuối cùng và cũng chỉ được có mấy ngày của Việt-nam Cộng-hòa.Lẽ ra, ở trên đà một chiến-thắng như vậy Quân-đội Nhân-dân Việt-nam đã phải trở thành một yếu-tố tích-cực trong việc hàn gắn những vết thương quá lớn do đôi bên gây ra trong một cuộc chiến kéo dài 30 năm. Nhưng mọi sự đã không diễn ra như thế. Dưới chế-độ quân-quản được dựng lên ngay sau đó, người dân miền Nam lần đầu tiên được nếm mùi một chế-độ mà trong đó nòng súng quyết-định tất cả. Mọi tự do một sớm một chiều biến đi hết trong sinh-hoạt hàng ngày, và một thể-chế ngột ngạt đè nặng lên tâm tư của tất cả mọi người. Rồi đến những màn trả thù tập-thể như những chương-trình được ngụy-trang dưới mỹ-từ Ộhọc tập cải tạoỢ hoặc những kế-hoạch trắng trợn hơn như đốt sách, bắt bỏ tù văn-nghệ-sĩ, Ộđánh tư-sảnỢ v.v. Người lính Quân-đội Nhân-dân, cột trụ của chế-độ quân-quản, do vậy, cũng hiện ra nguyên hình là một người lính xâm-lược, một kẻ thù của nhân-dân miền Nam, một kẻ thù nên nhân-dân miền Nam quay ra nhạo báng, chê bai, khinh rẻ, thậm chí đi đến cả chỗ cho là có thể đánh lừa vô tội vạ, xem đó là một thứ thể-thao, Ộđáng kiếpỢ cho những anh Ộnhà quê,Ợ những anh Ộmán ra tỉnh.ỢSong những nhạo báng này cuối cùng cũng chỉ là vũ-khí của kẻ thất thế. Trái lại, những người cầm cân nảy mực trong quân-đội xâm-chiếm miền Nam thì cho rằng bây giờ đã hết chiến-tranh, Việt-nam đã chiến-thắng được Ộđế-quốcỢ tư-bản lớn nhất trên thế-giới thì giờ đây cũng đã đến phiên họ được hưởng thụ. Trước nhất là những chiến-lợi-phẩm lấy được của địch: nhà cửa khang trang họ để lại, các cơ-sở kỹ-nghệ hay thương mại không người coi, tiền của vàng bạc không người thừa nhận, v.v. Thế là diễn ra tình-trạng chia chác, xâm chiếm ngang-nhiên tài-sản của phe thất trận, lúc đầu còn âm thầm và bề ngoài còn phần nào trật-tự nhưng càng về sau thì càng trắng trợn, tranh giành, cướp đoạt.Khi Mỹ ra đi và quân-đội miền Nam rã ngũ thì số súng ống và trang-bị chiến-tranh họ để lại cũng được ước-tính là đến khoảng tối-thiểu 8 tỷ đô-la. Sát nhập chúng vào quân-trang, trang-bị của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam thì không dễ vì đâu còn ai cung-cấp cho đạn-dược hay những đồ phụ-tùng thay thế. Còn để đó mà không bảo trì thì trước sau gì mọi thứ cũng han gỉ và trở nên vô dụng. Do đó nên chỉ còn một diệu-kế là đem bán chúng đi trên thị-trường quốc-tế dù đó là một thị-trường buôn lậu vũ-khí, quân-trang nuôi dưỡng cho các quân khủng-bố. Hà-nội đã đem áp-dụng ngay kế-hoạch này từ rất sớm nên chẳng mấy lúc, người ta đã thấy những súng ống, khí-giới mà trước kia Mỹ cung-cấp cho Quân-lực Việt-nam Cộng-hòa xuất hiện với đầy đủ các con số ghi bộ của chúng nơi các chiến-trường xa xôi như Trung-Đông, Phi-châu, Nam-Mỹ!Hết súng nhỏ thì đến súng lớn, hết những thứ lặt vặt thì dần dần đến xe tăng, tàu bò, xe thiết giáp, thậm chí đến cả máy bay, trực-thăng. Chẳng thế mà cách đây đã hơn cả 10 năm, người ta đã khám phá mấy vụ máy bay quân-sự của Mỹ cũ ở Việt-nam được đem bán lậu trở lại cho những dân buôn lậu quốc-tế, mafia ở Mỹ mà lại đi qua ngả Canada. Đã đành là bán đi, dù bán thốc bán tháo đi thì cũng có tiền, và tiền đó vì là đồ lậu nên khả-năng sung vào quỹ nhà nước thì ít mà khả-năng đi vào túi tham của các đồng-chí lớn trong Quân-đội Nhân-dân thì có nhiều phần hiện thực. Đó là những lý-do tại sao một ông Lê Đức Anh hay ông Lê Khả Phiêu đã làm được ra khá bộn tiền trong thời-gian hai ông này cầm quyền sinh quyền sát ở chiến-trường Cambodia. Như một tỷ-dụ, ta có thể lấy trường-hợp con của một ông tướng được nêu ra trong tài-liệu chui ở trong nước có tên là ỘLuận bàn về tông, lông và cánh.Ợ Theo tài-liệu này thì ỘỔcậuỖ Vịnh, con út tướng Nguyễn Chí ThanhỢ là Ộmột trong nhiều con cái các tướng lãnh làm việc trong công tyỢ Vasuco, một công-ty Ộkhông bao giờ có mặt trên trang quảng cáo. Nó nằm ngoài sự cạnh tranh với bất cứ công ty nào bởi hoạt động thuần túy chuyên môn là mua bán võ khí cho quân đội... Công ty có 3 phòng xuất nhập khẩu: hải quân, không quân, và thiết bị phụ tùng. Kêu bằng xuất nhập khẩu do quen miệng, chớ công ty nầy chỉ có nhập chớ không có xuất, trừ đôi ba lần bán võ khí cũ của Hoa Kỳ thu gom được sau chiến thắng 1975 cho mấy tay lái súng chở đi cho thiên hạ choảng nhau.Ợ [TV nhấn mạnh]Vẫn theo tài-liệu trên, Ộ ỔcậuỖ Vịnh là người có vai vế lớn ở Vasuco, đồng thời còn là giám đốc công ty Toseco. Công ty này [cũng] của quân đội nhưng khoác áo du lịch. Và ỔcậuỖ còn là vụ trưởng một vụ của Tổng cục 2, tức Tổng cục tình báo.Ợ Xem thế thì chúng ta thấy ngay là ngày hôm nay, những quyền-lợi của Quân-đội Nhân-dân bị gắn liền chằng chịt với những quyền-lợi kinh tế, làm ăn buôn bán của các cá-nhân có vai vế, có sự bao che ở trong chính-quyền. Trong một tình-cảnh như thế thì không lạ là những quyền-lợi và những nhiệm-vụ chính-đáng của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam nếu có bị xao lãng thì cũng không có gì khó hiểu.Và đâu phải chỉ có một mình ỘcậuỢ Vịnh! Vẫn tài-liệu về ỘTông, lông và cánhỢ cho chúng ta biết là nếu ỘcậuỢ Vịnh Ộđược lo [mua bán] cho hải quânỢ với tiền bỏ túi Ộđược hưởng [là] từ 10 tới 20 phần trăm trên giá thanh toán, có khi hơnỢ thì ỘôngỢ Công, Ộem nguyên tổng tham mưu trưởng Đào Đình LuyệnỢ lại Ộhoạt động trên mọi mặt... [và] ông chuyên trách nhập hàng cho không quânỢ trong khi ỘcậuỢ Diễn, Ộcon thượng tướng Lê Khả Phiêu, đương kim tổng bí thơ... [thì] thi thố tài năng trong lãnh vực xây dựng.Ợ Do vậy mới có hiện-tượng là một đằng thì Ộngân khố nước ta trống rỗng, nhưng khi nước láng giềng Ổvừa là thù địch vừa là anh emỖ còn đó, ngân sách quốc phòng hàng năm vẫn phải chi đều đều cho quân đội, thiếu mấy cũng phải chiỢ còn một đằng thì người ta đồn rằng riêng ỘôngỢ Công, em Đào Đình Luyện, đã có tới Ộ50 triệu [đô-la] gửi ở các ngân hàng nước ngoài, không kể số tài sản có sẵn ở trong nước.ỢVới một quân-đội mà quyền-lợi bị coi nhẹ hơn túi tham của các ỘcậuỢ Vịnh, ỘôngỢ Công, ỘcậuỢ Diễn, với một quân-đội mà giờ đây sống nhờ phần lớn vào các dịch-vụ xây cất, du-lịch, mát-xa, bia ôm, karaoke ôm, thậm chí cả mại dâmỞnhư bao du-khách có thể làm chứng khi sang thăm Việt-nam và lưu lại những nhà khách quân-đội, thì tương-lai của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam không thể khá được. Trong bài tới và là bài kết của loạt 7 bài về Quân-đội Nhân-dân này, chúng ta sẽ rút ra một vài kết-luận sơ-khởi để đánh giá khả-năng của quân-đội này vào đầu thế-kỷ tới cũng như gióng lên một hồi cảnh-báo, may ra thì lay tỉnh được nó, giúp nó trông ra những hiểm-nguy sa đọa mà kịp thời chấn chỉnh để đương đầu với những thách thức rất lớn đang trông chờ nó trong tương-lai trước mắt.