Chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Giang Trạch Dân

Lời giới thiệu: Nhà cầm quyền Việt Nam Ộđánh giá caoỢ chuyến viếng thăm Việt Nam trong mấy ngáy vừa qua của Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và coi đây là một chuyến Ộviếng thăm hữu nghị chính thứcỢ. Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sang thăm Trung Quốc tháng 12 năm ngoái. Như vậy có nghĩa là chỉ mới hai tháng sau, giữa hai bên đã có sự trao đổi viếng thăm ở cấp cao. Đồng thời, cùng đi với ông Giang Trạch Dân lại có một phái đoàn tương đối khá đông đảo. Mục ỘViệt Nam, Nhìn từ bên NgoàiỢ hôm nay có bài nhận định sau đây của Trần Sơn Nam về chuyến viếng thăm này...Người ta còn nhớ là đầu tháng 12 năm ngoái, ông Nông Đức Mạnh đã sang thăm Trung Quốc. Ông dành chuyến xuất ngoại đầu tiên này với tư cách là Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam để viếng thăm nước bạn đàn anh. Sau 5 ngày trên đất Hoa Lục và trên đường về nước, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ông đã tóm tắt cảm tưởng của ông trong câu trả lời Ộđây là một cuộc viếng thăm lịch sửỢ và sau đó ông hô to: ỘQuan hệ Việt Trung sẽ tiến xa mãi mãiỢ. Có lẽ vì tấm thịnh tình nồng nhiệt này mà mới chỉ có hơn hai tháng sau, ông Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước, đã đáp lễ và sang thăm Việt Nam trong mấy ngày vừa qua. Giữa hai trong bốn chế độ Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, mối giao hảo như được thể hiện qua những chuyến viếng thăm trên đây phải được coi là chuyện bình thường. Tuy nhiên giới quan sát quốc tế theo dõi vấn đề cũng ghi nhận một vài điều đáng chú ý.Trước hết, Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ họp vào mùa thu tới và ai cũng rõ ông Giang Trạch Dân còn phải đối phó với nhiều vấn đề cần được giải quyết và hết sức bận rộn sửa soạn cho việc thay đổi lãnh đạo cấp cao tại Đại Hội này, không còn nhiều thời giờ để công du nước ngoài, do đó có thể ông đã muốn sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam.Tuy nhiên việc tổ chức chuyến đi này vẫn có vẻ hơi vội vàng. Chuyện xuất ngoại của một vị nguyên thủ đi thăm nước bạn bao giờ cũng mang ý nghĩa quan trọng mà chỉ được loan báo trước có trên dưới 10 ngày quả thực đã cho mọi người cảm tưởng là có nguyên do gì thúc đẩy mà chưa ai được rõ. Ngoài ra, phái đoàn Trung Quốc tháp tùng ông Giang Trạch Dân lần này cũng khá đông đủ. Người ta thấy sự có mặt của các ông Tiền Kỳ Tham, Ủy viên bộ chính trị trung ương đảng và Phó thủ tướng phụ trách đối ngoại, Tăng Khánh Hồng, Bí thư trung ương đảng, Vương Gia Thụy trong Ban Liên Lạc Đối Ngoại, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm ban Nghiên Cứu Chính Trị, Đặng Văn Sinh và Vương Hộ Ninh, cùng với một vài vị Thứ trưởng. Thành phần của phái đoàn này cho thấy rõ là chuyến đi có tính cách chính trị rộng lớn nhiều hơn là kinh tế, ngoại giao hay quân sự.Nếu chỉ dựa vào những lời tuyên bố của hai bên tại các buổi gặp gỡ hay tiếp tân thì dĩ nhiên người ta chỉ thấy toàn là những lời ca tụng tình hữu nghị thắm thiết giữa hai đảng, hai nước, dựa vào những khẩu hiệu đã cũ kỹ như: Ộláng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương laiỢ. Tuy nhiên qua những lời ám chỉ bóng bẩy đến quá khứ hay những vấn đề còn phải giải quyết mà chưa được giải quyết thì những vấn đề này đều là những vấn đề có nhiều tính cách chiến lược hay địa lý chính trị. Thật vậy, nói về kinh tế thì hai bên nhân dịp này có ký kết hai thỏa ước, một là về hợp tác kinh tế, kỹ thuật nói chung và hai là về một khoản tín dụng ưu đãi mà Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam, nhưng cả hai bản thỏa ước này đều không có một giá trị thực tế nào (đặc biệt về khoản tín dụng ưu đãi thì số tiền quá nhỏ mọn, không đáng kể vì chỉ có trên dưới 1 triệu dollars). Về mặt ngoại giao, trong lãnh vực những vấn đề lãnh hải thì việc điều đình bản hiệp định về nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ vẫn chưa kết thúc trong khi đó thì những vấn đề tranh chấp lớn về những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì không thấy được nhắc đến, ngoài những lời thỏa thuận hai bên sẽ không làm cho vấn đề rắc rối thêm, không dùng võ lực hay đe dọa dùng võ lực trong lúc điều đình. Về mặt quân sự, tuyệt nhiên không thấy bên nào đả động tới, mặc dầu chính trong lãnh vực này còn nhiều vấn đề tế nhị. Tại sao gần đây Việt Nam lại ngỏ ý muốn mua dụng cụ quân sự của Nam Hàn hay Ấn Độ? Mỹ cũng nói gần, nói xa, ngỏ ý muốn để tầu chiến viếng thăm Cam Ranh, Việt Nam nghĩ sao?Còn sau chót là một vấn đề có tính cách ý thức hệ của hai đảng Cộng Sảnđang có vẻ muốn ngả theo chiều chuyển hướng. Hồi tháng 7 năm ngoái, trong một bài diễn văn nổi tiếng, ông Giang Trạch Dân đã đưa ra ý kiến đảng Cộng Sản Trung Quốc nên thâu nhận vào làm đảng viên những thành phần kinh doanh và mới đây ông Nông Đức Mạnh cũng kín đáo đặt lại vấn đề với đảng Cộng Sản Việt Nam. Phải chăng vì vậy mà lần này cả hai ông Chủ Nhiệm và Phó Chủ Nhiệm Ban Nghiên Cứu Chính Trị của Trung Quốc đi cùng với phái đoàn sang Việt Nam? Nói tóm lại về chuyến viếng thăm Việt Nam những ngày vừa qua của Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư đảng Giang Trạch Dân, trên mặt nổi thì tình hữu nghị thắm thiết là điều hai bên đều ca tụng, nhưng những vấn đề chưa được giải quyết hay không được nhắc nhở tới mới là điều quan trọng cần phải được để ý trong tương lai. Ông Giang Trạch Dân đang sửa soạn chuyển quyền sang tay một thế hệ lãnh đạo mới vào mùa thu tới. Phải chăng ông muốn để lại cho những người thừa kế ông, một nước láng giềng buộc chặt vào Trung Quốc cả về hai mặt ý thức hệ và chiến lược? Câu hỏi này chính là câu hỏi mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải đặt ra trong lúc này nếu nghĩ đến quyền lợi lâu dài của dân tộc.