Dân biểu Chris Smith hoan nghênh việc Hà Nội phóng thích các tù nhân lương tâm

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đà i RFA

Chính quyền Việt Nam vừa công bố phóng thích 6 tù nhân lương tâm trong đợt ân xá hơn 8 ngà n phạm nhân, nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp đến. Dư luận trong và ngoà i nước hoan nghênh, đồng thời bà y tỏ hy vọng rằng sự kiện nà y sẽ là bước mở đầu cho những thay đổi tiến bộ trong đường lối của Việt Nam.

ChristSmith_150.jpg
Dân biểu Chris Smith. Source: house.gov

Trà Mi có cuộc trao đổi với dân biểu Chris Smith, phó chủ tịch Tiểu ban lo về quan hệ quốc tế của quốc hội Mỹ, người từng nhiều lần lên tiếng yêu cầu và vận động Việt Nam trả tự do cho những nhân vật bất đồng chính kiến. Trước tiên, ông Smith bà y tỏ cảm xúc của mình trước sự kiện những nhân vật bất đồng chính kiến được trả tự do:

Chris Smith: Tôi cảm thấy rất được khích lệ vì những nhà hoạt động nhân quyền can đảm tại Việt Nam như linh mục NguyỠn Văn Lý và bác sĩ NguyỠn Đan Quế được phóng thích. Họ thực sự là những tù nhân lương tâm, bị cầm tù vô lý.

Tôi hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ xem đây là bước mở đầu, là cơ hội thực hiện cải cách toà n diện để đối xử công bằng và tôn trọng hơn với những người muốn thực hà nh niềm tin tôn giáo cũng như quyền dân chủ.

Mong sao nhà nước Việt Nam hiểu rằng dân chủ không phải là 1 điều đáng sợ. Nó mang lại cho người dân chất lựơng cuộc sống tốt hơn. Thực tế ở những nước dân chủ đã minh chứng điều đó. Chúng tôi rất vui mừng trước diỠn tiến khả quan ngà y hôm nay, và kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục con đường cải tổ.

Trà Mi: Vâng, ông đánh giá như thế nà o về tình hình tự do tín ngữơng và quyền tự do tham gia chính trị tại Việt Nam?

Chris Smith: Đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo, đáng buồn là vẫn còn một số chính sách và cả những luật lệ mới được ban hà nh mà chỉ nhằm siết chặt quyền tự do tín ngữơng của người dân, thay vì cải tổ cho tiến bộ hơn.

Tôi hy vọng đợt phóng thích lần nà y sẽ mở ra cánh cửa cơ hội của sự tự do, cũng như nhà cầm quyền Việt Nam nhận thức được rằng niềm tin tôn giáo hay dân chủ không phải là một mối lo ngại cho chính quyền. Đây là điều mà cả thế giới đều công nhận.

Những cơ quan nhân quyền quốc tế đã khẳng định là quyền tự do thực hà nh tín ngữơng và dân chủ phải được chính quyền các quốc gia bảo vệ. Thế giới kỳ vọng Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong công cuộc cải tiến.

Tôi và những đồng sự của tôi trong quốc hội Hoa Kỳ hoan nghênh đợt phóng thích kỳ nà y. Đây là một bước đi đúng, nhưng mong sao không chỉ dừng lại tại đây. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng tất cả những tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo sẽ sớm được trả tự do.

Trà Mi: Theo ông thì lần nà y, những nguyên nhân nà o khiến nhà nước Việt Nam phải đi đến quyết định phóng thích những nhà bất đồng chính kiến mà họ vẫn thường gọi là những phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia?

Chris Smith: Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam nhận thấy rằng cà ng ngà y thế giới cà ng đoà n kết với nhau để phát huy tự do tôn giáo và dân chủ. Tôi là tác giả chính của dự luật nhân quyền cho Việt Nam từng được hạ viện Mỹ thông qua 3 lần. Hai lần như là dự luật riêng lẽ, và một lần như là 1 bản ghi nhớ cho dự luật của bộ ngoại giao.

Chúng tôi là m việc ráo riết và chặt chẽ, quan tâm đến từng trường hợp cụ thể của các nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Hoa Kỳ sẵn sà ng hỗ trợ các khoản viện trợ nhân đạo hay cấp viện kinh tế với mong muốn xây dựng tình hữu nghị với 1 quốc gia Việt Nam biết tôn trọng nhân quyền của chính công dân của họ. Xin nhấn mạnh là chúng tôi hết sức quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Đợt phóng thích nà y có thể, tôi nhấn mạnh từ có thể, là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang có những chuyển hướng về đường lối. Chúng tôi sẽ hy vọng, cầu nguyện, và là m việc vì sự thay đổi nà y. Trên thực tế, nếu Việt Nam cải tổ tích cực thì sẽ thu hút được nhiều viện trợ và đầu tư của nước ngoà i hơn nữa. Đó là một cái lợi rất lớn, thay vì đi theo đường lối đà n áp chế tà i thì chỉ là m cho quốc tế thêm thiếu thiện chí và bớt tôn trọng đối với Việt Nam mà thôi.

Trà Mi: Ông vừa nói là đã 3 lần vận động kêu gọi Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Vậy trong những lần đó phản ứng của phía Việt Nam ra sao?

Chris Smith: Vâng, trước đây, Việt Nam không hề công nhận là họ có đà n áp chính trị và tôn giáo. Họ công kích tôi và những người gióng lên tiếng nói chân lý.

Nhưng điều đáng mừng, theo tôi, là họ đã nhận ra rằng chúng tôi chân thà nh. Tôi và những đồng sự của tôi bênh vực người dân Việt Nam, và tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng nên đứng về phía dân chúng của mình, mà đừng khống chế những tiếng nói cho quyền tự do và nền dân chủ.

Chúng tôi thông cảm với những người bị đà n áp, nên đã lên tiếng đề nghị Việt Nam cải tổ. Đó là tất cả những gì chúng tôi yêu cầu, chứ không có một nghị trình mập mờ nà o cả. Phong trà o nhân quyền dựa trên cơ sở sự công bằng của pháp lý và sự thông cảm chia sẻ.

Trà Mi: Ông có tin rằng trong tương lai có khả năng Việt Nam sẽ thay đổi, tiến bộ hay không?

Chris Smith: Cơ hội thì có đấy, nhưng chỉ có thời gian mới có thể trả lời chính xác được. Tôi hy vọng những người lãnh đạo Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của cơ hội nà y, và trở thà nh một trong những nhà lãnh đạo trên thế giới cổ suý và phát huy nhân quyền.

Việt Nam sẽ gầy dựng đựơc danh tiếng và được quốc tế ủng hộ nếu đi theo con đường tự do dân chủ. Đường lối độc đoán chuyên quyền sẽ chẳng đem lại gì ngoại trừ sự e ngại và bất tín nhiệm từ cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

Trà Mi: Xin chân thà nh cảm ơn thời gian ông dà nh cho cuộc trao đổi ngà y hôm nay. Xin chà o ông.