Bỉnh bút gia Đỗ Thái Nhiên nhận định về lời kêu gọi của HT Thích Quảng Độ
2005.02.15
Phạm Điền, phóng viên đài RFA
Âm vang của lời kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam nên đi theo đường lối dân chủ đa nguyên do Hòa Thượng Thích Quang Độ, Viện Trưởng Viện Hoa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đưa ra trong những ngày đầu năm Ất Dậu đã được nhiều giới hài ngọai hưởng ứng.
Bỉnh Bút gia Đỗ Thái Nhiên, thường có bài trên Nhật báo Người Việt và tuần báo Thời Luận, miền Nam California, đã cho biết một số nhận định, qua phần phỏng vấn ngắn do Phạm Điền thực hiện sau đây.
“Thái độ chính trị” và “Làm chính trị”
Phạm Điền Hồi đầu xuân Ất Dậu, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức Phật Giáo bị nhà nước Việt Nam cấm họat động đã đưa ra lời kêu gọi thẳng thắn gửi đến giới lãnh đạo Việt Nam hãy nhanh chóng đi theo đường lối dân chủ đa nguyên vì đó là con đường duy nhất phá vỡ tình trạng bế tắc và tụt hậu của Việt Nam.
Là một nhà báo quan tâm đến tình hình trong nước, ông nhận định thế nào về lời kêu gọi này?
Đỗ Thái Nhiên: Trả lời câu hỏi của anh Phạm Điền, tôi có 2 suy nghĩ, nói cách khác, cái thư chúc tết của Hòa Thượng Quảng Độ để lại hai dấu ấn trong tâm trí người nghe. Cái thứ nhất là dân chủ đa nguyên là một giải pháp duy nhất để lịch sử Việt Nam được hanh thông.
Cái điều đó người ta đã tranh cãi với nhau trong nhiều thập niên nhưng càng về sau này càng cho thấy rằng cái dân chủ đa nguyên là xu thế lịch sử của thời đại. Tất cả các xã hội dân tộc cũng như xã hội quốc tế dù muốn hay không đều đi vào con đường dân chủ đa nguyên, bởi vì dân chủ đa nguyên đồng nghĩa với sinh họat chính trị ổn định.
...sự nhấn mạnh rằng không phải người tu hành là không có bất cứ một hành động nào dính dáng tới chính trị. Hòa Thượng Quảng Độ phân tách rõ ràng “thái độ chính trị” và “làm chính trị”.
Cái tác động thứ nhì về lời kêu gọi của Hòa Thượng Quảng Độ là sự nhấn mạnh rằng không phải người tu hành là không có bất cứ một hành động nào dính dáng tới chính trị. Hòa Thượng Quảng Độ phân tách rõ ràng “thái độ chính trị” và “làm chính trị”.
Người tu hành chẳng những có quyền mà còn có bổn phận tỏ thái độ chính trị bởi vì thái độ chính trị nó biểu lộ sự công bằng, cái sự hợp lý của đời sống và điều này muốn đả kích một số người vì một lý do nào đó, như tránh né rắc rối trong đời sống họ thường bảo rằng chúng tôi là người tu hành, chúng tôi không làm chính trị, chúng tôi là người chỉ biết làm thương mại không làm chính trị v.v..
Thư chúc tết của hòa thượng khẳng định rằng mọi người đều có nghĩa vụ, có thái độ chính trị
Đã là người, ai cũng có lương tâm
Phạm Điền Ông có nghĩ là lời kêu gọi thẳng thắn Hòa Thượng đưa ra có động tâm đến giới lãnh đạo Viet Nam ngày nay, giả thiết là trong số những người lãnh đạo đó còn có các thành phần xây dựng và tích cực?
Đỗ Thái Nhiên: Theo tôi nghĩ thì đã là con người, ai cũng có lương tâm kể cả những người cộng sản. Vấn đề họ có hành động theo lương tâm hay không? Hoặc họ cố tình bỏ quên lương tâm chạy theo tiền bạc, chạy theo quyền lợi cho nên lời kêu gọi của Hòa Thượng Quảng Độ rõ ràng đánh mạnh vào tâm thức của tòan bộ giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Theo tôi nghĩ thì đã là con người, ai cũng có lương tâm kể cả những người cộng sản. Vấn đề họ có hành động theo lương tâm hay không?
Dĩ nhiên vì các yếu tố ham mê tiền bạc, ham mê quyền hành họ vẫn tảng lờ đi làm như họ không quan tâm tới mà trong thực tế đối với mội một người lãnh đạo đều nhận được hai tác động về lời kêu gọi của Hòa Thượng Quảng Độ.
Tác động thứ nhất, lời kêu gọi đã làm nổi bật chân lý là đất nước phải được sinh họat dân chủ đa nguyên vì đó là con đường hanh thông duy nhất của lịch sử. Cái thứ nhì, dân chủ đa nguyên trở thành chân lý phổ cập dù người cộng sản tôn trọng hay không tôn trọng thì qua lời kêu gọi của Hòa Thượng Quảng Độ một lần nữa dư luận quốc nội cũng như quốc tế trân trọng chân lý mà hòa thượng đã đề cao.
Bổn phận của người trí thức
Phạm Điền Thưa bình luận gia Đỗ Thái Nhiên, giới trí thức là đội ngũ tiền phong của quần chúng trong các sự đổi thay tình trạng xã hội, có biểu đồng tình và hậu thuẫn đối với lời kêu gọi thực thi dân chủ đa nguyên đa đảng không?
Đỗ Thái Nhiên: Đã gọi là trí thức thì tôi nghĩ rằng không người trí thức nào không biết dân chủ đa nguyên là công lý, không người trí thức nào không biết mỗi người đều có bổn phận phải đấu tranh cho dân chủ đa nguyên.
Vấn đề còn lại là người trí thức có đủ can đảm, có đủ dũng khí để đấu tranh cho dân chủ đa nguyên hay không. Đã là trí thức không thể nào không dám sống theo những gì anh đã hiểu biết, không dám sống theo những gì anh đã xem là công bằng.
Phạm Điền Xin cám ơn bình luận gia Đỗ Thái Nhiên.
Những bài liên quan
- HT Thích Quảng Ðộ trả lời phỏng vấn về đề nghị dân chủ hóa đất nước (phần 1)
- Phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Ðộ về đề nghị dân chủ hóa đất nước (phần 2)
- Vợ của Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết về việc trì hoãn phiên toà phúc thẩm
- Đại diện Hội Thánh Tin Lành nói về chỉ thị mới của chính phủ Việt Nam
- Vì sao có một chỉ thị đặc biệt riêng cho đạo Tin Lành?
- Nhận định của Mục sư Ðoàn Trung Tín về chỉ thị mới của Thủ tướng Phan Văn Khải
- Chuyến về thăm quê hương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Tình hình GHPGVNTN tại Việt Nam trong năm vừa qua
- Mục sư Phạm Ðình Nhẫn nhận xét về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2004
- Tình hình hiện nay của GHPGVNTN ở trong nước?