Giáo án điện tử, hình thức giảng dạy mới tại Việt Nam
2004.09.28
Công nghệ thông tin hiện là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đặc biệt là của giới trẻ. Hầu như mọi lĩnh vực đều chú trọng đến việc ứng dụng kỹ thuật số, sao cho ngành có thể phát triển nhanh chóng thông qua những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
By line: Gia Minh
Trong lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng công nghệ thông tin lại càng quan trọng vì đối tượng học sinh sinh viên là những người thụ huởng và đó là động lực chính giúp khoa học công nghệ tiếp tục tiến triển.
Vậy công nghệ thông tin được ứng dụng vào công tác giảng dạy trong nhà trường hiện nay ra sao? Trong Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này, Gia Minh mời quí vị theo dõi công tác áp dụng một lọai hình giảng dạy mới được đưa vào nhà trường phổ thông gần đây; đó là việc giáo viên sử dụng giáo án điện tử trên lớp.
Trong năm học vừa qua mới chỉ có một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm phuơng pháp giảng dạy với phuơng pháp mới là sử dụng giáo án điện tử. Từ lâu trong giáo học pháp, những phuơng thức tạo và đem lại hứng thú cho người học sinh là một trong những tiêu chí giúp đạt kết quả cuối cùng; tức giúp người học sinh tiếp thu nhanh chóng, hiểu vấn đề và áp dụng được vào cuộc sống.
Vì đây là một hình thức giảng dạy mới mẻ, nên, Gia Minh xin giới thiệu thầy giáo Thái Bình, chuyên viên công nghệ thông tin thuộc trường Sư phạm Mẫu giáo Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu đôi nét thế nào là một giáo án điện tử: (Xin nghe audio clip bên trên)
Cơ sở để có thể thực hịên một giáo án điện tử là gì? Hẳn nhiên người giáo viên phải đưa bài giảng vào đĩa mềm và thể hiện trên lớp bằng những thiết bị cơ bản đó là máy tính và những phần mềm phụ trợ cũng như những dàn máy nghe nhìn khác nữa.
Anh Nguyễn Quang Quý, một chuyên viên máy tính lâu nay giúp vợ thực hiện giáo án điện tử cho biết về những yếu tố máy móc cần thiết để hình thành giáo án điện tử: (Xin nghe audio clip bên trên)
Thông thường người đi tiên phong trong lĩnh vực nào cũng gặp khó khăn; tuy vậy chính tâm huyết, lòng can đảm và những kết quản thu lượm được động viên họ tiếp tục đi đầu. Ông Đỗ ngọc Huyến, hiệu truởng trường PTTH tư thục Ngôi sao, nơi tiên phong áp dụng giáo án điện tử trong giảng dạy cho biết về kết quả thu lượm được qua những tiết dạy có sử dụng kỹ thuật mới: (Xin nghe audio clip bên trên)
Tuy thế chỉ mới có học sinh tại trường PTTH tư Thục Ngôi sao được tiếp cận với bài giảng bằng giáo án điện tử. Số còn lại chi nghe nói qua báo chí mà thôi, một học sinh dù lâu nay từng biết sử sụng máy tính và tra cứu trên mạng Internet phục vụ cho công tác học tập và cả nghiên cứu thú nhận: "Chưa được học với giáo án điện tử." (Xin nghe audio clip bên trên)
Lý do vì sao đến nay việc sử dụng giáo án điện tử để lên lớp chưa được phổ biến rộng rãi? Có nhiều lý do, ngòai những lý do cần phải có trang thiết bị thích hợp, bản thân người giáo viên cần có kiến thức về tin học. Đây là điều còn hạn chế, như thống kê tại Hà Nội hồi năm qua cho thấy chỉ chừng 5% số giáo viên đứng lớp là biết sử dụng máy vi tính mà thôi.
Cô Nguyễn Thị Thanh Thiên, hiệu phó chuyên môn của trường Tư thục Trung học Phổ Thông Ngôi sao, tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết về những khó khăn khi triển khai giáo án điện tử trong giáo viên của nhà trường: "Chưa được học với giáo án điện tử."
Đó cũng là khó khăn chung của ngành giáo dục nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi phuơng tiện kỹ thuật vẫn còn là một thứ xa xỉ đối với họ.
Hồi tháng tư năm ngóai Bộ Giáo Duc- Đào tạo phối hợp cùng Bộ Bưu Chính Viễn Thông đề ra kế họach nối mạng cho các trường đại học, cao đẳng, rồi đến các trường phổ thông trong cả nước. Nghe nói sắp đến các trường Phổ thông cơ sở cũng được nối mạng Internet. Tuy nhiên, trong thực tế số máy kết nối Internet tại các trường học còn ít ỏi, chủ yếu để phục vụ các thầy cô giáo trong trường là chính. Học sinh, sinh viên ngòai những tiết học tin học tại trường, nếu gia đình có điều kiện thì sử dụng máy tại nhà, còn lại đại đa số tìm đến những điểm dịch vụ để truy cập vào Internet để gửi mail, chat hay chơi games…
Khỏan kinh phí được sử dụng cho công tác nối mạng trường học, rồi kinh phí dành cho khỏan nghiên cứu và làm đồ dùng dạy học để rồi bỏ kho chiếm khá nhiều nguồn ngân sách. Trong tình hình kinh phí không dồi dào hẳn việc cân nhắc lợi hại cho những đầu tư trong giáo dục là hết sức cần thiết vào lúc này.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nước đi sau lại được lợi thế là có thể tận dụng những phát minh sẵn có, vậy Internet đưa vào giảng dạy giúp nâng cao chất lượng là cơ sở có sẵn nếu không được tận dụng thì đó là một lãng phí lớn.
Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này xin tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.