Chọn một ngành nghề và theo đuổi nghề đó trong suốt cuộc đời không phải là điều đơn giản. Có người may mắn tìm được nghề phù hợp với năng khiếu; tuy vậy lại có người không may có thể nói bị nghề chọn chứ không phải chủ động chọn nghề. Dẫu rơi vào hòan cảnh nào chăng nữa, một khi đã bắt tay vào công việc, yêu cầu đầu tiên là phải hòan thành nhiệm vụ của mình. Và có thể ban đầu công việc chưa tạo được hứng thú vì không mấy phù hợp theo mong muốn; tuy nhiên sau một thời gian việc, duyên nghề lại cuốn hút người biết dành tâm trí cho nó.
By line: Gia Minh
Trong Mục Nhịp Sống Trẻ tuần này Gia Minh giới thiệu cùng quí vị và các bạn câu chuyện về hai giáo viên nam dạy tại trường mầm non. Hẳn là nhiều người vẫn còn thành kiến với hình ảnh người nam đi làm nghề nuôi dạy trẻ, nên qua chính tâm sự của người trong cuộc, hy vọng định kiến đó sẽ đổi thay và giúp các bạn trẻ ngày nay có thể mạnh dạn chọn những nghề mà xã hội cần.
Nếu được yêu cầu tìm trong danh mục âm nhạc Việt Nam một bài hát nói về thầy dạy trẻ, các bạn có thể giúp Gia Minh làm được điều đó không? Riêng bản thân thì Gia Minh thấy khó quá, lâu nay chúng ta quá quen thuộc với những bài như ‘Cô giáo như mẹ hiền’ rồi khi hát cùng con cháu thì luôn phải sử dụng ca từ quen thuộc ‘mùa xuân ai đi hái hoa mà em đi nuôi nhà trẻ…’
Trong thực tế đi từ nam đến bắc chúng ta cũng hiếm gặp được một khuôn mặt nam giới múa hát vùng các bé độ tuổi mầm non mới rời xa lòng mẹ để đến với khung cảnh trường lớp. Thế nhưng tại một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh, gương thành công của giáo viên nam lại được nhiều người nói đến.
Một trong những trường hợp hiếm hoi đó là thầy Lưu Trọng Bình, hiện dạy tại trường Mần non Tuổi Thơ 7, quận 3, và thầy Nguyễn Tường Thụy tại quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh.
Vậy ưu điểm của thầy giáo nuôi dạy trẻ là gì? Thầy Nguyễn Tường Thụy cho biết: (Xin nghe audio clip)
Tuy nhiên đối với người nam đi làm nghề mà xã hội lâu nay cho là của phụ nữ như thế truớc hết cái khó chính là từ thành kiến ấy gây ra. Rồi hệ quả của thành kiến đó là cách đối xử của người trong nghề, đến đánh giá của bạn bè, gia đình. Thầy Lưu Trọng Bình đề cập đến những trở ngại mà bản thân gặp phải khi chọn nghề nuôi dạy trẻ: (Xin nghe audio clip)
Những khó khăn đó cũng được thầy Nguyễn Tường Thụy chia xẻ: (Xin nghe audio clip)
Vậy thì làm sao hai thầy có thể theo con đường mình đã chọn khi thành kiến xã hội còn nặng nề như thế? Cách thức giải quyết vấn đề mà hai thầy đưa ra cũng không có gì khác hơn là hòan thành tốt nhiệm vụ của mình để chứng tỏ với mọi người rằng không thể giới hạn một nghề cho giới này hay nghề khác cho giới nọ. Kinh nghiệm của thầy Lưu Trọng Bình được chính thầy tóm tắt như sau: (Xin nghe audio clip)
Còn thầy Nguyễn Tường Thụy cũng không kém phần kiên định: (Xin nghe audio clip)
Thế còn đánh giá của những người quản lý nữ trong ngành nuôi dạy trẻ mẫu giáo về nhân viên nam của họ ra sao? Cô giáo hiệu truởng trường nơi thầy Nguyễn Tường Thụy làm việc thừa nhận về những mặt ưu mà giáo viên nam đem lại cho trường: (Xin nghe audio clip)
Lâu nay tại Việt Nam có câu không có nghề xấu mà chỉ có người hành nghề không lương thiện. Và qua câu chuyện của hai chàng trai trẻ đi nuôi dạy trẻ mà chúng ta vừa đề cập đến, hẳn quí vị và các bạn trẻ đồng ý rằng tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê chính là những yếu tố giúp người ta gắn bó với công việc họ làm. Chính khi đạt được những điều đó thì nghề trở nên cái nghiệp dĩ gắn liền vào đời ta lúc nào không hay.