Quân-đội Nhân-dân VN đi đâu, về đâu? (bài 2)


1999.12.27

GIAI-ĐOẠN LÊ DUẨN TIẾM QUYỀN Lời giới-thiệu: Trong bài hôm nay, chúng ta hãy thử duyệt lại những lý-do tại sao mà Quân-đội Nhân-dân Việt-nam, có lúc được đánh giá là thuộc vào hàng những quân-đội thiện-chiến nhất trên thế-giới, lại đã hơn một lần bị thảm-bại ở miền Nam để phải đưa ra những khẩu-hiệu thê thảm như Ộsinh Bắc, tử NamỢ hoặc đưa đến tình-trạng là có tới hàng trăm nghìn quân miền Bắc khi vào chiến-trường miền Nam thì Ộquay BỢ nghĩa là theo về với chương-trình ỘChiêu HồiỢ của chính-quyền miền Nam lúc bấy giờ hoặc tối-thiểu cũng là lặn chìm trong dân-chúng miền Nam.... Một trong những lý-do tại sao có những sự-kiện như thế, chính là những sự đấu đá mà qua những tài-liệu mới tiết-lộ sau này chúng ta mới được biết là đã xảy ra ở những cấp cao nhất của Đảng CSVN giữa những người như Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Tổng-bí-thư Đảng, và Võ Nguyên Giáp, người chịu trách-nhiệm cao-cấp nhất lúc bấy giờ về chiến-tranh ở miền Nam. Sau đây là bài thứ 2 trong loạt bài phân-tích mang tên: ỘQuân-đội Nhân-dân Việt-nam đang đi đâu, về đâu?Ợ do Tâm Việt thực-hiện... Dù mang danh là Bộ-trưởng Bộ Quốc-phòng, bí-thư Quân-ủy Trung-ương, Tổng-tư-lệnh Quân-đội Nhân-dân, Phó-thủ-tướng Chính-phủ và được cất lên chức Đại-tướng từ năm 1948, ông Võ Nguyên Giáp đã bị Lê Duẩn gạt ra ngoài lề trung-tâm quyền-lực ở miền Bắc ít nhất cũng từ khoảng 1963-64. Để làm được chuyện này, theo hồi-ký Trần Quỳnh, bí-thư của Lê Duẩn cho đến khi Lê Duẩn chết vào năm 1986, thì Lê Duẩn đã tìm cách hạ uy-tín của Giáp bằng cách tố ông này là hèn nhát, sợ chết, hữu-khuynh nên đã trở thành công-cụ của Nga, theo chiều hướng Ộxét lạiỢ của Khrushchev và cộng-tác với Liên-Xô qua trung-gian của Đại-sứ Liên-Xô lúc bấy giờ ở Hà-nội tên Tcherbakov. Nói cách khác, Lê Duẩn không những phủ-nhận hết cả công-lao của Võ Nguyên Giáp, ngay cả trong kháng-chiến chống Pháp, mà lại còn gắn lên cho họ Võ một danh-hiệu chết người tức là Ộtay saiỢ của Liên-Xô, ngụ ý đây là một người phản quốc phản Đảng ngay trong lòng chế-độ mà lại ở một cấp cao ngất ngưởng. Ta hãy nghe Trần Quỳnh, bí-thư của Lê Duẩn, mô-tả Võ Nguyên Giáp bị gạt ra như thế nào trong những quyết-định quan-trọng về chiến-tranh mà ở Hà-nội có thói gọi là Ộkháng-chiến chống MỹỢ: ỘĐối với Giáp vấn đề khó khăn hơn. Nhưng Lê Duẩn đã dặn dò Giáp rồi cho nên cũng đỡ lo.Ợ ỘVấn đềỢ mà được nhắc tới đây là làm cách nào Ộkhéo léo để những vấn đề cơ mật nhất không lọt đến tai... Liên XôỢ qua ông Giáp vì ông này đã bị nghi ngờ là người của điện Kremlin. Về phương-diện này, Trần Quỳnh tiết-lộ là đã có lúc ỘBộ Chính trị nhất trí kỷ luật Võ Nguyên Giáp bằng biện pháp khai trừ Giáp khỏi Bộ Chính trị.Ợ Nhưng Lê Duẩn đã cực-lực ngăn chặn việc kỷ-luật này vì cho rằng: Giáp là người của Liên-Xô, nếu kỷ-luật Giáp sẽ động đến Liên-Xô, tức ảnh-hưởng tới chương-trình viện-trợ của Liên-Xô. Nhờ đó Võ Nguyên Giáp vẫn được ở lại Bộ Chính-trị đến tận năm 1982. Tuy phải để Võ Nguyên Giáp ở nguyên vị-trí trong Bộ Chính-trị nhưng Lê Duẩn không quên khủng-bố tinh-thần Giáp bằng cách nói với ông ta về quyết-định của Bộ Chính-trị nhưng rồi ông Giáp đã được Lê Duẩn cứu ra sao, để bắt Giáp hứa là từ đây về sau phải trung-thành với Đảng. Chính chuyện này là chuyện mà Trần Quỳnh muốn nhắc tới khi ông ta ghi như trên là ỘLê Duẩn đã dặn dò Giáp rồi.Ợ Ở đây, ta có thể ngờ vực phần nào câu chuyện như Trần Quỳnh mô-tả. Vì lúc bấy giờ, tức là vào đầu hay khoảng giữa thập niên 60, Võ Nguyên Giáp còn là một thành-viên chính-thức trong Bộ Chính-trị thì làm sao Bộ Chính-trị có thể Ộnhất tríỢ kỷ-luật ông Giáp mà ông ta lại không biết được? Hay là Bộ Chính-trị đã họp lén trong một dịp ông Giáp không có ở nhà? Hay là cũng như trong trường-hợp Hoàng Văn Hoan đã có những buổi họp của Bộ Chính-trị mà Giáp không được mời đến? Về sau còn có tin là một vài quyết-định quan-trọng của Bộ Chính-trị đôi khi cũng được xem là thông qua khi có người mang đến nhà từng thành-viên Bộ Chính-trị để lấy chữ ký. Tuy-nhiên, câu chuyện của Trần Quỳnh cũng có nhiều khả-năng là đúng khi ông ta kể tiếp liên-quan đến chiến-tranh thời Ộchống MỹỢ: ỘMọi việc quân sự, Lê Duẩn trực-tiếp làm việc với bộ Tổng Tham Mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục Tác Chiến. Nơi làm việc có khi là trong bộ Quốc Phòng, có khi là tại nhà riêng của Lê Duẩn, có khi tại khu nhà khách Trung Ương Quảng Bá, có khi là khu nghỉ mát Đồ Sơn. Sau đó anh em ở Bộ Tham Mưu, Cục Tác Chiến làm đề án trình Quân Ủy, rồi Quân Ủy trình ra bộ Chính trị quyết định... ỘCách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình, không biên bản, không ghi âm. Lê Duẩn nói, anh em ghi chép. Chính cách làm việc này để lại hậu quả là kẻ có dã tâm nhận ý kiến của Lê Duẩn làm của mình.Ợ Bỏ ra ngoài lối làm ăn kỳ quặc và tùy tiện của một người Tổng-bí-thư Đảng kiêm phó-bí-thư Quân-ủy Trung-ương như vừa được mô-tả, ta có thể cảm ơn Trần Quỳnh là đã cho ta biết chi-tiết cách nào Lê Duẩn đã tìm cách chuyên-quyền, thu hết quyền hạn không chỉ trong Đảng mà còn cả trong Quân-đội về một mối và gạt những đối-thủ lợi hại của mình ra qua hù dọa, gán ghép cho họ những tội tầy trời. Nói cách khác, Lê Duẩn đã tiếm quyền từ của ông Hồ Chí Minh trở xuống bằng cách sẵn sàng núp dưới dù của mấy người kia nhưng thực-chất là vơ hết quyền về trong tay mình hay là làm việc ngoài lệ luật, ngoài kỷ-cương Đảng. Vì thế nên với chức là Bí-thư thứ nhất Đảng CS mà lúc bấy giờ còn núp dưới danh-nghĩa Đảng Lao-động, Trần Quỳnh cho ta hay, Ộlẽ ra Lê Duẩn phải là bí thư quân ủy Trung Ương theo điều lệ Đảng, nhưng Lê Duẩn [đã] đề nghị Giáp làm bí thư, Lê Duẩn làm phó bí thư.Ợ Như vậy, rõ ràng Lê Duẩn đã đem chuyện nước biến thành chuyện nhà, một lối làm việc mà ông Bùi Tín sau này gián-tiếp xác-nhận khi ông viết: ỘTheo tôi, tài ba của tướng Giáp trong cuộc chiến với Hoa Kỳ không bằng thời chống Pháp. Đỉnh cao Ổthiên tàiỖ của ông, công bằng mà nói, là chiến dịch Điện Biên Phủ... Trong chiến tranh với Mỹ, từ khi chiến tranh bùng nổ [cho] đến khi kết thúc tháng 4.1975, ông Giáp chưa hề vào chiến trường miền Nam.Ợ Cũng vì thế mà gần đây, không riêng gì ông Bùi Tín mà còn nhiều người đã nói đến cái Ộlưỡi gỗỢ của ông Giáp khi ông được hỏi về chiến-tranh ở miền Nam. Ông Bùi Tín viết trong sách Mây Mù Thế Kỷ: ỘDo vậy nên khi gặp các nhà báo quốc tế hay các đoàn đại biểu quân sự Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức, Cu Ba... khi nói về chiến tranh chống Pháp, về Điện Biên Phủ, tướng Giáp bao giờ cũng sôi nổi, sinh động hơn khi [ông] nói về cuộc chiến với Hoa Kỳ.Ợ Phải chăng vì sự đóng góp của ông vào cuộc chiến ở miền Nam không có gì đáng kể? Nói cho cùng thì cũng tội ông Giáp vì người ta gạt ông ra song giờ đây lại trách ông không làm gì, không có công gì hết. Nhưng mặt khác cũng phải thấy là ông Giáp có những dè dặt, có ỘngánỢ trước sức mạnh quân-sự của Mỹ. Vẫn theo ông Bùi Tín thì ỘHồi năm 1965, khi cho ý kiến về bình luận quân sự, tướng Võ Nguyên Giáp có nói riêng với mấy phóng viên quân sự báo Quân Đội Nhân Dân rằng: ỔMỹ vào chừng mười bốn, mười lăm vạn đã thành vấn đề gay go ở chiến trường. Nếu số quân Mỹ lên đến hai mươi vạn hoặc hơn nữa thì sẽ rất gay go cho phía ta.Ợ Có lẽ dựa vào những nhận-định, thổ lộ như thế này mà phe Lê Duẩn đã tung được tin ra là Võ Nguyên Giáp nhát như Ộthỏ đế.Ợ Đặng Đình Loan, chẳng hạn, vào cuối năm 1996 đã đi nói chuyện khắp nước, nhất là ở trong Nam và ở Huế, cho rằng trong thời-gian Tết Mậu-thân, Võ Nguyên Giáp vì sợ chiến-tranh nguyên-tử nên đã trốn sang Mạc-tư-khoa nhưng về sau lại cướp công của Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái và Vũ Quang Hồ là những người chỉ-huy thực-sự và viết kế-hoạch tấn-công Tết Mậu-thân. Vẫn biết Đặng Đình Loan, một đàn em của Lê Đức Anh, được Lê Đức Anh cho mượn xe và cấp cả cho tiền 300 triệu bạc Việt-nam để in cuốn sách 2000 trang, cuốn Đường Thời Đại, nhằm viết lại quân-sử Việt-nam, hạ bệ Võ Nguyên Giáp và đánh bóng cho phe Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu v.v. là những người mà không ai rõ võ-công ra làm sao. Có lẽ vì thế mà Đặng Đình Loan rất mâu thuẫn khi anh ta một đằng không cho Võ Nguyên Giáp công-trạng gì trong vụ Mậu-thân nhưng lại trách là cũng vì ông Giáp Ộbuộc bộ đội phải trụ lại nên trận Mậu Thân mới bị sa lầy, vừa mất đất vừa mất dân.Ợ Vậy trận Mậu-thân, tức Tết năm 1968, quân-đội CS đã thua hay được như thế nào? Viết trong Mây Mù Thế Kỷ và trả lời câu hỏi, ỘVậy trong Tết Mậu Thân, ai thắng, ai thua?Ợ ông Bùi Tín, nguyên phó-tổng-biên-tập báo Nhân Dân, cơ-quan chính-thức của Trung-ương Đảng CSVN, và nguyên là tổng-biên-tập báo Nhân Dân Chủ Nhật trước khi ông đi tỵ nạn tại Pháp vào năm 1991, đã viết như sau: ỘThuần túy về quân sự, thì có thể nói chúng tôi không thắng. Không chiếm được địa bàn, thị trấn, thành phố... Ở Huế sau 25 ngày chiếm giữ, là lâu nhất, chúng tôi phải rút lên núi. Tiêu diệt đối phương không nhiều. Tổn thất phía chúng tôi lại rất lớn. Lẽ ra sau đợt 1, chúng tôi rút về củng cố địa bàn nông thôn, duy trì thế lực lâu dài, thì chúng tôi lại phạm sai lầm, lao vào tiến công đợt 2 (tháng 5.1968), đợt 3 (tháng 9.1968), đợt sau đuối hơn đợt trước, tổn thất sau đó cũng nặng hơn! Ai ở miền Nam cũng hiểu rõ, năm 1968 và 1969 là hai năm cực kì gay go của chúng tôi, gay go sang cả năm 1970 và năm 1971, đến năm 1972 mới hồi phục.Ợ Về mặt chính-trị, ông còn nói thêm: ỘNhững thất bại của chúng tôi rất nặng nề, các cơ sở mật và nửa bí mật được xây dựng công phu hàng mấy chục năm, cơ sở chính trị cũng như quân sự, đã bị tổn thất gần hết sạch, phải có nhiều thời gian để xây dựng lại.Ợ [TV nhấn mạnh] Như vậy, cứ theo ngay như chứng-từ của ông Bùi Tín thì sau Tết Mậu-thân, quân-đội CS cũng phải mất tới 5 năm mới phục-hồi được. Trong một cuốn sách huênh hoang in ra năm 1996, cuốn Gởi Người Đang Sống là một tập hợp của nhiều bài mà tác-giả viết qua thời-gian, tướng Trần Văn Trà cũng phải xác-nhận điều này: ỘSau Mậu thân, quân đội Mỹ và Thiệu có bị thiệt hại nhưng được bổ sung mọi mặt rất nhanh và còn được tăng trang bị và quân lính cao nhất bất cứ thời kỳ nào trong chiến tranh. Chiến lược Ổtìm và diệtỖ được thay bằng Ổquét và giữỖ với quân số đơn vị và vũ khí tăng cường như vậy, quân Mỹ phản công bằng quét rất mạnh đi đôi với bình định cấp tốc và thủ đoạn Ổphượng hoàng độc ácỖ đã đạt được những ưu thế rõ rệt trên chiến trường những năm 1969-1970... [Mãi đến] năm 1972, chúng tôi [mới] chủ động tấn công lại [được].Ợ [TV nhấn mạnh] Ngày mai, chúng ta sẽ xét xem trận Mậu-thân đã phá vỡ huyền-thoại Ộbách chiến bách thắngỢ của Quân-đội Nhân-dân Việt-nam như thế nào?

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.