Nga gây thắc mắc cho các đối tác tại Đông Á


2002.06.01

Lời giới thiệu: Việc Liên-bang Nga đang ngả về hướng liên-minh với Mỹ và các nước Tây-Âu, đặc-biệt là khối phòng thủ NATO, đang là một đề-tài được đề cập đến nhiều ở Nga trong lúc này. Điều này không khỏi làm cho một số nước Đông-Á, trong đó có Trung-quốc và Việt-nam, phân vân thắc mắc về những quan-hệ chiến-lược mà Nga đã xây dựng với mình trong quá-khứ. Bài của đặc-phái-viên Sergei Blagov ở Mátxcơva mới đánh về cho ta thấy những sự khúc mắc đằng sau đường hướng đối ngoại mới này của Nga... Trong những ngày gần đây, Điện Kremlanh đã thực hiện khá nhiều biện pháp quan trọng nhằm tăng cường quan hệ với Tây Phương. Tiếp theo chuyến đi thăm Mátxcơva của Tổng thống Mỹ George Bush vào ngày 24 tháng 5, và việc ký kết một hiệp định Mỹ-Nga về giải trừ vũ khí hạt nhân, Liên Bang Nga đã có một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 28 tháng 5 tại Rôma, Ý, để thành lập một Hội đồng NATO-Nga. Hai sự kiện nói trên hình như đang đưa ra một dấu hiệu về sự thay đổi khá đột xuất trong chiến lược đối ngoại của Nga - gây ra cho những đối tác tại Đông Á không ít thắc mắc. Trong quá trình thực hiện chính sách Ộhòa TâyỢ, Liên bang Nga đã có một số hành động mang tính chất hữu nghị đối với Hoa Kỳ và Tây phương, nhất là ủng hộ chiến dịch quốc tế chống bọn khủng bố tại Afghanistan, cho phép Hoa Kỳ có sự có mặt quân sự tại Trung Á cũng như việc đóng cửa căn cứ Cam Ranh tại Việt Nam. Những sự kiện nói trên cho thấy rằng Điện Kremlanh đã thất vọng với chính sách Ộthế giới đa cựcỢ (multipolar world) nhằm cố gắng hạn chế ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ. Mặt khác, khá nhiều nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, đã rất thích khẩu hiệu Ộthế giới đa cực.Ợ Suốt thập kỷ 1990, Hà Nội đã ủng hộ Nga trong việc phản đối sự bành trướng của khối NATO sang các nước Đông Âu. Nhưng sau khi Mátxcơva thay đổi chính sách và làm hòa với NATO, rõ ràng sự ủng hộ của Hà Nội đã tỏ ra là vô hiệu quả. Cho đến bây giờ Hà Nội chưa có bình luận về hiệp ước Nga-NATO. Năm 2001, Tổng thống Nga ông Vladimir Putin đã sang thăm chính thức Việt Nam - từ ngày 28 tháng 2 đến mồng 2 tháng 3 theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương. Vào ngày mồng 1 tháng 3, ông Putin và ông Lương đã ký Bản tuyên bố về hiệp tác chiến lược (Declaration on Strategic Partnership). Nhưng sau khi Nga đã tăng cường quan hệ với Tây Phương, chưa rõ cái gọi là Ộhiệp tác chiến lược Nga-ViệtỢ sẽ còn ý nghĩa ra làm sao. Trong những năm qua, Bắc Kinh cũng ủng hộ Nga trong việc phản đối sự bành trướng của khối NATO cũng như những kế hoạch Ộchiến tranh vũ trụỢ của Hoa Kỳ. Theo một hiệp ước Nga-Trung mà Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Giang Trạch-dân đã ký kết vào tháng 7 năm 2001, hai nước bắt đầu xây dựng quan hệ Ộđối tác chiến lượcỢ (strategic partnership). Nhưng tiếp theo vụ 9/11, Mátxcơva đã quyết định cho phép Hoa Kỳ có sự có mặt quân sự tại Trung Á - làm cho Bắc Kinh rất phiền hà và lo lắng. Sau khi Nga làm hòa với NATO, người phát ngôn BNG Trung Quốc đã hoan nghênh thông cáo Rôma. Vào ngày 30 tháng 5, Bắc Kinh đã có bình luận tích cực và ủng hộ Ộcải thiện quan hệ Nga-Mỹ,Ợ theo người phát ngôn BNG Bắc Kinh Khổng Toàn. Nhưng Bắc Kinh hình như vẫn có phần thắc mắc đối với những kế hoạch và ý đồ của Mátxcơva. Người ta hiểu rằng Bắc Kinh đang lo lắng là khối NATO có thể mở rộng đến tận biên giới Trung Quốc đặt Trung Hoa vào một thế cô lập. Tất nhiên, Điện Kremlanh vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Vào ngày 31 tháng 5, bộ trưởng quốc phòng Nga ông Sergei Ivanov bắt đầu một chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc. Theo một thông báo bộ quốc phòng Nga, ông Sergei Ivanov sẽ gặp Chủ tịch Giang Trạch-dân và thủ tướng Chu Dung-cơ nhằm thông tri kết quả của 2 cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ và Nga-NATO. Người ta dự kiến là ông Ivanov sẽ xác nhận rằng Nga vẫn sẵn sàng Ộphát triển hợp tác chính trị và quân sự với Trung Quốc.Ợ Nhưng khác với Việt Nam, Trung Quốc hiện đang có một số đòn bẩy ảnh hưởng. Chẳng hạn, qua tổ chức SCO Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng tại Trung Á. Vào ngày 7 tháng 6, Nga sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization, gọi tắt SCO), bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Trước đó, vào hai ngày mồng 4 mồng 5 tháng 6, tại thành phố Almaty, Kazakhstan, lãnh đạo của gần 30 nước Châu Á sẽ dự một hội nghị CICA (ỘConference on Interaction and Confidence Building Measures in AsiaỢ), nghĩa là một hội nghị nhằm đi tìm những biện pháp tương tác và gây tin tưởng hỗ tương ở châu Á. Người ta hiểu rằng Bắc Kinh sẽ dùng hai hội nghị nói trên để củng cố ảnh hưởng của mình tại Á Châu. Nhiều nhà chính trị Nga nhất trí rằng Liên Bang Nga nên phát triển quan hệ liên minh với Tây Phương. ỘNước Nga không có lựa chọn nào khác hơn là trở thành một bộ phận của nền văn minh Âu Châu-Đại Tây Dương,Ợ phó chủ tịch Đuma Quốc gia (hạ nghị viện Quốc hội Nga) ông Vladimir Lukin đã tuyên bố vào ngày 30 tháng 5 tại Mátxcơva. Trong những năm gần đây, Nga đã cố gắng thực hiện một chính sách Ộthế giới đa cựcỢ (multipolar world) bằng cách củng cố quan hệ với các nước như Trung Quốc, Iran, và các nước Á Châu khác, nhưng chính sách này chưa mang lại kết quả gì, ông Lukin nói. Vì vậy cho nên, Liên Bang Nga đang tập trung tăng cường quan hệ với Tây Phương. Khi phát biểu tại Rôma vào ngày 28 tháng 5, Tổng thống Putin hứa giữ cân đối tức là vừa liên minh với Tây Phương vừa phát triển quan hệ với Đông phương. Nhưng hiện nay chưa rõ liệu Điện Kremlanh sẽ có đầy đủ khả năng để thực hiện chính sách Ộgiữ cân đốiỢ nói trên không.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.