Thảm họa sập cầu Cần Thơ có thể tránh được nếu những cảnh báo được xem xét một cách nghiêm túc

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Thảm họa cầu Cần Thơ tính cho đến nay đã gây thiệt mạng cho hơn 40 người và gần trăm người khác bị thương. Thiệt hại vật chất lên đến hơn 40 tỷ đồng và để lại nhiều hậu quả không lường được.

CanThoBridgeCollapse150.jpg
Hôm 27-9-2007, nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm ít nhất 12 người vẫn còn bị mất tích sau vụ sập cầu Cần Thơ. AFP PHOTO>> Xem hình lớn hơn

Dư luận ngày hôm nay đã trở nên sôi động khi tờ Tuổi Trẻ đưa tin rằng một kỹ sư Nhật Bản từng gửi thư cho người có trách nhiệm với dự án xây dựng cầu Cần Thơ để cảnh báo những cự cố kỹ thuật có thể xảy ra vì nhà thầu không tuân thủ nghiêm nhặt những quy định trong khi thi công. Mặc Lâm có bài viết về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

Trong khi dư luận chưa hết bàng hoàng về những cái chết thương tâm của công nhân xây dựng cầu Cần Thơ và đang chuẩn bị làm ma chay cho những nạn nhân xấu số thì tờ báo Tiền Phong đăng lại buổi nói chuyện với Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Gia Nải, viện trưởng viện KH&CN thuộc bộ GTVT về những ý kiến của chuyên gia này nhận định nguyên nhân chính dẫn đến sự cố sập cầu Cần Thơ.

Tiến sĩ Đặng Gia Nải cho rằng vùng đất tại cây cầu Cần Thơ là vùng đất yếu nên khi dùng giàn giáo cố định thì phải gia tải để chống lún sau đó mới đổ bê tông nhằm ổn định tuyệt đối giàn giáo.

Theo lời Tiến sĩ Nải thì nhà thầu không chú ý đến những chi tiết kỹ thuật này dẫn đến sự cố sập cầu. Tiến sĩ Nải cũng cho rằng với khẩu độ nhịp dài như cầu Cần Thơ thì thường phải làm trụ tạm để phân khẩu độ nhịp đó ra.

Chúng tôi đem những lập luận của Tiến sĩ Đặng Gia Nải để hỏi kỹ sư Nguyễn Minh Quang hiện là chuyên viên tư vấn của công ty Stateson Engineers tại tiểu bang California. Kỹ sư Quang cho biết ý kiến của ông về vấn đề này:

“Theo tôi thấy thì có một số nghi vấn mà tôi vẫn còn thắc mắc. Cái thứ nhất ông giáo sư tiến sĩ Đặng Gia Nải cho biết rằng với khẩu độ của cầu Cần Thơ dài 90 thước thì phải làm trụ tạm để phân khẩu độ nhịp đó ra nhưng ở phía dưới thì tôi thấy một chi tiết là khoảng cách của hai trụ cầu ở cầu Cần Thơ thì chỉ có 40 thước mà thôi thành thử ra vấn đề làm trụ tạm ở chính giữa thì tôi nghĩ là không thành vấn đề.”

Theo tôi thấy thì có một số nghi vấn mà tôi vẫn còn thắc mắc. Cái thứ nhất ông giáo sư tiến sĩ Đặng Gia Nải cho biết rằng với khẩu độ của cầu Cần Thơ dài 90 thước thì phải làm trụ tạm để phân khẩu độ nhịp đó ra nhưng ở phía dưới thì tôi thấy một chi tiết là khoảng cách của hai trụ cầu ở cầu Cần Thơ thì chỉ có 40 thước mà thôi thành thử ra vấn đề làm trụ tạm ở chính giữa thì tôi nghĩ là không thành vấn đề.

Một cảnh báo khác có tính cách nghiêm trọng và cụ thể hơn đến từ một kỹ sư Nhật Bản tên Hiroshi Kudo, ông này là tư vấn giám sát cho công ty Nippon Koei là công ty liên doanh với Taisei Kajima để thầu xây dựng công trình cầu Cần Thơ.

Trong bức thư của mình gửi cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng, ông Hiroshi Kudo đã phân tích và đưa ra những lời cảnh báo như yêu cầu nhà thầu thiết kế lại trụ tạm cho nhịp dầm chính.

Yêu cầu nhà thầu kiểm tra lại kết cấu bởi hệ số an toàn của cầu rất thấp, cần phải gia thêm hệ số an toàn. Bức thư kiến nghị cũng đưa ra những cảnh báo về gió cũng như hệ số thử tải mà nhà thầu đưa ra không tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng của quốc tế.

Về những cảnh báo này, kỹ sư Nguyễn Minh Quang nhận xét như sau: "Tôi thấy những nhận xét của ông Hiroshi Kudo này rất là hợp lý và tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét này."

Dư luận cho rằng những cảnh báo của các chuyên gia nếu được xem xét một cách nghiêm túc thì thảm họa sập cầu Cần Thơ có thể tránh được. Trong khi Bộ Giao Thông Vận Tải hứa sẽ điều tra cặn kẽ thì người dân tại Xã Bình Minh vẫn còn bàng hoàng vì những mất mát quá lớn xảy ra cho ngôi làng nghèo khó của mình.