Việt Nam thận trọng về mức tăng trưởng kinh tế năm 2004

Bấm vào đây để nghe bản tin này

Rightclick to download this audio

Phạm ÐiềnViệt Nam lạc quan một cách thận trọng về mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2004. Trong lúc đó, giới đầu tư quốc tế cũng chưa cam kết thêm vì còn chờ Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO quyết định cho Việt Nam gia nhập vào năm 2005. Một số chi tiết từ tạp chí Viễn Đông Kinh Tế được Phạm Điền tóm tắt sau đây.

Các phân tích gia kinh tế cho hay trong năm qua, mức thu nhập do họat động xuất khẩu tại Việt Nam tăng vọt lên 19%, nhờ giá dầu hỏa, cùng các lọai hàng tiêu dùng khác tăng, số lượng xuất khẩu như quần áo, giày dép và thủy sản cũng gia tăng tạo thành quả sống động. Tuy nhiên, thành quả đó khó lòng tiếp diễn trong năm nay và triển vọng phát triển kỹ nghệ du lịch và mậu dịch của Việt Nam cũng bị không khí gây cấn đe dọa.

Theo các nhà kinh tế, triển vọng tăng trưởng cao hơn nữa của Việt Nam trong năm nay có thể bị cản trở vì nhiều vấn đề mới xuất hiện. Một trong các lý do chính lại là Việt Nam trông cậy vào thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ. Chẳng hạn việc xuất khẩu tôm. Việt Nam là một trong số 6 quốc gia xuất cảng tôm qua Mỹ đang các công ty tôm Hoa Kỳ kiện về tội bán phá giá, kết quả ra sao chưa ai biết, nhưng mức độ xuất khẩu tôm cũng bị giảm vì phài chờ vụ kiện ngã ngũ.

Về vấn đề này, tiến sĩ Đinh Sơn Hùng Viện Phó Viện Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: (audio clip)

Lãnh vực xuất khẩu quần áo cũng gặp trở ngại, các công ty Việt Nam và những công ty nước ngòai đầu tư vào các hãng xưởng còn tranh thủ điều chỉnh hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này vì Mỹ chỉ cho tăng ở tỉ lệ khiêm tốn từ 3% đến 7%. Các xưởng sản xuất tìm cách tiến vào thị trường Âu Châu, nhưng thị trường đó không có nhiều tiềm năng như Mỹ.

Ngòai những khó khăn đó ra, còn thêm việc các giới đầu tư nước ngòai có triển vọng nhảy vào Việt Nam nay chưa muốn cam kết trong lúc này. Họ chờ Việt Nam có được phép gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO vào đầu năm 2005 rồi mới tính. Tuy thế có điều may là Việt Nam đã thu hút đầu tư từ Trung Quốc và khuynh hướng này tiếp tục leo thang khi Trung Quốc còn phồn thịnh.

Khi được hỏi việc Việt Nam dự tình gia nhập WTO vào năm 2005 có tiến triển gì không, ông Đinh Sơn Hùng cho hay: (audio clip)

Các phân tích gia tuy dự kiến Việt Nam gặp một số khó khăn , nhưng cho hay sự bất định trong vấn đề mậu dịch và đầu tư cũng không làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế, cho rằng tỉ lệ tăng trưởng sẽ là 7 phẩy 2%. Giới lãnh đạo Việt Nam còn lạc quan hơn khi nghĩ rằng tỉ lệ đạt được sẽ là 8%. Hàng hóa bán lẻ có thể giữ được tỉ lệ 12% của năm ngóai hay hơn thế . Các công cuộc xây cất tấn phát vì ngân sách chi phí công gia tăng trong các dự án kiến thiết cơ sở hạ tầng.

Có điều Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và một số kinh tế gia Việt Nam lo ngại là các dự án đó không được cân nhắc đúng mức về khả năng tài chánh để thực hiện. Không những thế Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế còn lo sự mở rộng quá nhanh của các ngân hàng tín dụng, vượt giới hạn quản lý tín dụng, sẽ làm tăng các món nợ không đòi được.

Trong lãnh vực công nghiệp du lịch, sau lần hồi phục vì ảnh hưởng dịch bệnh SARS, Việt Nam kiếm được gần 1 tỉ 300 triệu đô la trong năm qua, dự đóan có thể tăng 25% số thu trong năm nay,. Hiện còn quá sớm để kết luận bênh dịch cúm gia cầm xảy ra đột ngột trong hai tháng chạp và tháng giêng có làm giảm số du khách đến Việt Nam hay không. Ông Klaus Rohland, giám đốc Ngân Hàng Thế Giới ở Việt Nam cho hay mọi người buồn bã khi dịch SARS xảy tới nhưng cuối cùng dịch đó cũng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.