Ðảng CSTQ đã suy yếu, nhưng vẫn giữ được quyền kiểm soát


2004.02.01

Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to download this audio

Arin Basu - Phạm Ðiền Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã suy yếu, tuy nhiên theo các chuyên viên về Trung Quốc thì Đảng vẫn giữ quyền kiểm soát. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vì sự yếu kém đó, chủ nghĩa cộng sản không còn giữ được sự đoàn kết như đã thực hiện trong quá khứ. Phóng viên Arin Basu ghi nhận nhận xét của giới chuyên viên trong cuộc hội nghị hôm 29 tháng Giêng tại Washington. Phạm Điền tóm tắt một số chi tiết sau.

Trong cuộc hội nghị về Tương Lai Cải Tổ Chính Trị ở Trung Quốc tại Cơ Quan Carnegie Hoạt Động cho Hòa Bình Quốc Tế hôm 29 tháng Giêng, giáo sư MacFarquhar, giảng dạy về Lịch Sử và Chính Trị Học ở đại học Harvard cho rằng cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiều Bình cố khử những điều ám chướng của chủ nghĩa Mao, giải phóng tư duy để cải tổ, mở cửa cho tư tưởng phương Tây. Hành động này đã làm yếu đi nhiều sự kiểm soát của họ trong xứ này, khiến cho đến nay, họ không còn thấy lý do để đoàn kết lại với nhau. Ông nói ngày nay đảng không còn uy quyền và niềm tin để điều hành một xứ kiểm soát lỏng lẻo đang trong tiến trình thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội tiến đến một tương lai bất định: (audio clip)

Thoạt đầu, vết nứt đã xảy ra qua cuộc tàn sát phe dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989. Hình ảnh các lãnh tụ sinh viên như Vương Đan, và Wuer Kaixi lục vấn Thủ Tướng Lý Bằng trên truyền hình công đã cho thấy uy tin và thẩm quyền của đảng đã mất. Sau đó, giới lãnh đạo chia rẽ vì 3 phương thức áp đặt tình trạng thiết quân luật. Ông MacFarquhar cũng nói rằng việc phải sử dụng lực lượng quân sự thô bạo ở Thiên An Môn cho thấy đảng không còn khả năng giải quyết bằng các giải pháp chính trị.

Ông nói thêm các hành động ở Quảng Trường Thiên An Môn là một bài học mà dân chúng Trung Quốc có thề chẳng bao giờ quên. Quả thật họ không quên.

Một thập niên sau đó sự hiện diện của một triệu tín đồ Pháp Luân Công vào tháng tư năm 1999 ngay trước ngưỡng cửa khu Trung Nam Hải khiến cho Bộ Công An rất đỗi ngạc nhiên và bị chấn động. Dùng điện thoại di động, mạng Internet, và truyền miệng, Pháp Luân Công đã chứng minh đảng Cộng sản thiếu khả năng kiểm soát toàn bộ xã hội

Ông Macfarquhar nói rằng sự thù hận và theo dõi các thành viên Pháp Luân Công kể từ đó rõ rệt hơn. Đảng CS có khả năng huy động phương tiện để chống những kẻ thù mà họ biế,có điều đối với một nước mênh mông như Trung Quốc, chính quyền không tài nào biết trước khi nào, ở đâu hoặc cái gì sẽ bùng nổ: (audio clip)

Tiếp lời GS MacFarquhar ông Cheng Li, giáo sư về công quyền của đại học Hamilton, New York cho rằng Trung Quốc đã chọn sự cải tiến thay vì cách mạng, tiến từ độc quyền cai trị kiếu Mao sang tập thể lãnh đạo.

Ông Li cho hay phương thức tập thể chỉ huy, dưới cái gọi là Thế Hệ Cầm Quyền Thứ Tư đã được định chế hoá,thỏa hiệp, thương lượng, chia quyền và thường xuyên tìm sự đồng thuận: (audio clip)

Ông Li còn nhận định rằng tuy không theo chế độ đa đảng, nhưng có hai nhóm liên hiệp tạo thế thăng bằng, đó là phía liên hiệp thành phần ưu tú do Giang Trạch Dân cầm đầu và liên minh đại chúng do Hồ Cẩm Đào lãnh đạo.

Ông nói đảng Cộng sản Trung Quốc không tồn tại vĩnh viễn vì những động lực xã hội gia tăng hoạt động trong tiến trình chính trị, và còn do việc phát triển các đinh chế trong nội bộ đảng dẫn tới sự thay đổi xa hơn nữa.

Bà Elizabeth Perry, giáo sư về công quyền tại đại học Harvard nhận định là các cuộc chống đối được lòng dân trong một Trung Quốc hiện đại rất nguy hiểm cho đảng Cộng sản. Bà cho là các cuộc chống đối đang xảy ra khắp nơi trong xứ vì vấn đề luật pháp, kinh tế, sự bất bình đẳng.

Bà Perry nói các cuộc chống đối gia tăng ở mức độ lớn và nghiêm trọng hơn, như nông dân chống thuế, thợ thuyền ở các thành phố chống sa thải, người về hưu bị các công ty quốc doanh quịt tiền hưu bổng. Nông dân trong các vùng nông thôn đã biết tổ chức và được chính trị hoá hơn trước

Không những thế, cán bộ địa phương ngày càng tham nhũng hơn vì có đến 80% cơ sở chính quyền không có tiền trả lương cho giới chức gây nênsự móc ngoặc với các tổ chức tội ác và đòi tiền dân chúng.

Nhà cầm quyền tuy còn kiểm soát phần lớn dân chúng và liệu lý dàn xếp được các sự bất mãn, nhưng bà Perry nhận định rằng thật là dại dột khi gác bỏ ý niệm cách mạng thay đổi Trung Quốc ngày nay. Lịch sử về thay đổi chính trị ở Trung Quốc hầu hết là kết quả của các cuộc nổi dậy đẫm máu. Bà Perry còn nhắc là những cuộc cách mạng là chủ nghĩa cộng sản đã xảy ra khắp Đông Âu và chia cắt Liên Xô.

Bà Perry nói: “Đảng Cộng sản có sự hiện diện nặng hơn trong lòng hạ tầng xã hội hơn thời cuối nhà Thanh hay giai đoạn Cộng Hòa, nhưng nếu các xu hướng xấu từ tổ chức tội zác, sự tham lam của các giới chức, các cuộc chống đối được lòng dân chúng lan rộng cùng với các sự cách mạng hào hùng còn tiếp túc tiến nhanh thì bà tin rằng các nỗ lực cải tổ chính trị vớ vẫn sẽ gặp rủi ro chúng sẽ bảo hộ hơn là chận đứng các hế quả rất khác với những gì mà giới lãnh đạo Bắc Kinh trông mong”.

Về điểm này, ông Mac Farhquhar nói: “Sự thay đổi chính trị thật sự chống lại sự chắp vá chỉ mang đến một chấn động khác cho chế độ. Rất may cho Trung Quốc chấn động đó có thề không nghiêm trọng như cuộc Cách Mạng Văn Hoá bởi vì giữa Mao và Đặng có sự bảo đảm rằng đảng mà họ truyền thừa yếu hơn nhiều so với đảng mà họ cùng xây dựng trước đây”.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.