Sistani có thể đồng ý trì hoãn chức bầu cử chính phủ tại Iraq

Bấm vào đây để nghe bản tin này

Rightclick to download this audio

Phạm Ðiền Kế hoạch lập chính phủ lâm thời qua cuộc bầu cử gián tiếp để điều hành Iraq sau ngày 30 tháng 6 do Hoa Kỳ đề nghị bị Đại Giáo Trưởng Sistani giáo phái Shiai chống đối mạnh. Nhưng gần đây, giáo trưởng Sistani tỏ ý có thể chấp nhận trì hoãn việc tổ chức bầu cử chính phủ chính thức thêm một thời gian.

Đại Giáo Trưởng Ali al Siatani của giáo phái Shiai, tức phe Hồi Giáo đa số của Iraq là một nhân vật có nhiều uy tín và thế lực . Khi biết Hoa Kỳ và Hội Đồng Cầm Quyền Iraq có kế hoạch tổ chức một chính phủ lâm thời Iraq, qua sự lựa chọn của 18 hội đồng đại diện địa phương, ông đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối.

Các cuộc biểu tình đông đến hàng chục ngàn người do ông kêu gọi đã biểu hiện sự chống đối đó, đòi phải bầu cử trực tiếp. Điều này khiến Hội Đồng Cầm Quyền Iraq cũng đổi ý , chống lại viêccác hội đổng địa phương chọn lựa thành phần chính phủ lâm thời.

Nhưng thời hạn từ nay cho đến ngày 30 tháng 6 là một thời gian qua ngắn để tổ chức bầu cử. Hoa Kỳ đã nhờ đến Liên Hiệp Quốc tiếp tay trong vấn đề này. Phái đòan của Liên Hiệp Quốc do Tổng Thứ Ký Kofi Annan cử sang Iraq điều nghiên tình hình tại chỗ cũng cho rằng việc tổ chức trực tiếp bầu chính phủ chính thức cho Iraq không thể thực hiện được trong thời gian quá ngắn ngủi.

Tòa Bạch Ốc loan tin đã nói chuyện với giới lãnh đạo Iraq về một số lựa chọn mới trong đó có việc để lại ở Iraq một chính phủ có tính cách đại diện, chuyển tiếp, trong khi chờ đợi các khuyến cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra. Washington cũng nhìn nhận phương thức chọn lựa qua hội đồng địa phương không thành. Tuyên bố trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, ông McClellan cho hay: “Chính phủ Bush đang tìm cách thay đổi kế hoạch để các hội đồng địa phương bầu chọn chính phủ lâm thời, bằng phương thức khác.”

Washington đã nhìn thấy thực tế có nhiều khó khăn nên cũng uyển chuyển. Một trong các sự mềm dẻo đó là việc thay thế người cẩm đầu cơ quan CIA ở Iraq, bằng một nhân vật khác được xem có nhiều kinh nghiệm hơn cả, để trông coi cơ quan tình báo đông đảo chưa từng có trong lịch sử tình báo CIA.

Chi tiết về các cuộc tuyển cử sẽ được Liên Hiệp Quốc loan báo vào tuần tới, trong đó có cả việc tổ chức bầu cử một chính phủ thực thụ, có thể tiến hành vào cuối hay đầu năm tới.

Trong lúc đi tìm những phương thức chính trị để giải quyết các bế tắc trong việc bầu cử chính phủ lâm thời, tình trạng an ninh của Iraq vẫn chưa có mòi ổn định. Hoa Kỳ tin tưởng lực lượng Hoa Kỳ khỏang 115.000 quân, thường xuyên bị phe nổi dậy tấn công sẽ còn phải duy trì sự hiện diện một thời gian dài sau khi chuyển chủ quyền lại cho người Iraq. Phát ngôn viên Di Rita của Ngũ Giác Đài tuyên bố: “Ông nói các giới chức Hoa Kỳ tin rằng Iraq sẽ muốn lực lượng Hoa Kỳ duy trì ở Iraq bao lâu còn cần thiết.”

Giáo trưởng Sistani dường như đã ý thức được tình trạng khó khăn trong việc tổ chức bầu cử trong lúc này. Sau khi tiếp xúc với sứ giả Brahimi của Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Sáu, ông Sistani đã tỏ ý rằng ông có thể chấp nhận trì hoãn cuộc bầu cử trực tiếp bầu chọn chính phủ chính thức, nếu chính phủ tạm thời chỉ có một thẩm quyền giới hạn.

Người ta hiểu ý ông Sistani khi ông tuyên bố định chế tạm thời đó không thể lấy những quyết định ảnh hưởng đến tương lai xứ sở . Những quỵết định như thế cần phải do chính phủ thực thụ được thành lập qua một cuộc bầu cử tự do.

Ông Hamid al Khaffaf một phụ tá cao cấp của ông Sistani có trụ sở ở LiBăng cho hay ông Sistani có thể loan báo lập trường chung quyết sau khi nhận được phúc trình của Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan .

Ông này còn cho hay một ý tưởng được cứu xét là trao quyền cho một cơ chế được chỉ định như Hội Đồng Cầm Quyền , nhưng chỉ có quyền hành giới hạn để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Trong lúc đó, có tin là ông Annan có thể gửi người cố vấn hàng đầu của ông là Lakhdar Brahimi trở lại Baghdad để giúp vào việc thành lập chính phủ lâm thời trong trường hợp giới lãnh đạo Iraq không thể đồng ý phương thức thực hiện điều này.