Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 dịch ra tiếng Việt có lẽ không dài tới 3,000 từ, nhưng đã là cả một công trình suy nghĩ, thương lượng của cộng đồng quốc tế vào thời điểm cuối thập niên 40 để đi tới được đồng thuận giữa những người có trách nhiệm soạn thảo, bàn cãi, biểu quyết để khai sinh ra nó. Câu hỏi mà nhiều người đến nay vẫn còn thắc mắc là tại sao hình thức "tuyên ngôn" đã được lựa chọn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải cùng nhau đi ngược dòng lịch sử, trở về với thời điểm mà bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền chào đờiMùa thu năm 1945, tiếng súng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhì đã ngưng nổ, nhưng nhân loại vẫn còn bị nỗi kinh hoàng của những cuộc tàn sát đẫm máu trong cuộc chiến này ám ảnh. Do đó dư luận khắp nơi đòi hỏi một mặt phải loại trừ chiến tranh và kiến tạo hòa bình, mặt khác phải ghi vào Hiến Chương Liên Hiệp Quốc vấn đề bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Tháng 6 năm 1945 tại Hội nghi Cựu Kim Sơn thành lập Liên Hiệp Quốc, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc được hội nghị thông qua có nêu lên vấn đề nhân quyền, và trù liệu những nguyên tắc để thực hiện nhân quyền. Theo đó, một trong những mục tiêu chính của Liên Hiệp Quốc là đạt tới sự hơp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội văn hóa, dồng thời phát huy, khuyến khích tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của con người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo. Tuy nhiên viêc thực hiện này lại gặp phải trở ngại ở ngay khâu chủ quyềụn quốc gia. Liên Hiệp Quốc phải tránh không can thiệp vào nội bộ các quốc gia, để cho các quốc gia tự quy định các thể thức tôn trọng nhân quyền và các tự do cơ bản của nhân dân mình, miễn là đường lối cai trị của các quốc gia ấy phù hợp với nhân đạo và công lý. Do đó, đa số các nước sáng lập viên Liên Hiệp Quốc chỉ muốn có một bản tuyên bố quốc tế về nhân quyền, và Hội đồng Kinh tế Xã hộâi của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ đưa ra những đề nghị và khuyến cáo soạn thảo Tuyên bố quốc tế ấy.Có ba quan điểm được nói tới liên hệ đến bản tuyên bố quốc tế về nhân quyền này. Quan điểm thứ nhất là soạn thảo một bản tuyên ngôn chỉ liệt kê những mục tiêu hay quy phạm đơn giản, thay vì ấn định những điều khoản pháp lý rườm rà với đầy đủ chi tiết. Quan điểm thứ hai là dự thảo một công uớc có giá trị như những hiệp ước quốc tế, ràng buộc các quốc gia ký kết bằng nghĩa vụ pháp lý, và quan điểm thứ ba là đưa ra một văn bản, đặt trọng tâm vào việc trù liệu các biện pháp áp dụng và những cơ chế quốc tế có khả năng thực thi để bảo đảm nhân quyền.Vì cả thế giới vào thời điểm đó chờ đợi Liên Hiệp Quốc có ngay một hành động mau lẹ, cụ thể, trên địa hạt nhân quyền, nên hình thức một tuyên ngôn tổng quát, gọn gàng dược ủng hộ mạnh mẽ. Hơn nữa muốn chọn hình thức công ước với những cơ chế pháp lý có khả năng bảo vệ hữu hiệu nhân quyền thì cần phải có nhiều thời giờ nghiên cứu và soạn thảo. Trước viễn tượng bị sa lầy trong những cuộc bàn cãi dông dài chung quanh những khái niệm trừu tượng về luậỉt học, xu hướng chọn hình thức tuyên ngôn đã thắng thế.Sự lựa chọn này tuy vậy, cũng chỉ mới giải quyết dược những khó khăn về mặt hình thức. Còn có một khó khăn khác nữa không kém phần gay go phải khắc phục, đó là cơ sở tinh thần của nhân quyền. Cho đến giữa thế kỷ 20, phương Tây có truyền thống dựa trên cơ sở thần quyền, như hai văn bản về nhân quyền nổi tiếng của Hoa Kỳ hồi 1776 và của Pháp hồi năm 1789 đã cho thấy. Nhưng thế chiến thứ hai đã đưa lên sân khấu chính trị quốc tế một tác nhân lịch sử mới, đó là phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô. Phe này không nhìn nhận thần quyền, bởi thế, muốn tìm được đồng thuận cần phải có thỏa hiệp, và sự thỏa hiệp này là sự nhìn nhận luật tự nhiên là cơ sở của nhân quyền. Nói cách khác, nguồn gốc nhân quyền ở thiên nhiên, chứ không phải hoàn toàn ở xã hội. Con người sinh ra đã mang sẵn những quyền làm người, không cần chờ được xã hội ban phát mới có. Và đây chính là điểm cơ bản cần phải thấu triệt, nếu muốn có tiêu chuẩn để xử lý những hành vi xâm phạm nhân quyền.Nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 gồm có hai phần, phần mở đầu và phần các điều khoản. Phần mở đầu khởi đi từ sự thừa nhận phẩm giá của tất cả mọi thành phần thuộc đại gia đình nhân loại, cùng những quyền bất khả hủy diệt của mỗi thành phần này, và coi đó làỉ căn bản của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Khinh miệt những quyền đó sẽ đưa đến những hành động dã man mà lương tri nhân loại không thể chấp nhận. Nguyện vọng cao cả nhất của con người là được sống trong một thế giới thành đạt trong đó con người có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và phát biểu ý kiến, được giải phóng khỏi nghèo đói và sợ hãi.Phần các điều khoản, tức là phần nội dung theo nghĩa hẹp, liệt kê và quy định các nhân quyền cụ thể sắp xếp theo sáu trọng điểm, và để tiện việc tóm lược, chúng ta có thể tạm chia thành 4 nhóm quyền. Nhóm thứ nhất từ điều 1 đến điều 17 liên quan đến những quyền cơ bản của con người tức là quyền sống, quyền không bị bắt làm nô lệ, không bị giam cầm nếu chưa được xét xử một cách công bằng, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền có tư cách pháp nhân có quốc tịch, quyền tị nạn, quyền tư hữu v.vẦ Nhóm thứ hai từ điều 18 đến điều 21 liên quan đến những quyền công dân như quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ý kiến và phát biểu ý kiến, quyền tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử và tham dự vào việc điều hành guồng máy hành chánh quốc gia. Nhóm thứ ba từ điều 22 đến điều 28 liên quan đến những quyền xã hội của con người như quyền được hưởng an sinh xã hội, quyền kinh tế, văn hóa để phát triển nhân cách, quyền được làm việc, được chọn lựa việc làm và được bảo vệ trong những điều kiện ổn định nhất chống thất nghiệp, quyền được hưởng lương bình đẳng với việc làm bình đẳng để mọi cá nhân cùng với gia đình được bảo đảm mọi tiện nghi an sinh xã hội. Ngoài ra còn có cả những quyền lý tưởng như quyền có một mức sống tối thiểu để hưởng các tiện nghi về sức khỏe, phúc lợi cho cá nhân và gia đình, quyền được hưởng giáo dục miễn phí. Mặt khác, mọi người cũng có bảo đảm được tham gia đời sống văn hóa nghệ thuật của cộng đồng. Nhóm thứ tư gồm có hai điều chót là điều 29 và điều 30 quy định nghĩa vụ phải chấp nhận những hạn chế theo luật định để bảo đảm quyền tự do cho người khác và để thỏa mãn các nhu cầu đạo đức, trật tự, công ích của một xã hội dân chủ.Theo khuyến cáo trong Lời Mở Đầu của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các nhân quyền ghi trong văn kiện này phải được một chế độ pháp trị bảo vệ, để tránh cho con người không bị đẩy tới thế cùng phải nổi loạn như là biện pháp tự vệ tối hậu chống lại bạo quyền.Nói tóm lại bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là bước đầu để thể hiện nguyện vọng tha thiết của nhân loại vào thời điểm giữa thế kỷ XX muốn thấy nhân quyền được thật sụ xác lập và tôn trọng. Bước thứ hai tiếp theo là hai Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa và các quyền dân sự chính trị của con người.Nhìn lại 50 năm qua, tuy tệ nạn khinh miệt nhân quyền vẫn còn tác hại gây ra đủ loại đau khổ cho loài người, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền với sự trợ lực của hai Công ước quốc tế về nhân quyền đã tạo ra được một đà tiến bộ đáng kể mở đường cho một nền văn hóa nhân quyền đang thành hình trước ngưỡng cửa thế kỷ thứ XXI.THIÊN TRUNG