Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to download this audio
Gia MinhTình hình tại vùng Tây Nguyên hiện nay lại nóng lên về tin người dân tộc thiểu số biểu tình vào dịp cuối tuần qua tại hai tỉnh Dak Lak và Gia Lai. Người phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nam, ông Lê Dũng, hôm thứ hai lên tiếng công nhận có bất ổn tại hai tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên là Dak Lak và Gia Lai.
Trong trả lời báo chí quốc tế ông Lê Dũng nói là trong mấy ngày qua, một số phần tử mà theo nguyên văn lời ông là quá khích tại một vài địa phương thuộc các tỉnh Dak Lak và Gia Lai, với sự xúi giục từ bên ngoài, đã có hành động gây rồi trật tự công cọng, thậm chí chống lại người thi hành công vụ, phá họai công trình phúc lợi và tài sản ở một số xã. Cũng theo lời ông thì chính quyền địa phương đã có biện pháp ổn định tình hình và sinh họat tại những nơi bất ổn trở lại bình thường.
Related Stories- Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm đến những biến động ở Tây Nguyên- Truyền thông quốc tế đồng lọat đưa tin về các vụ biểu tình ở Tây Nguyên - Hàng trăm người biểu tình tố cáo tín đồ Thiên chúa người Thượng bị giết tại Việt Nam - Quốc tế yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc phong tỏa vùng Tây Nguyên - Dư luận quan tâm đến số phận hàng ngàn người Thượng chạy trốn sang Kampuchia - Hà Nội xác nhận đã xảy ra các cuộc xáo trộn tại Cao Nguyên Trung phần - Cuộc biểu tình của người Thượng Tây Nguyên gặp phải phản ứng khốc liệt của chính quyền- Ðồng bào Thượng Tây Nguyên biểu tình đụng độ với công an, bộ đội- Phnom Penh chỉ trích Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ giúp người Thượng VN chạy qua Kampuchea
Một người dân tại tỉnh Dak Lak cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết là có nghe về tình hình đó: "Ở trên tỉnh thì có nghe như thế." (audio clip)
Theo các báo cáo chưa được kiểm chứng thì hồi cuối tuần qua nhân dịp lễ Phục Sinh là lễ trọng của nhiều người theo Thiên Chúa Giáo, một số người dân tộc tại hai tỉnh Dak Lak và Gia Lai đứng lên kêu gọi nhà nước tôn trọng quyền theo đạo của họ. Riêng tại thành phố Buôn Mê Thuột thì những người biểu tình kéo về cơ quan hành chính của tỉnh để trình bày yêu sách của họ.
Và cũng theo những nguồn tin ban đầu chưa được kiểm chứng thì những người dân tộc biểu tình tại thành phố Buôn Mê Thuột có đụng độ với lực lượng công lực mặc đồng phục và thường phục khiến một số người thuộc cả hai phía bị thương. Theo tin của hãng AFP loan hôm chủ nhật thì một bác sĩ tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh nói là chừng 40 công an và bộ đội phải vào viện để băng bó các vết thương do gạch đá, gậy gộc gây nên. Cảnh sát thì nói hôm thứ bảy họ bắt giữ hằng chục người dân tộc và có mấy chục người bị thương.
Cho đến lúc này thì chưa có nguồn tin nào có thể xác định được số người bị thương, mức độ bị thương và lượng người tham gia vào các nhóm đứng lên đòi tự do tôn giáo lần này tại hai tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời gian có những xáo trộn xảy ra tại đó, báo giới nước ngoài và những người ngọai quốc và cả phái đoàn ngọai giao của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đều không được phép đến vùng Tây Nguyên. Một chuyến xe chở các viên chức sứ quán Hoa Kỳ đến thành phố Buôn Mê Thuột hôm thứ bảy bị ngăn không cho đến đó.
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Raymond Bughardt lên tiếng nói nếu Hà Nội không cho ai đến khu vực đó vào lúc này, đương nhiên sẽ làm cho nhiều người nghĩ đến một tình huống xấu nhất đang xảy ra tại đó.
Điều này cũng được một đại diện của tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York chia xẻ, và lên tiếng kêu gọi Hà Nội hãy minh bạch vấn đề. (audio clip)
Đại ý người này cho biết có nhận báo cáo nói là nhiều người dân tội bị bắt và bị thương trong những vụ biểu tình ở Dak Lak, và những cuộc đứng lên nhỏ ở Gia Lai.
Sáng Hội Người Thượng có trụ sở tại bang North Carolina, một tổ chức chuyên đấu tranh cho quyền lợi của người dân tộc Tây Nguyên cũng cho biết họ nhận được nhiều thông tin về tình hình đang diễn ra ở quê nhà và đang cố gắng liên lạc với những đồng hương của họ để xác định tình hình. Ông Ksor, đại diện cho Sáng Hội phát biểu với Đài Á Châu Tự Do: (audio clip)
Biện pháp của Hà Nội phong tỏa khu vực đối với giới truyền thông và ngọai giao quốc tế đến khu vực Tây Nguyên cũng gây quan ngại cho các tổ chức quốc tế về tình hình những người đấu tranh cho quyền của họ tại đó. Đại diện của Human Rights Watch, phát biểu: (audio clip)
Human Rights Watch quan ngại về những diễn tiến đang xảy ra tại vùng Tây Nguyên và kêu gọi Hà Nội hãy để những quan sát viên độc lập đến tại khu vực xem xét tình hình.
Ngay hôm chủ nhật, ngọai truởng Italia, ông Franco Frattini và chủ tịch Ủy Hội Âu Châu, Romano Prodi cũng lên tiếng kêu gọi Hà Nội hãy để cho các tổ chức quan sát quốc tế đến vùng Tây Nguyên. Đảng có tên Transnational Radical Party tại Italia hôm thứ hai cũng ra thông cáo lặp lại yêu cầu của hai quan chức Châu Âu vừa nêu, đồng thời có thêm kêu gọi những tổ chức Phi chính phủ đang họat động tại Việt Nam ra tay hành động và kêu gọi Hà Nội mở cửa vùng Tây nguyên để công khai tình thế.
Tại xứ láng giềng Kampuchia thì cảnh sát nước này cho hay họ tăng cường kiểm sóat dọc theo biên giới với Việt Nam. Lý do là họ quan ngại sẽ có nhiều người dân tộc tại vùng Tây nguyên Việt Nam sẽ lại tìm đường trốn sang Xứ Chùa Tháp để xin tỵ nạn.
Cũng vào ngày thứ hai, người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchia, ông Nikola Mihajlovic, cho biết là từ tháng giêng cho đến nay có 74 người dân tộc Tây Nguyên Việt Nam, trong đó chủ yếu là nam giới, cùng một số phụ nữ, trẻ em, tìm cách sang được Xứ Chùa Tháp và đến Cao Ủy xin tỵ nạn.
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok cũng lên tiếng nói là họ sẽ theo dõi sát tình hình tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra cảnh giác với công dân Mỹ không nên đến Dak Lak và Gia Lai vào lúc này.
Xin phép được nhắc lại, tình hình bất ổn tại vùng Tây Nguyên bột phát hồi tháng hai năm 2001. Lúc đó hằng ngàn người dân tộc đứng lên đòi hỏi quyền tự do theo những giáo phái Tin Lành mà họ đã tin, cũng như đòi lại đất đai mà họ cho là bị chiếm dụng.
Nhà Nước đã cử thêm quân đội lên giữ an ninh tại đó. Nhà Nước cũng tìm một số cách cải thiện tình hình bằng cách đổ tiền đầu tư tại Tây Nguyên. Chỉ mới tuần qua, Ngân hàng Trung Ương Việt Nam ký hiệp định vay 20 triệu đô la Mỹ của Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB) với mục đích giúp cải thiện dịch vụ y tế tại vùng Tây Nguyên.
Tuy vậy, như Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc vừa cho hay thì số người dân tộc Tây Nguyên tìm cách trốn sang Kampuchia để xin quy chế tỵ nạn với tổ chức này vẫn còn. Lý do là bị đàn áp về tự do tín nguỡng cũng như không có đất đai canh tác.
Trong thực tế thì hiện nay vẫn còn một số giáo phái Tin Lành không được Hà Nội công nhận và cho phép họat động tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam.