Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to download this audio
Phạm ĐiềnHoa Kỳ đã chuyển chủ quyền Iraq lại cho chính phủ lâm thời Iraq, hai ngày trước hạn kỳ dự liệu 30 tháng 6. Cuộc chuyển quyền lịch sử này được phần lớn các nước trên thế giới tán thưởng, chính phủ Allawi được ủng hộ, nhưng nay gánh nặng an ninh nằm trên vai ông. Ông Allawi cần thắng về an ninh và cần tạo lòng tin đối với người dân Iraq.
Một cách bất ngờ vị lãnh đạo hành chánh của Hoa Kỳ tại Iraq là ông Paul Bremer cùng nhóm tham mưu của ông đã chính thức chuyển quyền cho nội các Iyad Allawi vào hai ngày trước kỳ hạn, vào hôm thứ hai 28 tháng 6.
Tại Washington, Tổng Thống George W. Bush tuyên bố: "Chủ quyền đất nước gắn bó với người dân Iraq và là khích lệ cho giới lãnh đạo Iraq. Hôm nay cũng là ngày hãnh diện vì có thêm thành quả cho các thành viên trong liên quân, đạ hứa chấm dứt chế độ nguy hiểm để giải phóng áp chế và phục hồi chủ quyền. Hoa Kỳ đã giữ lời."
Thủ tướng Anh Tony Blair cũng tuyên bố: “Hôm nay đành dấu một ngày quan trọng , cuộc hành trình của ngưởi dân Iraq hướng tới tương lai mà trong đó dân chủ thay thế độc tài, tự do thay cho sự áp bức”
Nhiều quốc gia tán thưởng việc chuyển quyền, ngay cả những xứ Ả Rập Hồi Giáo và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ngỏ lời chào mừng Iraq trở về với gia đình của những quốc gia có chủ quyền.
Nhưng điều này cũng có nghĩa là từ ngày 28 tháng 6 trở đi Thủ Tướng Iyad Allawi sẽ phải gánh nặng các khó khăn chồng chất trên hai vai, từ mặt an ninh đến những phương diện khác, mặc dầu chính phủ lâm thời trên lý thuyết chỉ cầm quyền có 7 tháng cho đến khi tổ chức xong các cuộc bầu cử có thể là vào đầu năm tới.
Điều đó cũng có nghĩa là phe nỗi dậy, thành phần còn trung thành với chế độ bị lật đổ Saddam Hussein cùng với các tổ chức Hồi Giáo cực đoan chuyên chế bom tấn công nay lại nhắm vào ông Allawi làm mục tiêu.
Ông Iyad Allawi chưa có thời giờ để thuyết phục người dân Iraq tin tưởng. Đối với phần lớn dân Iraq, ông còn là một kẻ lạ mặt, chưa có cơ sở quần chúng. Ông là một lãnh tụ chống chế độ Saddam Hussein được xem có liên quan rất mật thiết với tình báo Hoa Kỳ CIA, đã sống 30 năm lưu vong nước ngoài hiện thời đã trở thành một chính khách.
Liệu ông Allawi, 58 tuổi, con người xa lạ với đa số dân chúng Iraq có khả năng thực hiện 2 sứ mạng đã nhận hay không đó là thắng được sự chấp nhận và hợp tác của người dân Iraq và đánh bại các nhóm nổi dậy xảo quyệt và nhiều thủ đọan tàn bạo hay không.
Tướng Mark Kimmit tư lệnh phó hành quân của Hoa Kỳ phát biểu rằng nói một cách thẳng thắn thì mọi người có thể thấy bạo động hơn nữa trong những ngày tới vì quân khủng bố và phe trung thành với chế độc cũ có thể thử sức chính quyền này.
Tướng Kimmi tuyên bố: “Chúng ta có thể thấy có nhiều cuộc bạo động hơn khi mà bọn khủng bố và thành phần trung thành với chế độ cũ muốn thử sức tân chính phủ Allawi trong các ngày hay tuần lễ tới, chúng ta biết họ sẽ thắng những thử thách này."
Có thể đã ý thức rõ rệt về gánh nặng trên vai và những gì cần ưu tiên đối phó, ông Iyad Allawi ngay từ đầu tháng 6 khi được tín nhiệm vào trong chức Thủ Tướng đã nhiều lần cho thấy sức mạnh và quyết tâm của mình khi xuất hiện trước quần chúng. Khi được báo chí hỏi điều gì ông Allawi sẽ làm đầu tiên thì ông tuyên bố với một giọng chắc nịch rằng chính phủ của ông sẽ làm hết cách để bảo đảm cho sự an toàn của người dân, và an ninh của đất nước.
Đương nhiên đó là mối quan tâm nhất của chính phủ Allawi trong lúc này, còn quá sớm để biết ông Allawi có đáp ứng được nguyện vọng đó không. Những cuộc bạo động tấn công bằng bom ở nhiều nơi trong ngày Thứ Năm tuần trước gây tình trạng hỗn lọan, hốt hoảng do những nhóm nổi dậy trên các thành phố Iraq thực hiện, cùng các cuộc đánh bom tự sát liên tiếp làm hơn 100 người thiệt mạng cho thấy để đảm bảo an ninh cho Iraq, lực lượng an ninh đương đầu với phe phá họai cần phải là lực lượng mạnh.
Hiện thời để đối phó với các lực lương phá họai đó, ông Allawi chỉ có khoảng 100.000 cảnh sát viên và các lực lượng an ninh khác, phần lớn chưa được huấn kuyện đầy đủ. Và như thế lực lượng liên quân tổng cộng 150.000 người của Mỹ và các nước khác sẽ còn duy trì trách nhiệm về an ninh.
Tháng 5 năm ngóai, ông Paul Bremer, người lãnh đạo hành chánh Hoa Kỳ tại Iraq đã buộc 400.000 binh sĩ từng phục vụ dưới thời Saddam Hussein giải tán. Ông Allawi là người đã chống lại việc giải tán này vì theo ông hành động đó khiến nhiều sĩ quan cấp thấp và những nhân viên không tác chiến khác chạy theo phe nổi dậy. Để lấy lòng thành phần này, hôm thứ hai, ông Allawi khuyến dụ sẽ phục hồi nhân vị cho quân nhân, duy trì họ trong các công tác dân sự hoặc cho họ về hưu một cách vinh dự .
Có bằng chứng khá rõ rằng phe cựu đảng viên đảng Baath nổi dậy là các thành phần biết sử dụng súng ống và tạc đạn đã họat động chặt chẽ với phe dân quân Hồi Giáo là các nhóm sử dụng bom tự sát bom xe để tấn công, và có thể chúng tìm cách mở các cuộc tấn công trong tương lai để phá họai các cuộc bầu cử, làm giảm uy tín của ông Allawi.
Theo ông Jon Alterman thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược ở Washington thì để thành công, ông Allawi phải sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ mà không cho thấy như là bù nhìn của người Mỹ. Người dân Iraq muốn ông Allawi cứng cỏi đối với chính quyền Mỹ khi bênh vực quyền lợi Mỹ, trong lúc lấy được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ từ kỹ thuật, tài chánh, quân sự và tin tức tình báo.