Bắc Kinh lo người dân Hồng Kông sẽ biểu tình nhân ngày 1/7


2004.07.01

Đỗ Hiếu Hồi đầu tháng 7 năm ngoái, trên nửa triệu dân Hồng Kông đã rầm rộ xuống đường đòi hỏi tự do, dân chủ. Sự kiện này gây chú ý đặc biệt của dư luận khắp nơi trên thếbgiới và khiến Bắc Kinh phải quan tâm, đồng thời tìm đủ mọi cách ngăn cản những cuộc tập họp tương tự.

Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to download this audio

Related Stories - Hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ - Hơn ½ triệu người Hồng Kông biểu tình đòi Bắc Kinh cải tổ chính trị

Vào lúc sắp đến ngày kỷ niệm một năm diễn ra cuộc xuống đường chưa từng có trong lịch sử Hồng Kông, nhà nước Trung Quốc đang chuẩn bị đối phó với những điều bất ngờ có thể xảy ra tại đây.

Sau đợt biểu tình rầm rộ có sự hưởng ứng của hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông để phản đối các biện pháp khắc khe nhằm hạn chế quyền tự do, dân chủ, nhà nuớc Trung Quốc đã cho áp dụng ngay một số quy định, nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, và tạo một cuộc sống thoải mải hơn cho cư dân địa phương.

Nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng thi hành một số biện pháp cứng rắn khác, hầu thu hẹp những quyền căn bản của dân chúng Hồng Kông, để ngăn chặn những hoạt động chống đối công khai khiến Trung Quốc lâm vào thế khó xử.

Kể từ khi chủ quyền Hồng Kông được vương quốc Anh trao trả cho Hoa Lục vào năm 1997 đến nay, sinh hoạt kinh tế của đặc khu hành chánh này ngày càng suy trầm, đời sống dân chúng khó khăn, chật vật hơn trước tức là lúc còn trực thuộc liên hiệp Anh.

Về phương diện chính trị, lời cam kết của Bắc Kinh cho Hồng Kông được hưởng những quyền tự do, dân chủ rộng rải qua, chính sách một quốc gia hai hệ thống được giới quan sát thời cuộc xem đó là những lời hứa hẹn suông.

Cụ thể là nhà nước Trung Quốc đã từng bước khép chặt mọi quyền lợi chính trị căn bản của dân chúng Hồng Kông, từ việc chỉ định quan chức cầm đầu đặc khu hành chánh này, cộng với sự lựa chọn phần đông các đại biểu trong hội đồng lập pháp Hồng Kông và kế đó là việc ban hành luật chống nổi loạn.

Các cuộc vận động của chính giới Hồng Kông nhằm đòi hỏi Trung Quốc cho áp dụng quyền phổ thông đầu phiếu vào năm 2007 đều vô hiệu, có nghĩa là Bắc Kinh vẫn muốn tự mình đề cử và bổ nhiệm nhân vật lãnh đạo Hồng Kông như họ đã từng làm khi đặt để ông Đổng Kiến Hoa vào vị trí này hồi năm 1997.

Hơn nửa, Trung Quốc thường cáo buộc các nhân vật đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông, như ông Martin Lee chẳng hạn là kẻ bán nước và phản bội đồng bào của mình.

Một nhà ngoại giao Tây Phương làm việc tại Hoa Lục và thường lưu tâm đến các đường lối chính trị mà Hoa Lục áp dụng đối với Hồng Kông đã nhấn mạnh rằng, cấp lãnh đạo Trung Hoa không muốn xảy ra những sự bất ngờ gây bất lợi cho họ như đợt biểu tình sôi nổi hồi năm ngoái. Nhà ngoại giao này tiên đoán là Bắc Kinh sẽ ngăn chặn bằng mọi cách, vì có tin cho hay, dân chúng Hồng Kông có thể lại xuống đường rầm rộ vào những ngày đầu tháng bảy sắp tới.

Bên cạnh các biện pháp đề phòng phong trào đấu tranh cho dân chủ bộc phát mạnh mẽ, nhà nước Hoa Lục cũng đề ra nhiều biện pháp cải tổ kinh tế, nhằm nâng cao mức sống dân chúng Hồng Kông. Bắc Kinh thông báo quyết định ban hành một thỏa ước tự do mậu dịch, đồng thời cắt giảm thuế đánh trên hàng hoá trao đổi giữa Hoa Lục với Hồng Kông, và dự tính xây dựng chiếc cầu nối liền Hồng Kông với một vài tỉnh thành trù phú bên lục địa.

Theo một số nhân vật đấu tranh vì dân chủ tại Hồng Kông, thì sở dĩ Bắc Kinh tỏ sẽ dấu diệu trong thời gian gần đây, vì họ e ngại dân chúng Hồng Kông sẽ biểu tình rầm rộ như hồi năm ngoái, đây là một vấn đền nan giải đối lãnh đạo Hoa Lục, vì họ không biết phải ứng phó thế nào cho hợp tình, hợp lý.

Qua câu chuyện trao đổi với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi bà Xu Wang một nhân vật đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông nhấn mạnh rằng: “Nguyện vọng của người dân Hồng Kông được sống dân chủ tự do là điều hết sức chính đáng, vì thế họ nhất định đòi cho bằng được, và dĩ nhiên là yêu cầu đó phải chứng tỏ cho Bắc Kinh rõ qua những cuộc biểu tình quy mô. Vấn đề Hồng Kông vẫn là một bài toán hóc búa đối với lãnh đạo Hoa Lục và có lẽ họ sẽ phải dùng sức mạnh để trấn áp đòi hỏi thiết thực của người dân Hồng Kông.”

Theo phong trào đấu tranh vì dân chủ thì vào ngày thứ năm mồng một tháng 7 tới, số người tham gia biểu tình, nhân kỷ niệm bảy năm ngày Hồng Kông được Anh Quốc giao hoàn Hoa Lục sẽ lên tới 300 ngàn người.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.