Lời giới thiệu: Mặc dù không thành công trong việc kêu gọi Trung Quốc ký tên vào bản quy định hành xử để giải quyết tranh chấp ở vùng Trường Sa, nhưng các nước nằm trong ASEAN và 3 quốc gia đối thoại trong vùng là Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản cũng đạt được một số thỏa thuận rất đáng kể. Biện tập viên Võ Thị Xuân Hương của chúng tôi sẽ ghi nhận các thành quả sau Hội Nghị Cấp Cao Bán Chính Thức của ASEAN vừa kết thúc ở Manila hôm chủ nhật vừa qua, trong bài viết sau đây:Có thể nói một cách tổng quát là các nước Đông Á đã đạt được những bước tiến rất đáng kể, để tiến tới việc thành hình một khối kết hợp chặt chẽ về kinh tế, chính trị và an ninh, khi tất cả 10 nước hội viên của ASEAN và 3 quốc gia đối thoại trong vùng là Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản đồng ý đẩy mạnh hợp tác, và mở rộng tầm hoạt động, mời thêm một vài quốc gia ở khu vực Bắc Á tham gia.Sau 2 ngày thảo luận, các vị nguyên thủ của 13 nước đồng ý sẽ gặp nhau hàng năm, và sẽ chỉ thị cho các vị ngoại trưởng và các viên chức liên hệ phải thực hiện những đề án được thông qua ở Hội Nghị Cấp Cao Bán Chính Thức lần này. Các đề án này sẽ bao gồm nhiều lãnh vực, từ kinh tế, tiền tệ, tài chánh, cho đến vấn đề hợp tác huấn luyện nhân sự, mở các cuộc nghiên cứu chung và trao đổi tin tức trong lãnh vực tin học, khoa học, và quan trọng hơn cả là thảo luận các vấn đề liên hệ đến chính trị cũng như an ninh.Các đề án được đưa ra trước hết, cho thấy là những quốc gia trong vùng Đông Nam Á tin tưởng đã vượt qua được các khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên, và kế đến, là tán thành ý kiến thành hình một khối về kinh tế, chính trị và an ninh. Dĩ nhiên việc thành hình khối này đòi hỏi phải mất thêm nhiều thời gian nữa, nhưng rõ ràng, đây là mục tiêu mà tất cả 13 quốc gia có mặt ở Manila đều muốn nhắm tới. Ngay Tổng thống Joseph Estrada của Philippines cũng nói là phải mất 2 hay 3 thập niên nữa mới có thể đạt được những gì mà các quốc gia đã bàn thảo. Tuy nhiên, ông tuyên bố là với quyết tâm và với tất cả mọi cố gắng, chắc chắn những điều được nói tới trong hội nghị sẽ thành hình. Vẫn theo lời ông, việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các quốc gia phó hội năm nay sẽ đưa đến việc hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác bảo vệ hoà bình và an ninh cho khu vực. Bên cạnh kế hoạch dài hạn cần phải thực hiện này, các nước cũng đồng ý với nhau về một số điều có thể thực hiện được ngay trước mắt, chẳng hạn như ủng hộ ông Eisuke Sakakibata, cựu thứ trưởng tài chánh Nhật Bản làm Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thay thế cho ông Michel Camdessus, sẽ nghỉ việc vào đầu năm tới.Điều đáng chú ý là các nước lên tiếng ủng hộ ông Sakakibata, trong khi chính phủ Nhật Bản vẫn chưa chính thức loan báo sẽ đưa ông này ra tranh cử. Một số nhà phân tích cho rằng điều này chứng tỏ dù chưa chính thức thành hình, nhưng khối ỘĐông Á Tương LaiỢ đã muốn gây dựng thanh thế trên bàn cờ chính trị thế giới ngay trong lúc này. Chính ông Sadaaki Numata, người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản cũng nói với ngụ ý là việc hội nghị ủng hộ ông Sakakibata phải hiểu là ghế Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế không phải lúc nào cũng được dành cho Châu Âu, vì bây giờ, tình huống đã khác.