Những Bước Nhảy Vọt của Nhân Quyền Trước Thềm Tkỷ Mới

Lời giới thiệu: Thế kỷ XXI đã được dự báo như một thời đại mở đường cho một kỷ nguyên dân chủ nhân quyền. Do đâu mà nhân loại đặỉt hy vọng vào thế kỷ mới như vậy? Nhân ngày lễ chót của thế kỷ XX để kỷ niệm việc ban hành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, Đài Á Châu Tự Do yêu cầu chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đăt tại thủ đô Paris của nước Pháp, Luật sư Trần Thanh Hiệp, nguyên luật sư các Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn và Paris, tổng kết những tiến triển của nhân quyền trong suốt thế kỷ XX. Qua 4 bài viết, luật sư Hiệp sẽ kiểm điểm những bước phát triển mới nhất của nhân quyền vào những năm cuối cùng của thế kỷ và sau đó nhận diện ba đời nhân quyền đã xuất hiện trải qua hai thế kỷ vừa qua để hình thành cho thế kỷ sắp tới một nền văn minh nhân quyền. Sau đây là bài thứ nhất trong loạt bài này dưới nhan đề ỘBước tiến nhảy vọt của nhân quyền trước thềm thế kỷ mớiỢ.Nếu lấy Nhã Điển, La Mã làm điểm xuất phát cả về thời gian lẫn về không gian thì nhân quyền có mọât lịch sử dài trên 2000 năm. Mặc dù có tuổi thọ rất cao như vậy, nhân quyền đã không phát triển theo đường thẳng mà theo đường vòng, đi quanh co lúc tiến lúc lùi. Nhiều dấu mốc trên con đường biến chuyển dài hơn hai mươi thế kỷ ấy đã giúp cho hậu thế ghi lại được quá trình hình thành và tăng trưởng của nhân quyền và nhất là quán triệt được ý nghĩa hiện đại của khái niệm này.Nền dân chủ cổ điển thời Hy La, tuy vẫn còn nhiều hạn chế, đã tạo cho nhân quyền một đà tiến hùng mạnh khởi đi từ một giác ngộ sâu sắc về con người, một sinh vật đặc biệt khi ra đời đã mang trong nó những quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng, không thể tiêu diệt. Lẽ ra, truyền thống cao đẹp này đã có thể đưa nhân quyền đi rất xa trên con đường tiến hóa nếu đà tiến ấy không bị chặn đứng vì Đế quốc La Mã sụp đổ. Mãi cho đến đầu thế kỷ XII, với bản Đại Hiến Chương 1215 (Great Charter 1215) mà vua King John của nước Anh phải ban hành để hạn chế bớt quyền chuyên chế của mình, nhân quyền dường như đã thức tỉnh sau giấc ngủ dài trong đêm Trung cổ. Rồi từ đó liên tiếp giành thêm được những thắng lợi mới, với các bản văn tiêu biểu như Thỉnh Nguyện Thư Dân Quyền 1628(Petition of Rights 1628), Luật Bảo Thân 1679 (Habeas Corpus 1679), Điều Lệ Dân Quyền 1689 (Bill of Rights 1689) của nước Anh, các bản Pháp Án về Dân Quyền, Nhân Quyền (Bill of Rights), Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 (Declaration of Independence) của nước Mỹ, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân quyền 1789 (Déclaration des Droits de lỖHomme et du Citoyen 1789) của nước Pháp v.vẦ. Hai cuộc cách mạng tư sản dân quyền nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII tại Mỹ và Pháp đã phục hồi địa vị cho con người trước đồng loại và nhất là trước những kẻ cầm quyền. Người ta coi thời điểm cuối thế kỷ XVIII là sự đột xuất của nhân quyền sau gần hai mươi thế kỷ bị chìm ngạâp trong bóng tối.Những gì đã xảy ra trong địa hạt nhân quyền suốt hai thế kỷ XIX và XX cho thấy là nhân quyền nay đã được xác lập một cách vững chắc và tới hậu bán thế kỷ XX thì nhân quyền đã đạt được những bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy kể từ cổ đại đến nay.Trước hết là bước nhảy vọt về bản chất. Thời cổ đại, nhân quyền tuy đuợc coi là quyền tự nhiên của con người nhưng vẫn còn phải quy chiếu vào thần quyền, vào sự suy luận chủ quan của những triết gia. Thời hiện đại, chỉ trong vòng hơn 50 năm cuối cùng của thế kỷ XX, những quyền còn mang nhiều mầu săc chủ quan ấy đã được đưa lên hàng những quyền khách quan, dựa trên cơ sở pháp lý và có một quy chế pháp lý thực định. Được vậy là nhờ có trên 80 bản văn luật quốc tế tổng quát hoặc giới hạn trong một vùng nhất định đã bảo đảm cho nhân quyền một sự hiện hữu cụ thể trong đời sống loài người, không ai có thể dùng những lý lẽ ngụy biện mà bác bỏ để cố ý xâm phạm. Ngoài ra, nhân quyền không còn bị hạn chế trong không gian cũng như trong thời gian. Nó phổ quát, không thể chuyển nhượng, không thể tiêu diệt nghĩa là nó hiện hữu ở khắp hoàn vũ một cách thường hằng.Bước nhảy vọt thứ hai đã diễn ra trong lĩnh vực thực hiện. Nhân quyền ở vào hậu bán thế kỷ XX không còn là những từ ngữ suông ghi chép trên các bản văn mà là những điều khả thế con người trên khắp hoàn vũ, không có bất cứ một sự phân biệt nào, vì nó là con người và để được là con người, có thể tự cho phép và được phép, đuợc quyền làm. Các định chế, luật pháp quôc tế cùng với các định chế, luật pháp quốc gia hợp lực bảo vệ, không để cho ai vi phạm những nhân quyền nào con người đã chinh phục được, đồng thời còn tiến thăng cho nhân quyền ngày một tăng trưởng cả về phâm lẫn lượng. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền 1966, đây chỉ mới kể mấy bản văn chính yếu, đã thực sự đưa nhân quyền từ thế giới tư tưởng, ước mơ vào thế giới đời sống hàng ngày. Mặt khác, sự chế tài để trừng trị những vi phạm nhân quyền đã bắt đầu được tổ chức và thực thi với sự ra đời trong thập niên 90 của những cơ quan tài phán hình sự quốc tế.Bước nhảy vọt thứ ba là bước nhảy của nhân quyền đi vào địa hạt nhân văn. Nhân quyền vào những năm cuối của thế kỷ sắp hết này vừa là những điều khoản của một bộ luật phải thi hành vừa được phổ cập sâu rộng vào những nếp sống của loài người, trong mọi lãnh vực sinh hoạt, thậm chí đã trực tiếp ảnh hưởng cả vào chiến tranh, như đã thấy qua những cuộc chiến ở Kosovo, ở Đông Timor hay ở Chechenya. Đó là hiện tượng văn hóa nhân quyền, một dạng sinh họạ mới của loài người khi sắp vượt qua ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba.Nhìn chung khi màn tối buông xuống thế kỷ XX, nhân loại đang chôn vùi vào quá khứ nền văn hóa phi nhân quyền với những tội ác giết người, diệt chủng, tày trời, không tiền khoáng hậu của phát xít, quốc xã cũng như cộng sản chuyên chính toàn trị. Và cùng với những ánh sáng bình minh đầu tiên của thế kỷ XXI, bắt đầu ló rạng ở phía chân trời, sẽ xuất hiện những hình ảnh rực rỡ của một nền văn hóa nhân quyền báo hiệu cho sự ra đời của một nền văn minh mới trong đó bạo lực, mầm mống của mọi hành động khinh miệt, tiêu diệt nhân quyền đã bị nhổ rễ tận gốc./.Trần Thanh Hiệp