Lời giới thiệu: Trong số mới nhất của Tạp-chí Viễn-đông Kinh tế, tức tờ Far Eastern Economic Review xuất bản ở Hồng-kông, ký-giả lão-thành Nayan Chanda vừa đi Việt Nam về đã có một bài phơi bầy những chia rẽ ngay ở cấp cao nhất trong Đảng CSVN do chuyến viếng thăm của tổng-thống Hoa-kỳ Bill Clinton gây ra. Tâm Việt tóm lược bài báo trên Tạp Chí Viễn-đông Kinh-tế...Có lẽ điều làm cho người ta dễ quê nhất là phải chứng-kiến kẻ thù của ta trước đây được dân-chúng đổ xô ra tiếp đón. Đó là tình-trạng của toàn-bộ ban lãnh-đạo Đảng CSVN trong thời-gian gần 4 ngày ông Clinton, tổng-thống Hoa-kỳ, có mặt ở Việt Nam từ đêm 16 đến ngày 19 vừa qua. Dù ông Clinton đến giữa đêm, vẫn có hàng trăm hàng ngàn người tìm cách ra đón ông trên con đường 30 cây số đi từ phi-trường Nội-bài đến khách-sạn Daewoo ở giữa thành-phố Hà-nội. Nếu sự tò mò của dân-chúng ở Hà-nội tỏ ra không đến nỗi quá đà thì vào đến Sài-gòn, người dân miền Nam và nhất là tuổi trẻ tràn ra săn đón ông bà Clinton ở bất cứ nơi nào họ đến thămỞcon số ngàn đã lên đến con số hàng vạn.Sự tiếp đón nồng-nhiệt này của người dân xem ra đối nghịch hẳn với sự tiếp đón khá lạnh lùng của giới lãnh-đạo. Điều quan-trọng, theo ký-giả Nayan Chanda, không nằm ở điểm này vì đây chỉ là một hiện-tượng nhất thời. Trái lại, nó nằm ở trong những vết thương lòng đã có thể bị khơi mở bởi chuyến viếng thăm của ông Clinton.Một số nguồn tin từ trong nội-bộ Đảng CSVN đã cho tờ Viễn-đông Kinh tế biết là vào cuối tháng 10, ba vị cố vấn tối-cao của Đảng CSVN là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đã ký chung một bức thư gởi cho Trung-ương Đảng than phiền về sự Ộlãnh-đạo yếu kémỢ của Đảng và nhất là của ông tổng-bí-thư Lê Khả Phiêu trong thời-gian qua. Trả lời cho câu chỉ-trích trên thì hình như lại nằm trong một thông-tư do Thường-vụ Bộ Chính-trị đưa ra, dưới chữ ký của ông Phạm Thế Duyệt, khuyến cáo mọi người và mọi cấp trong Đảng không được quá hồ hởi khi tiếp đón ông Clinton. Thông-tư này, theo ký-giả Nayan Chanda, là có thật vì ông đã được nhìn thấy tận mắt tài-liệu này. Cũng vì vậy nên khi dân-chúng đổ xô đi xem và đón rước ông bà Clinton thì các cấp Đảng không những Ộbật ngửaỢ ra mà còn mất mặt nữa. Có người cho rằng ông Lê Khả Phiêu có thể đã mất điểm vì chuyện này.Ông Nayan Chanda so sánh kinh-nghiệm ông chứng-kiến việc xe tăng Bắc-Việt ủi xập cửa sắt Dinh Độc Lập vào ngày 30-4 năm 75 với lần này khi đoàn xe của ông Clinton cũng đi qua cổng sắt đó vào buổi tối. Có cả vạn người ra đón ông bà Clinton kỳ này và khi xe đi qua, mọi người, già trẻ lớn bé, đều vỗ tay. ỘSung sướng thay là ngày hôm nay,Ợ một cựu-viên-chức của chế-độ, ông Trần Văn Lương, thốt lên.Rõ ràng là ông Phiêu không chia xẻ tâm-trạng này. Trong cuộc gặp gỡ 45 phút vào ngày thứ Bảy 18-11, ông Lê Khả Phiêu đã cho là mình có bổn-phận lên lớp ông Clinton, dạy ông Clinton về lịch-sử và về quá-khứ. Một viên-chức Hoa-kỳ có mặt ở đó cho là cuộc gặp gỡ Ộthật là quá cỡ.Ợ Một viên-chức cao-cấp khác của Mỹ thì nói: ỘÔng Phiêu vì giận dỗi mà làm lỡ mất cơ-hộiỢ của Việt Nam. Thay vì ôn tồn để bàn vào những chuyện mà hai nước có thể cộng-tác được với nhau thì ông Phiêu đã để mất đi cơ-hội đó.Nhưng theo quan-điểm của một quan-chức Việt Nam cao-cấp mà không chịu nói tên thì những lời nói của ông Phiêu không nhắm vào ông Clinton mà lại nhắm vào trả lời những lởi chỉ-trích trong nội-bộ Đảng CSVN. Sở dĩ ta biết vậy phần nào là vì những lời tuyên-bố của ông Lê Khả Phiêu đã được phát lại gần như nguyên-văn hai lần trên truyền hình và đăng lại ngày hôm sau trên tờ Nhân Dân. Ngoài việc Tân-Hoa-Xã, tức hãng thông tấn của Trung-Cộng, cũng đăng lại lời của ông Phiêu, người ta cho rằng những lời đó chủ-yếu là để nhắn nhủ lại người trong Đảng là đừng có đi quá trớn mà hồ hởi với việc ông Clinton sang Việt Nam.Thông-tư của ông Phạm Thế Duyệt, theo Nayan Chanda, nói rõ là các đảng-viên không được tỏ ra Ộnồng nhiệt quáỢ với cuộc viếng thăm. Họ phải tỏ ra giữ được phẩm-cách của họ và Ộcảnh-giác trong việc bảo-vệ chủ-quyền và an-toàn của đất nước.Ợ ỘTa nên nhớ,Ợ thông-tư còn nhắc nhở, Ộlà bản-chất căn-bản của Mỹ vẫn là chống Cộng. Chúng vẫn chưa từ bỏ chính-sách diễn-biến hòa-bình nhằm làm biến chất những nước xã-hội-chủ-nghĩa.ỢNgoài những chỉ dấu trên, còn có những chỉ dấu khác cho thấy nội-bộ lãnh-đạo Đảng CSVN không vui vẻ gì với cuộc viếng thăm của ông Clinton. Báo chí ở trong nước rất dè dặt và không nói gì cho đến 2 ngày trước khi ông Clinton đáp đến Việt Nam. Đêm thứ Năm, trước khi ông Clinton tới Nội-bài, đáng nhẽ là phải có một cuộc họp báo quốc-tế của bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, ông Nguyễn Dy Niên, nhưng cuối cùng cuộc họp đã bị hủy. Có người bảo, nếu ông Phiêu còn không hồ hởi lắm thì dại gì mà ông Niên trườn mặt ra.Tóm lại, những nguồn tin hiểu biết ở trong Đảng nhận-định rằng chuyến viếng thăm của ông Clinton, thay vì hàn gắn các vết thương thì có thể đã phơi bầy ra hết cả những chia rẽ trong nội-bộ Đảng CSVN. Một phe bảo thủ thân Tầu thì muốn kéo ông Lê Khả Phiêu trở lại trong khi các lớp trẻ hơn thì lại muốn tư-nhân-hóa nền kinh tế để đi với Tây-phương. Cứ xem như phản-ứng của ông Lê Khả Phiêu thì tình-hình xem như ông đang bị phe bảo thủ cột chân lại./.