Tù binh người Mỹ tại Việt Nam có bị đưa sang Liên Xô hay không?


1998.11.10

LỜI GIỚI THIỆU: Báo Washington Times số ra ngày mùng 9 tháng 11 vừa qua cho biết, Moscow từ chối việc trao cho Hoa Kỳ một hồ sơ tối mật của cơ quan tình báo Liên Xô KGB, liên quan đến số phận hằng trăm tù binh chiến tranh Hoa Kỳ bị bắt tại Việt Nam. Bản báo cáo này có đề nghị đưa hằng trăm tù binh Mỹ đó sang Liên Xô trong thập niên 1960, để khai thác tin tức tình báo và sử dụng vào chiến tranh tình báo chống Hoa Kỳ. Bài báo cũng đề cập đến nhiều bằng chứng về việc tù binh chiến tranh Hoa Kỳ đã được đưa sang Liên Xô vào thời đó, và đây là một điều mà chính quyền Nga và Việt Nam hiện nay cực lực bác bỏ. Sự thật về vấn đề này ra sao? Việt Long tóm lược bài báo nêu trên cùng môt số tài liệu khác để trình bày cùng quý thính giả sau đây. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright cách đây không bao lâu đã kêu gọi Thủ Tướng Nga Primakov hãy trao cho Hoa Kỳ tài liệu về vấn đề nhiều tù binh người Hoa Kỳ đã được đưa sang Liên Xô trong thập niên 1960 để khai thác tin tức tình báo và phục vụ cho công tác tình báo của Liên Xô, trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Tài liệu này được bộ quốc phòng Mỹ phát hiện hồi tháng giêng năm nay, và từ đó Hoa Kỳ đã hết sức cố gắng để có được tài liệu đó. Hoa Kỳ cũng cho Nga biết họ muốn được xem qua các tài liệu tình báo cũ từ thời Liên Xô để có thể tìm biết số phận của khoảng 8 ngàn tù binh chiến tranh người Hoa Kỳ mất tích trong các cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, Việt Nam và các cuộc xung đột khác trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên chính phủ Nga ngày nay đã trả lời Hoa Kỳ rằng kế hoạch khai thác tù binh Mỹ tại Việt Nam không hề được thi hành, và Moscow mới đây đã từ chối lời yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ muốn được nghiên cứu hồ sơ tình báo cũ của Liên Xô liên quan đến việc này. Nga nói rằng đó là các hồ sơ mật không thể tiết lộ. Các viên chức Hoa Kỳ vừa cho biết như trên. Tài liệu hêùt sức quan trọng đối với Hoa Kỳ nói trên, lần đầu tiên được nói đến trong một quyển hồi ký của một tướng lãnh và là nhà sử học Xô Viết, ông Dmitry Volkogonov. Tác giả đã chết vì bệnh ung thư cuối năm 1995. Tướng Volkogonov viết trong hồi ký, rằng tài liệu đó được ông phát hiện khi ông làm đồng chủ tịch của Ủy Ban Hỗn hợp Mỹ-Nga về vấn đề tù binh Mỹ đuợc thành lập hồi năm 1992, để giải quyết vấn đề tù binh Hoa Kỳ còn bị ghi nhận là mất tích trong các cuộc chiến Triều Tiên, Việt Nam, và trong các hoạt động tình báo trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vẫn theo cuốn hồi ký của tướng Volkogonov, tài liệu đó của KGB phác thảo kế hoạch khai thác tù binh Hoa Kỳ được ký do giám đốc cơ quan KGB từ năm 1961 đến 1967, là ông Vladimir Semichastny. Ngay sau khi phát hiện tài liệu này, ông Volkogonov đã yêu cầu giám đốc KGB lúc đó là ông Primakov, đuơng kim Thủ Tướng Nga hiện nay, mở cuộc điều tra. Ông Primakov đồng ý, và tài liệu đã được trình ra, nhưng ông Primakov nói rằng không tìm được tin tức gì về kế hoạch đó cả. Quyển hồi ky,ù cũng như nhiều giấy tờ khác, không nói thêm gì về kế hoạch đó của KGB, nhưng theo như nhiều nhân viên tình báo người Nga về quy thuận với Hoa Kỳ, thì KGB đã sử dụng các tù binh Hoa Kỳ để huấn luyện nhân viên tình báo Liên Xô về ngôn ngữ và sinh hoạt sao cho giống hệt người Mỹ. Tù binh Mỹ cũng bị buộc phải cung cấp tin tức về hệ thống vũ trang, chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ sử dụng đối với Liên Xô thời đó. Tướng Volkogonov viết trong hồi ký rằng tài liệu nói trên vẫn được lưu trữ, và ông có bản sao. Nội dung của tài liệu, vẫn theo tác gỉa, là vào cuối thập niên 1960, bộ phận tình báo nước ngoài của KGB được giao nhiệm vụ đưa những tù binh Mỹ biết nhiều tin tức về Liên Xô để thu thập tin tình báo. Sau khi gặp ông PrưMaKốv và ông này trả lời là không thấy dấu vết gì về kế hoạch đó, thì tướng Volkogonov không còn cách nào tìm biết thêm về việc này, và cũng không thông báo lại cho đồng chủ tịch phía Hoa Kỳ trong Ủy Ban Hỗn Hợp về tù binh Mỹ. Một báo cáo gần đây của cơ quan tình báo Mỹ CIA cho biết rằng một số tài liệu về việc đưa tù binh Mỹ sang Liên Xô và các nước khác đã không được giải thích, và vấn đề vẫn còn là nghi vấn. Về phía các nguồn tin khác, một cựu sĩ quan tình báo Tiệp Khắc điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ hồi năm 1996, là ông Jan Senja, đã cho biết rằng chính ông giám sát viêỉc đưa 200 tù binh chiến tranh Hoa Kỳ sang Liên Xô trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1968. Ông cũng cho hay tình báo Liên Xô đã thực hiện những thí nghiệm y khoa trên cơ thể các tù binh Mỹ. Sau khi những tin tức trên được báo Washington Times tiết lộ, và báo chí Mỹ chất vấn, người phát ngôn tòa Nhà Trắng lại trả lời rằng nhân dịp hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trong Diễn Đàn APEC tôũ chức vào thứ ba tuần sau, nghị trình cuộc hội kiến giữa Tổng Thống Clinton với Thủ Tướng Nga Primakov sẽ chỉ bao gồm vấn đề khủng hoảng kinh tế tại Nga. Nhiều tổ chức dân sự và nhân đạo tại Hoa Kỳ đã cực lựỉc phản đối, đòi Tổng Thống Mỹ phải nói chuyện với Nga về vấn đề tù binh nêu trên, và nói rằng quần chúng Hoa Kỳ chỉ cần biêt số phận những người Mỹ mất tích đã ra sao mà thôi. Sau đó trong một cuộc họp báo khác, người phát ngôn Hội đồng An Ninh quốc gia, ông David Leavy trả lời rằng Tổng Thống Clinton sẽ chỉ nêu vấn đề này với Thủ Tướng Nga nếu phía Nga từ chối cung cấp tài liệu mật liên quan đến kế hoạch của Liên Xô nhằm khai thác tù binh Hoa Kỳ nói trên. Ông Leavy nhấn mạnh rằng Nga cần phải công bố những gì họ biết về kế hoạch đó với Ủy Ban Hỗn hợp Nga Mỹ về vấn đề tù binh Hoa Kỳ, nếu không, vấn đề sẽ được nêu ra tại thượng đỉnh ở KuaLa Lumpur. Người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông James Foley, cũng tuyên bố rằng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright đã viết thư cho Ngoại Trưởng Nga hai uần trước đây, để hỏi về vấn đề này, và ông cho biết tiếp, đồng chủ tịch Hoa Kỳ trong Ủy Ban Hỗn Hợp Mỹ Nga về vấn đề tù binh Hoa Kỳ cũng sẽ nêu vấn đề này ra trong buổi họp tuần này tại Moscow.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.