INTRO:Công cuộc khai thác dầu khí tại khu vực Nam Côn Sơn mãi chưa khởi sự được vì từ tháng 5 năm ngoái tới nay, công ty Petrovietnam không ngã ngũ về giá cả để ký hợp đồng với công ty của Anh quốc và công ty của Na-Uy cùng đứng trong liên doanh. Hôm qua, Giám Đốc Petrovietnam cho hay là bế tắc đó có cơ giải quyết, và hy vọng sẽ ký hợp đồng được trước cuối năm nay.Dựa vào tài liệu của thông tấn xã Reuter, Thy Nga có bài viết về vấn đề này để thuật lại cùng quí thính giả như sau: VOICE:Giám Đốc Công Ty Petrovietnam vừa cho biết là có thể trước cuối năm nay, Petrovietnam sẽ ký được hợp đồng với liên công ty British Petroleum của Anh và Statoil của Na-Uy để tiến hành công cuộc khai thác dầu khí tại vùng phía Nam đảo Côn Sơn.Ông Hồ Sĩ Thoảng, viên chức cầm đầu công ty độc quyền về dầu khí của Nhà Nước Việt Nam, đã cho các ký giả hay như trên bên lề ngày khai mạc khóa họp Mùa Thu của Quốc Hội.Cách nay 4 năm, dầu khí được khám phá thấy tại 2 giếng ngoài khơi cách vùng duyên hải Đông Nam Việt Nam lối chừng 370 cây số. Lượng dầu khí ước tính lên tới 58 tỷ thước khối, là mỏ dầu khí lớn nhất tìm thấy tại Việt Nam.Công cuộc khai thác sẽ do Liên doanh gồm Petrovietnam, British Petroleum va Statoil tiến hành, với chi phí là 1 tỷ rưỡi mỹ kim.Theo dự tính thì Petrovietnam sẽ mua lượng khí đốt để bán cho Công Ty Điện Lực, sau đó Nhà Nước sẽ xử dụng khí đốùt cho các nhà máy điện quốc doanh, cũng như là cho một nhà máy điện và phân bón u-rê tổng hợp.Thế nhưng, từ tháng 5 năm ngoái tới nay, công ty Petrovietnam không ngã ngũ về giá cả, nên mãi không ký xong hợp đồng với hai công ty kia trong liên doanh. Tháng 7 năm nay, Tổng Giám Đốc của liên công ty British Petroleum và Statoil, là Ông Steve Walker, cho biết là sự trì chậm trong việc ký hợp đồng khiến Việt Nam bị thiệt hại khoảng 7 trăm ngàn mỹ kim 1 ngày. Đó là số thuế không thâu vào được, cùng phí tổn đểũ nhập khẩu dầu cặn, và chi phí để phát điện từ dầu cặn thì đắt hơn là từ khí đốt.Ông Giám Đốc Petrovietnam tuyên bố như trên, nhưng một nguồn tin khác không nêu danh tánh lại nói với thông tấn xã Reuter rằng tuy các cuộc thảo luận của Petrovietnam với liên công ty British Petroleum và Statoil có tiến triển, vẫn còn một số vấn đề then chốt chưa được giải quyết. Nên còn quá sớm để có thể nói là sẽ đạt được thỏa thuận chung cuộc một cách mau chóng.