Câu chuyện thành công của Nguyễn Công Hùng, "kỳ nhân Xứ Đoài"


2004.12.27

Gia Minh, phóng viên đài RFA tường trình từ Bangkok

Không khí lễ hội mùa Noel và năm mới dương lịch đang dâng tràn khiến nhiều người cảm thấy hân hoan. Mùa Giáng Sinh và những ngày giao mùa chuyển sang một vòng quay thời gian nữa của hành tinh trái đất thường là thời điểm để mọi người hướng đến tương lai, nghĩ về người khác.

Một hình ảnh của website conghung.com.

Trong bầu khí đó, Gia Minh dành chương trình tuần này giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn trẻ một khuôn mặt khá đặc biệt đó là bạn Nguyễn Công Hùng, người mà báo chí gọi là "Kỳ nhân Xứ Đoài." Vì sao lại thế? Kỳ nhân vì người bạn trẻ sinh năm 1982 quê Xã Đoài, Nghi Diễn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, này bị bại liệt từ năm lên hai tuổi và chỉ mới học đến lớp bảy; thế nhưng nay là giám đốc của một cửa hàng Internet, là thành viên của Hội Liên hiệp Khoa học- Phát triển Miền Trung và là người xây dựng trang web conghung.com.

Trước hết mời quí vị nghe chính người cha của Nguyễn Công Hùng là ông Nguyễn Công Lịch kể về gia cảnh, tình trạng tàn tật của con mình và họat động thật hữu ích của đứa con kém may mắn đó: "Gia đình có ba cháu và hai cháu bị bại liệt, bệnh thì không xác định được, có nơi nói là nhão cơ… Bệnh viện nào cũng có đi. Cháu đi học đến lớp bảy vì không đủ sức nên cho ở nhà và cho tiếp cận với vi tính. Cháu nghiên cứu và rồi được các người giỏi vi tính gọi điện đến giúp nên cháu cũng đạt trình độ tương đối."

GM: Tương đối là trình độ nào?

NCL: Hiện cháu chuyên thiết kế website, học sinh thì học văn phòng những cái bình thường và những em ở với Hùng dạy chứ chưa cần đến Hùng. Hiện tại Hùng có website nối vòng tay lớn cho nhóm khuyết tật, conghung. Com và những doanh nghiệp gần đó…

Cháu đi học đến lớp bảy vì không đủ sức nên cho ở nhà và cho tiếp cận với vi tính. Cháu nghiên cứu và rồi được các người giỏi vi tính gọi điện đến giúp nên cháu cũng đạt trình độ tương đối.

GM: Công tác đó có khó đối với Hùng không?

NCL: Không khó lắm.

GM: Vấn đề tài chính thế nào?

NCL: Tự các cháu có thể nuôi được.

GM: Có được tổ chức nào giúp không?

NCL: Chưa, chỉ có một công ty ở Thái Bình bán chịu cho 30 máy tính vì nhờ vào mô hình của mình.

GM: Kinh nghiệm của gia đình được chia xẻ thế nào?

NCL: Chúng tôi cũng trình bày chia xẻ mỗi khi có hội nghị.

Lúc đầu học Internet cũng khó, nhưng sau thời gian đọc sách, thông qua đĩa nhưng nay cũng dễ rồi."

Riêng Công Hùng thì tâm sự về những bước đầu tiên đến với máy tính, với công nghệ thông tin và những mong ước bình thường của mình: "Lúc đầu học Internet cũng khó, nhưng sau thời gian đọc sách, thông qua đĩa nhưng nay cũng dễ rồi."

GM: Nếu nay có bạn nào cũng như Hùng và nhờ giúp thì giúp thế nào?

NCH: Gíup các bạn thực hành.

GM: Để vượt qua giai đọan đầu phải làm gì?

NCH: Cũng tùy.

GM: Học được gì từ các thầy giỏi?

NCH: Tính kiên nhẫn.

GM: Dự định để có thể giúp ích thêm nữa?

NCH: Mọi kiến thức đều đưa lên trang web conghung.com để nhiều người cùng học hỏi. Lớp học thì theo cách lâu nay. Hiện tại đang trực thuộc Liên hiệp Phát triển miền Trung và làm cho Công ty Sách Việt. Thấy may mắn. Nếu ai muốn học thì sa74n sàng dạy cho họ. Nếu ở xa thì tư vấn qua phương tiện Net, chat, điện thọai.

GM: Mỗi ngày làm việc bao nhiêu tiếng?

NCH: Từ sáng đến 11 giờ đêm.

GM: Chia xẻ gì với các bạn kém máy mắn khác?

NCH: Mong học cho giỏi để giúp thêm nhiều bạn nữa.

Qua lời kể của người cha và những tâm sự của chính Công Hùng, hẳn các bạn trẻ và quí thính giả có thể hình dung ra được tình trạng của một thanh niên bị bại liệt. Tuy vậy, người ấy không oặt ẹo với tình trạng bệnh tật mà đang hăng say với công việc hữu ích mà có lẽ nhiều người lành lặn hiện vẫn chưa thể nào sánh kịp.

Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.