Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Human Rights Watch, một tổ chức nhân quyền quốc tế có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, hôm thứ Tư vừa quyết định trao giải thưởng cho 8 người cầm bút tại Việt Nam để vinh danh sự đóng góp của họ cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, bất chấp những hình thức đàn áp, tù đày từ phía nhà cầm quyền Hà Nội. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày các chi tiết.

Theo Human Rights Watch thì phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam ngày càng cất cao tiếng nói mạnh mẽ, liên tục và đều khắp. Những sự công khai bày tỏ quan điểm, tư tưởng và nguyện vọng phát huy dân chủ đang vang vọng cả nước.
Đấu tranh ôn hoà
Dường như những nhà đấu tranh cho dân chủ không còn biết sợ hãi nửa trước những hình thức sử dụng bạo lực, bắt bớ, giam cầm mà Hà Nội vẫn cho áp dụng lâu nay, để bưng bít sự thật và dập tắt lý tưởng dân chủ, tự do.
Vẫn theo Human Rights Watch thì quyết định trao tặng giải thưởng nhân quyền cho 8 nhân vật Việt Nam không ngừng đấu tranh cho dân chủ chính là để tạo sự chú ý đặc biệt của công luận đối với những người yêu chuộng hoà bình, tự do, không chịu khuất phục trước bạo lực.
Đây cũng là một phương cách để bảo vệ tính mạng của họ một cách hữu hiệu hơn, vì hàng ngày các nhà đấu tranh cho dân chủ đều phải gánh chịu những biện pháp khắc khe đang chờ đợi họ, như bị mời lên công an làm việc, bám sát, theo dõi mọi sự di chuyển, phong tỏa kinh tế, đôi khi bị sách nhiễu đủ cách hay bị hành hung, tra vấn.
Giải thưởng nhân quyền Hellman Hammet năm nay được tổ chức Human Rights Watch quyết định trao tặng cho một số nhân vật quốc tế, trong đó có 8 nhân vật Việt Nam đấu tranh ôn hoà cho dân chủ và là những người cầm bút được dư luận trong và ngoài nước biết đến qua những đóng góp liên tục của họ từ nhiều năm qua.
Có lẽ đây là lần đầu tiên có đông người Việt Nam, đến 8 người, được Human Rights Watch tặng giải. Đây là một vinh dự và cũng là sự ủng hộ rất mạnh mẽ vì tổ chức nhân quyền quốc tế biết rất rõ là tại Việt Nam trong năm 2006 đã có rất nhiều tờ báo được phát hành và đưa lên internet, mặc dù bị nhà nước cấm đoán.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một tù nhân lương tâm bị giam cầm gần 20 năm vì các hoạt động cho dân chủ và tự do báo chí, và là người nhận lãnh giải Hellman/Hammett năm 1994, nay định cư tại Hoa Kỳ phát biểu:
“Tên của giải thưởng này là của hai nhân vật đấu tranh cho dân chủ nhân quyền quốc tế và quyền tự do phát biểu ý kiến. Lúc chúng tôi được giải thưởng này thì chúng tôi không biết, vì lúc đó còn bị giam tại nhà tù Thanh Cẩm ngoài Bắc.
Có lẽ đây là lần đầu tiên có đông người Việt Nam, đến 8 người, được Human Rights Watch tặng giải. Đây là một vinh dự và cũng là sự ủng hộ rất mạnh mẽ vì tổ chức nhân quyền quốc tế biết rất rõ là tại Việt Nam trong năm 2006 đã có rất nhiều tờ báo được phát hành và đưa lên internet, mặc dù bị nhà nước cấm đoán.
Đa số những người bị bắt hay bị đàn áp đều là các nhân vật đòi hỏi dân chủ, quyền tự do phát biểu kiến và tự do báo chí. Đây là một dấu hiệu rất đáng khích lệ cho Việt Nam và cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ.”
Dấu hiệu khích lệ
Những người được tặng giải Hellman/Hammet gồm có: nhà báo Nguyễn Vũ Bình hiện đang ngồi tù, sức khỏe anh đang suy kém nhưng không được xét trả tự do để được chăm sóc đúng mức.
Người thứ 2 là kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, vì những dấn thân và vận động cho dân chủ mà anh thường bị mời đến sở công an thẩm vấn, và cũng nhiều lần bị hành hung.
Kế đó là ông Nguyễn Chính Kết, là người đứng lên thành lập liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, cùng với một số nhà hoạt động khác trên các lãnh vực tôn giáo, truyền thông và lao động.
Những phần thưởng đó là sự tôn vinh hoàn toàn xứng đáng đối với cá nhân những người được vinh danh năm nay, cũng như là đối với phong trào đấu tranh cho dân chủ trong nước ngày càng lớn mạnh, được nuôi dưỡng và phát triển, mặc dù gặp nhiều gian khổ, hiễm nghèo.
Người thứ tư và là phụ nữ duy nhất được chọn trao giải năm nay là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Chị thường lên tiếng bênh vực dân oan có đất đai hay tài sản bị nhà nước chiếm đoạt. Công an nhiều lần buộc chị phải từ bỏ những sự can thiệp đối với những ai phải hứng chịu bất công, vì họ không thể bảo đảm an toàn cho tánh mạng của chị.
Người thứ 5 được trao giải nhân quyền là luật sư Nguyễn văn Đài, đã thường xuyên bênh vực cho các vị lãnh đạo giáo hội Tin Lành Mennonite bị áp bức. Trong thời gian diễn ra thượng đỉnh APEC, luật sư Đài đã bị cấm không được ra khỏi nhà, internet và điện thoại cầm tay của anh bị công an tịch thu.
Kế đó là cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, anh được biết đến qua những sự giúp đỡ dành cho những nông dân có ruộng bị nhà nước tịch thu. Anh cũng phanh phui nhiều vụ tham nhũng lớn.
Người thứ 7 được tăng gỉai thưởng của Human Rights Watch là cựu đại tá quân đội nhân dân Phạm Quế Dương, một sử gia. Ông đã viết thư gởi cấp lãnh đạo đảng và nhà nước yêu cầu họ cải tiến dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Và người thứ 8 đoạt giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammet là luật gia Lê Chí Quang, anh bị kết án tù 4 năm vì tội xâm phạm an ninh quốc gia, sự thật là do việc anh tham gia các hoạt động đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Từ Hà Nội, luật sư Lê Thị Công Nhân, một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam nói với đài Á Châu tự Do chúng tôi rằng:
“Những phần thưởng đó là sự tôn vinh hoàn toàn xứng đáng đối với cá nhân những người được vinh danh năm nay, cũng như là đối với phong trào đấu tranh cho dân chủ trong nước ngày càng lớn mạnh, được nuôi dưỡng và phát triển, mặc dù gặp nhiều gian khổ, hiễm nghèo.”
Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cám ơn giáo sư Đoàn Viết Hoạt và luật sư Lê Thị Công Nhân.