Chiến lược quân sự của Mỹ trước và sau biến cố 11/9
2006.09.11
Việt Long, phóng viên đài RFA
Mặt trận chống khủng bố toàn cầu khởi động sau vụ khủng bố 11 tháng 9 bằng cuộc chiến tranh tại Afghanistan, sau đó là Iraq. Từ đó đến nay đã có những diễn tiến nào đáng chú ý trong cuộc chiến này, thế trận của Hoa Kỳ và lực lượng khủng bố toàn cầu biến chuyển như thế nào, và triển vọng ra sao?
Hoa Kỳ tuyên chiến
Sau khi xảy ra vụ khủng bố năm 2001, đã có 92% dân Mỹ ủng hộ một hành động quân sự của Mỹ nhắm vào nước thủ phạm hay đôǹg loã. 65% đồng ý tấn công thẳng vào quốc gia đã chủ mưu gây tội ác hay chứa chấp bọn khủng bố. 89% số người được thăm dò ca ngợi đường lối làm việc của Tổng thống George W. Bush, so với tỉ lệ 50% chỉ mới cách đó bốn tháng.
Toàn dân Mỹ chấp nhận lời tuyên chiến của Tổng thống Mỹ với quân khủng bố, khi ông phát biểu trong buổi lễ cầu nguyện cho nước Mỹ hôm 13 tháng chín năm 2001. Ông Bush nói rằng Hoa Kỳ là một xứ sở yêu chuộng hoà bình, kẻ khủng bố chọn ngày tấn công và cách tấn công nước Mỹ, nhưng Hoa Kỳ sẽ chọn ngày giờ chấm dứt cuộc chiến đó.
Cả thế giới hồi hộp theo dõi bài diễn văn của Tổng thống Mỹ trước Quốc hội sau ngày bị nạn, chờ đợi cơn thịnh nộ của một siêu cường đang đau đớn chịu tang hơn 3 ngàn người dân thiệt mạng.
Toàn thể Quốc hội Mỹ đứng lên vỗ tay hoan hô khi Tổng thống Mỹ tuyên bố nước nào không ủng hộ Hoa Kỳ thì sẽ là nước thù nghịch ở phía quân khủng bố, và Hoa Kỳ sẽ trừng trị cả bọn khủng bố lẫn những quốc gia nào chứa chấp chúng.
Toàn thể Quốc hội Mỹ đứng lên vỗ tay hoan hô khi Tổng thống Mỹ tuyên bố nước nào không ủng hộ Hoa Kỳ thì sẽ là nước thù nghịch ở phía quân khủng bố, và Hoa Kỳ sẽ trừng trị cả bọn khủng bố lẫn những quốc gia nào chứa chấp chúng.
Hoa Kỳ đòi Afghanistan giao nạp Bin Laden và đồng bọn, và khi Kabul van nài nhưng từ chối, thì bom Mỹ lập tức dội xuống xứ này, mở đầu cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu.
Đó là lập trường dân Mỹ trước khi xảy ra cuộc chiến Afghanistan. 5 năm sau, sự đánh giá của dân chúng Mỹ về chiến trường Iraq đã khác biệt khá nhiều. Ngày nay hơn một nửa dân Mỹ cho là chiến tranh Iraq không phải là ý kiến hay, và 60% cho là Mỹ đang sa lầy. Tuy vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ bỏ cuộc, sớm rút quân về nước. Nguyên do và diễn tiến nào đưa đến những quan điểm này?
Thay đổi chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ từ trước biến cố mùng 9 tháng 11 đã có sự thay đổi lớn lao, dưới sự lãnh đạo của vị tổng tư lệnh, Tổng thống George W. Bush, và Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld. Hoa Kỳ vẫn không muốn bị hạn chế trong hành động quân sự, nhưng kế hoạch bố trí quân lực có sự thay đổi lớn lao.
Các căn cứ quân sự lớn trên lãnh thổ các đồng minh được lần lượt rút bỏ hay cắt giảm quân số. Quân Mỹ không còn đồn trú ở những tuyến đầu để be bờ khối cộng sản như thời chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ chỉ để lại một số quân ít ỏi đủ để bảo quản những căn cứ chính yếu làm bàn đạp cho những chiến dịch quân sự khi cần thiết.
Thay vào đó, khả năng cơ động của lục quân và phẩm lượng chiến cụ cùng vũ khí tấn công tầm xa của hải quân, không quân được gia tăng mạnh mẽ. Những loại bom đạn tinh vi, chính xác được chế tạo và trang bị dồi dào cho các đơn vị. Giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ nhắm mục đích giảm thiểu tổn thất nhân sự trên chiến trường, bằng cách giảm quân số bộ chiến và gia tăng độ chính xác cùng cường độ tập kích của vũ khí.
Chiến lược này được thể hiện thành công bằng những chiến thuật áp dụng tại Afghanistan, là nước đầu tiên bị Mỹ tấn công quân sự sau vụ khủng bố 11 tháng chín năm 2001, với sự đồng tình của phần đông thế giới. Không quân Mỹ sử dụng ồ ạt những loại bom khổng lồ, dội tan nát các tuyến phòng thủ của quân đội chính quyền Taliban.
Quân Mỹ tham chiến trên mặt đất chỉ gồm các toán lực lượng đặc biệt giữ vai trò điều chỉnh hoả lực không quân, phối hợp yểm trợ cho lực lượng bộ chiến. Lực lượng này thì chủ yếu lại là quân của các bộ tộc và phe phái chống Taliban, đã tiến như chẻ tre, dễ dàng chiếm giữ mọi vị trí. Quân đội Taliban tan rã nhanh chóng, phải rút vào vùng rừng núi tiến hành chiến tranh du kích.
Song song, Hoa Kỳ tiến hành một sách lược ngoại giao cứng rắn với những nước được coi là đối phương, nhưng mềm mỏng hay hứa hẹn mềm mỏng với toàn thế giới. Hoa Kỳ gọi Iraq, Iran, Bắc Hàn là những nước bất hảo, sẵn sàng ra tay về quân sự hay trừng phạt kinh tế.
Ngược lại, Hoa Kỳ mềm dịu và thuyết phục không những với đồng minh mà còn cả với những quốc gia Hồi giáo hay những cựu thù ngày trước. Liên Bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam là những đối tượng được lợi trong chiến lược ngoại giao này, chiến lược nhằm thu hút sự ủng hộ đối với cuộc chiến chống khủng bố trên bình diện toàn cầu, do Hoa Kỳ lãnh đạo và đứng ở tuyến đầu.
Những khó khăn
Cuộc chiến Iraq năm 2003 trong giai đoạn tiến chiếm đã chứng tỏ hiệu quả về chiến thuật của chiến lược quân sự Mỹ, nhưng về sau dần dà lộ ra những khó khăn về mặt thi hành trên thực tế, trong giai đoạn chíếm đóng và tổ chức chính quyền. Thêm vào đó về mặt ngoại giao, Hoa Kỳ không được sự đồng tình của thế giới, bị lên án là hiếu chiến, tự quyết định chiến tranh không coi trọng đồng minh.
Với những tổn thất tối thiểu, quân đội Hoa Kỳ đánh tan quân đội Iraq một cách nhanh chóng. Thủ đô Baghdad rơi vào quyền kiểm soát của quân đội Mỹ, nhưng từ lúc này mới lộ ra những thiếu sót của chiến thuật “người ít đạn nhiều”.
Sai lầm chiến thuật quan trọng đầu tiên của các cấp chỉ huy chiến trường ở Baghdad là đã co cụm trong các vị trí vì sợ tổn thất sau chiến thắng, trong lúc tình hình trở nên hỗn loạn vào lúc có khoảng trống về quản lý xã hội, khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ mà chính quyền mới chưa thành hình.
Các kho súng đạn chất nổ của quân đội Iraq biến mất vào tay những người Iraq mà về sau quy tụ thành quân nổi dậy, với sự yểm trợ và lãnh đạo của mạng lưới khủng bố quốc tế al Qaeda.
Để chống lực lượng Mỹ tinh nhuệ với vũ khí hịên đại và dồi dào, quân nổi dậy Hồi giáo tiếp tục áp dụng chiến thuật đánh bom tự sát như từng áp dụng ở Li Băng năm xưa và Palestine những năm gần đây, với cùng một quan nịêm tàn ác không kém lúc những tên khủng bố lao máy bay dân sự vào hai toà cao ốc sinh đôi ở New York và Ngũ giác đài ở Washington.
Iraq là chiến trường quyết định của cuộc chiến tranh chống khủng bố, nơi mà Hoa Kỳ không thể thất bại, như lời Tổng thống Bush tuyên bố hồi tuần trước.
Tổng thống Mỹ cương quyết đi tới cùng, vì lùi bước chẳng khác nào vỡ đê, và khủng bố sẽ tràn ngay vào nước Mỹ. Ông biểu lộ quyết tâm này khi nói thêm, nếu Hoa Kỳ rút quân quá sớm khỏi Iraq, không tiếp tục ủng hộ những con người muốn sống trong tự do, thì 50 năm sau lịch sử sẽ hỏi tội, hỏi rằng tại sao đã không hành động cho chính đáng.
Nhưng tình hình Iraq ngày nay cũng đã khiến Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld bị phía Đảng Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ quy trách là không đủ khả năng, phạm những sai lầm. Nghị sĩ Mark Dayton tuyên bố trong buổi thảo luận tại Thượng viện Mỹ hôm thứ năm vừa qua, rằng ông Rumsfeld đã đưa quân Mỹ vào vũng lầy Iraq, không thấy đường ra.
Gây nhiều tranh cãi
Nhưng tình hình Iraq ngày nay cũng đã khiến Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld bị phía Đảng Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ quy trách là không đủ khả năng, phạm những sai lầm. Nghị sĩ Mark Dayton tuyên bố trong buổi thảo luận tại Thượng viện Mỹ hôm thứ năm vừa qua, rằng ông Rumsfeld đã đưa quân Mỹ vào vũng lầy Iraq, không thấy đường ra.
Các nghị sĩ của đảng Cộng hoà, là khối đa số, đều bênh vực vị Bộ trưởng quốc phòng của Tổng thống Bush. Kế hoạch đòi biểu quyết bất tín nhiệm ông Rumsfeld cũng như những đả kích nhắm vào chiến cuộc Iraq chỉ nhằm hạ uy tín của đảng Cộng hoà trước kỳ tuyển cử năm nay, không thể khiến ông này bị bãi chức.
Hầu hết người dân Mỹ chưa chịu thất bại ở Iraq như đã thất bại trong mục đích bảo vệ nền tự do tại Việt Nam. Tuy ngày nay chì còn chưa tới một nửa số dân Mỹ cho là chiến tranh Iraq không phải là ý kiến hay và hơn 60% coi là Mỹ đang sa lầy, nhưng phần đông vẫn cho rằng Hoa Kỳ vẫn còn có thể đạt được mục tiêu ở Iraq.
Không có một sự đồng thuận của Quốc hội để buộc phải rút quân, hay cắt giảm ngân sách chiến tranh như đã xảy ra trong thời gian cuối của chiến cụộc Việt Nam. Ngược lại ngân sách quốc phòng vẫn được thông qua không mấy khó khăn.
Iraq là chiến trường thử nghiệm quyết tâm chiến thắng khủng bố của Tổng thống Bush, trong khi chiến tranh chống khủng bố toàn cầu cũng còn tạo nhiều mối lo chung với đồng minh phương tây, do tình hình bất an ở châu Âu. Chính sách ngoại giao của ông cũng bị thử thách ở Iran và Bắc Hàn, với nỗ lực khống chế việc chế tạo và phổ biến vũ khí hạt nhân.
Những khó khăn nội bộ
Dù có sa lầy ở Iraq hay không, Hoa Kỳ cũng không thể chủ trương thay đổi chế độ ở hai nước này bằng biện pháp quân sự. Iran có dân số gấp ba Iraq, quân đội hùng mạnh, có một chính quyền hợp pháp, và nhiều nước bạn. Bắc Hàn có thể có vũ khí hạt nhân, và đủ vũ khí quy ước để san bằng Seoul với 10 triệu dân, chỉ cách các dàn đại pháo của Bắc Hàn chưa đầy 100 km.
Chính sách của Mỹ đã dịu nhẹ hơn trong nhiệm kỳ thứ nhì của ông Bush, đã chịu thương lượng và nhượng bộ đôi chút, thay vì cương quyết không khoan nhượng như trong nhiệm kỳ thứ nhất.
Tổng thống Bush đã biết trước những khó khăn nôi bộ ngày nay. Trước kỳ tuyển cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2004, ông Bush từng tuyên bố rằng nếu được đắc cử, ông cũng chỉ có được hai năm để thực hiện các chính sách của ông, tình tới giữa nhịêm kỳ này, tức là năm nay, sau đó thì ông chẳng khác môt chú vịt què.
Tổng thống Mỹ muốn nói tới truyền thống chính trị của xứ Hoa Kỳ này, luôn luôn bó tay các Tổng thống vào cuối nhiệm kỳ 2, vào lúc hai đảng chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Ông Bush không ứng cử nữa, trong khi phó Tổng thống Dick Cheney cũng không ra ứng cử.
Điều này có nghĩa là các ứng cử viên mới của cả hai đảng sẽ muốn chứng tỏ họ có những chủ trương chính sách mới, không đứng dưới cái bóng của Tổng thống George W. Bush và những người phụ tá của ông. Đên đó chiến lược toàn cầu có thể biến chuyển đến đâu, thì còn tuỳ vào sự kiện đảng Cộng Hoà hay đảng Dân chủ sẽ thắng cử ở toà Bạch ốc và điện Capitol.
Những bài liên quan
- Gia đình nạn nhân người Mỹ gốc Việt, 5 năm sau vụ khủng bố 11/9
- Cảm nhận của người Việt trong nước về biến cố 11/9
- Các diễn tiến của những vụ khủng bố tấn công ngày 11 tháng Chín
- Úc sẽ bắn hạ tất cả những máy bay bị quân khủng bố đánh cướp
- Những thành quả Hoa Kỳ đạt được trong cuộc chiến chống khủng bố
- Việt Nam cộng tác với Hoa Kỳ đóng tài khoản Bắc Triều Tiên
- Anh quốc bắt giữ 16 nghi phạm khủng bố
- Hezbollah chiến thắng thật không?
- Giải pháp nào tốt nhất cho Lebanon?
- Hoa Kỳ chờ đến hạn mà Liên Hiệp Quốc đề ra cho Iran
- Chính sách và vai trò của Hoa Kỳ về tình hình Trung Ðông
- Ấn Ðộ bắt giữ 20 người tinh nghi liên hệ với các vụ đánh bom Mumbai
- Hơn 160 người thiệt mạng vì một loạt vụ nổ ở Ấn Độ
- Mạng lưới bố ở Đông Nam Á đe dọa sẽ tiếp tục tấn công người Mỹ, Úc
- Trung Quốc và Nga đang tạo thế liên minh để chia 3 quyền lực?
- Philippines: khủng bố có thể phá hoại hội nghị thượng đỉnh ASEAN
- Nạn khủng bố và các vấn đề an ninh tại khu vực Đông Nam Á
- Các nước Ðông Nam Á sẽ làm gì trước những khó khăn liên tục xảy ra?
- Thêm 3 vụ đánh bom quyết tử mới xảy ra ở Ai Cập
- Ít nhất 22 người chết trong các vụ nổ bom khủng bố ở Ai Cập
- Họp Thượng Đỉnh Bush- Hồ Cẩm Đào
- Cuộc họp cấp cao Hoa Kỳ - Trung Quốc
- Al-Qaeda không liên quan đến vụ khủng bố ở London hồi tháng 7-2005
- Hỗ trợ Nhân quyền và Dân chủ: Bản ký lục của Hoa Kỳ 2005-2006
- Tìm thấy thi hài một công dân Mỹ bị quân khủng bố bắt cóc tại Iraq