Danh sách các doanh nghiệp tham nhũng của Ngân hàng Phát triển Á châu

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong những ngày Quốc hội họp, vấn nạn tham nhũng lại được nêu lên ngày càng nổi cộm hơn. Nhân chuyến viếng thăm và làm việc tại Washington của ông Peter Egens Pedersen, Tổng Kiểm toán của Ngân hàng Phát triển Á châu, Lê Dân tìm hiểu thêm về vấn đề tham nhũng tại Việt Nam dưới cái nhìn của một chuyên gia quốc tế.

MetroShopping200.jpg
Khách hàng tại chợ Metro ở Hà Nội. AFP PHOTO

Trong bản báo cáo vừa qua đọc trước Quốc hội khóa 11 kỳ 8, Thủ tướng Phan văn Khải thừa nhận rằng "điều đáng quan tâm hiện nay là tại các cơ quan có chức năng thực thi pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng..lại vẫn có không ít vi phạm, như sách nhiễu nhân dân, nhận hối lộ..."

Thừa nhận là một việc, mà tiêu diệt hay giảm thiểu được tệ nạn này lại là một việc khác. Ngày càng có nhiều vụ tham nhũng lớn bị báo chí và công luận phanh phui ra, đến lúc đó thì cấp lãnh đạo mới khiên cưỡng ra lệnh nghiêm khắc trừng trị.

Điển hình như các vụ cảnh sát giao thông thâu thuế mãi lộ khắp nơi từ nhiều thập niên qua, nhưng sau loạt bài của báo chí thì thiếu tướng Nguyễn Việt Thành mới chỉ thị thanh lọc hàng ngũ cảnh sát công an tỉnh Phú Thọ.

"Tai mắt của đảng và nhà nước"

Cũng bên lề kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội, cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt nhận xét rằng dân chúng là tai mắt của đảng và nhà nước, nên cần phát động phong trào và tạo cơ chế để toàn dân chống tham nhũng.

Thế nhưng trong thực tế thì có nhiều thông tin bị xếp vào loại "bí mật nhà nước", nên dân không được quyền biết. Nếu biết mà tố cáo thì bị tù tội vì tội danh này, trước cả những kẻ phạm tội tham nhũng có thể ra tòa hay không.

húng tôi không nhận được nhiều sự tố giác ở Việt Nam. Chúng tôi có nhận, tôi không nói là chẳng hề có. Tuy nhiên chỉ là về vài doanh nghiệp nhỏ, vài nhà cung cấp vật liệu ở địa phương mà chẳng ai biết tiếng đã bị chúng tôi đưa vào danh sách.

Chính vì thế mà khi nói về nạn tham nhũng và danh sách những cá nhân hoặc doanh nghiệp tham nhũng do Ngân hàng Phát triển Á châu ADB thiết lập để có biện pháp trừng phạt, thì ông Peter Egens Pedersen, Tổng Kiểm toán của Ngân hàng Phát triển Á châu, cho biết ở các nước Á châu khác thì danh sách này rất dài, điển hình như tại Indonesia.

Ông nói: "Tại Indonesia thì chúng tôi có hàng loạt các doanh nghiệp xứ này bị nằm trong danh sách cấm của chúng tôi. Nguyên do của việc này thì rất lành mạnh, chẳng hạn như mọi ngõ ngách làm ăn đều được dân chúng lưu tâm tới và hàng loạt khiếu tố đã được gởi đến Ngân hàng Phát triển Á châu. Chúng tôi chỉ có thể mở cuộc điều tra khi có tố giác và chúng tôi đợi chờ những sự tố giác đó."

Người Tổng Kiểm Toán của Ngân hàng Phát triển Á châu nhấn mạnh đến chỗ "tố giác" làm cơ sở để mở cuộc điều tra, mà ở Việt Nam mọi chi tiết về ngân sách dự toán công trình, về công tác gọi thầu và đấu thầu, về thông số kỹ thuật công trình....đều bị dấu nhẹm dưới vỏ bọc đầy đe dọa là "bí mật nhà nước" thì có mấy ai biết để mà đi tố giác, mà lại càng ít người dám tố giác với một tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á châu hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

Không dám tố giác

Vì những nghịch lý đó, ông Peter Egens Pedersen cho biết là không nhận được nhiều tố giác ở Việt Nam.

Ông nói: "Chúng tôi không nhận được nhiều sự tố giác ở Việt Nam. Chúng tôi có nhận, tôi không nói là chẳng hề có. Tuy nhiên chỉ là về vài doanh nghiệp nhỏ, vài nhà cung cấp vật liệu ở địa phương mà chẳng ai biết tiếng đã bị chúng tôi đưa vào danh sách.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Nhưng nếu anh hỏi về chuyện gì trầm trọng, thì không, chúng tôi chưa cấm đoán doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc tế nào, qua các dự án của Ngân hàng Phát triển Á châu tại Việt Nam."

Như vậy thì tình trạng tham nhũng các công trình trọng điểm, xóa đói giảm nghèo hay tăng trưởng kinh tế mà Ngân hàng Phát triển Á châu thực hiện tại Việt Nam ít bị "xà xẻo" hơn là tại Indonesia hay chăng ? Hay là tại nước bạn người dân có nhiều tự do hơn để giám sát công việc của nhà nước và tư cách đạo đức của quan chức?

Nhiều người lại nhớ tới lời nhận xét của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng dân chúng là tai mắt của đảng và nhà nước, nên cần phát động phong trào và tạo cơ chế để toàn dân chống tham nhũng. Chỉ hiềm là khi còn tại chức ông Kiệt đã không có được nhận xét chí lý đó.