Hội Nghị thượng đỉnh APEC năm nay có gì lạ?

Trần Sơn Nam

Từ nhiều năm nay, Hội Nghị thượng đỉnh APEC đã trở thành nơi gặp gỡ thường niên quan trọng trên chính trường quốc tế của một số đông các nhân vật lãnh đạo của 21 nước lớn nhỏ thuộc Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia. Theo thông lệ thì Hội Nghị được tổ chức luân phiên tại các nước thành viên.

ApecSKorea200.jpg
Ngoại trưởng Nam Hàn ông Ban Ki-moo thông báo kết quả vòng đàm phán đầu tiên tại hội nghị APEC. AFP PHOTO

Do một quyết định đã có từ năm ngoái, năm nay Nam Hàn được chỉ định tổ chức Hội Nghị. Thượng đỉnh APEC có tầm quan trọng đặc biệt vì 21 thành viên là những nước có lãnh hải nằm trong Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam và những nước đóng vai trò thiết yếu trên chính trường và thị trường thế giới, như Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Việt Long tham khảo ý kiến của ông Trần Sơn Nam về những vấn đề chính sẽ được mang ra thảo luận tại Hội Nghị này. Trần Sơn Nam là bút hiệu của một nhà ngoại giao kỳ cựu, hiện sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ.

Những vấn đề sẽ được thảo luận

Việt Long: Thưa ông Trần Sơn Nam, APEC mang tên là Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế vùng châu Á Thái Bình Dương, vậy trước hết nhờ ông tường trình cùng thính giả là Hội Nghị APEC năm nay thảo luận vấn đề kinh tế quan trọng nào liên quan đến kinh tế toàn cầu.

Trần Sơn Nam: Thưa, đặc biệt năm nay Hội Nghị APEC lại được tổ chức chưa đầy một tháng trước một hội nghị quốc tế quan trọng khác về vấn đề tự do mậu dịch sẽ được tổ chức tại Hồng Kông vào ngày 13 tháng tới.

Tự do mậu dịch là mấu chốt cho sự vận hành của tổ chức WTO, và tại những hội nghị trước ở Doha và Qatar năm 2001 người ta đã được thấy là đã có sự đồng thuận giữa các nước về những mục tiêu cần phải được đạt tới để có mậu dịch tự do, nhưng cho đến nay những mục tiêu này đều không đạt được, do chủ trương bảo vệ và bao cấp ngành nông của một số các nước Châu Âu và kỹ nghệ tiền tiến khác trong đó có cả Mỹ và Nhật.

Tự do mậu dịch là mấu chốt cho sự vận hành của tổ chức WTO, và tại những hội nghị trước ở Doha và Qatar năm 2001 người ta đã được thấy là đã có sự đồng thuận giữa các nước về những mục tiêu cần phải được đạt tới để có mậu dịch tự do.

Giới quan sát quốc tế lo ngại rằng hội nghị về mậu dịch sắp tới ở Hồng Kông sẽ thất bại nếu không có áp lực của những nền kinh tế lớn trên thế giới, do đó mà Hội Nghị APEC năm nay có một tầm quan trọng đặc biệt với sự ước mong của nhiều nước là vấn đề sẽ được mang ra thảo luận tại Hội Nghị và một sự đồng thuận giữa các nước sẽ giúp cho sự thành công của hội nghị Hồng Kông.

Việt Long: Ảnh hưởng của những nền kinh tế thuộc khu vực Thái Bình Dương, nghĩa là thuộc phạm vi của APEC mạnh tới mức nào mà người ta phải đặt kỳ vọng vào tổ chức này ?

Trần Sơn Nam: Nói một cách tổng quát thì những nước thuộc phạm vi APEC gồm có tất cả 21 nước, một số thuộc Châu Á và một số thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia, tất cả đều là những nước ở ven bờ Thái Bình Dương. Trong số những nước này lại có bảy trong số 13 nền kinh tế mạnh nhất, quy tụ một phần ba dân số của cả nhân loại, gần hai phần ba kinh tế thế giới và gần một nửa nền thương mại toàn cầu.

Nếu tất những nước APEC đồng thuận chủ trương thuyết phục cho kỳ được những nước cố thủ giữ vững chủ trương bảo vệ ngành nông của họ thì may ra việc thực hiện những mục tiêu của WTO mới tiến xa được.

Bản thông cáo chung

Việt Long: Từ hôm thứ ba vừa qua, người ta đã được thấy có những buổi họp sơ bộ ở cấp các Bộ Trưởng Thương Mại và Ngoại Giao và hôm thứ tư một bản thông cáo chung đã được chấp thuận. Nội dung thông cáo đó ra sao, và liệu có phải nhờ đó mà Hội Nghị APEC sẽ mang lại kết quả chờ đợi hay không?

Trần Sơn Nam: Thưa, vào ngày thứ năm vừa qua, thông cáo chung này đã được các Ngoại trưởng ký tên đồng thuận, nhưng chính sách cụ thể thì còn phải chờ sự chấp thuận của các nguyên thủ quốc gia trong những ngày Hội Nghị thượng đỉnh.

Theo một số quan sát viên quốc tế thì đây là một bản thông cáo với lời lẽ khá mạnh của những nước có nền kinh tế lớn, ủng hộ một thỏa hiệp rộng rãi về mậu dịch để có thể giúp cho hội nghị Hồng Kông thành công.

Thông cáo còn kêu gọi phá vỡ sự bế tắc trong cuộc thương lượng về buôn bán nông sản quốc tế, kêu gọi thượng đỉnh APEC mạnh mẽ khuyến cáo những nước thành viên Tổ chức Mậu dịch Thế giới hãy uyển chuyển vì lợi ích của nền thương mại toàn cầu.

ApecProtest200.jpg
Nông dân đụng độ với cảnh sát Nam Hàn tại Seoul hôm 15-11-2005. AFP PHOTO

Tuy ngụ ý rõ ràng nhắm vào khối Liên hiệp châu Âu để khối này có thể nhượng bộ trong vấn đề bảo hộ mậu dịch cho nông sản xuất khẩu, nhưng thông cáo không đả động trực tiếp đến các nước Châu Âu...

Vấn đề mậu dịch

Việt Long: Về vấn đề mậu dịch thì ngay giữa Trung Quốc và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu, giữa khối châu Âu với các quốc gia đang phát triển, cũng như giữa Trung Quốc với Mỹ cũng còn nhiều mâu thuẫn, thì làm sao tại Hội Nghị Ngoại trưởng của APEC lại có được sự đồng thuận ?

Trần Sơn Nam: Thưa, vấn đề mậu dịch trên chính trường quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Trên nguyên tắc thì chủ trương tự do mậu dịch là điều nước nào cũng nói tới, nhưng đến khi có sự động chạm tới quyền lợi của người dân thuộc một ngành nào đó trong nền kinh tế nội bộ thì lúc bấy giờ người ta mới thấy những mâu thuẫn nổi lên.

Nhưng nếu chỉ là vấn đề giữa hai nước, như vụ hàng hóa thuộc loại may mặc giữa Trung Quốc và Mỹ thời gian gần đây, thì đó là những vấn đề thuộc loại song phương. Nếu có sự điều đình, tạm thời giải quyết vấn đề trong thời gian hiện tại và đẩy lui vấn đề để tương lai giải quyết thì tình trạng cũng có thể tạm yên.

Còn những vấn đề đòi hỏi sự đồng thuận của nhiều nước thì phải được đem ra những hội nghị như APEC chẳng hạn. Ở một hội nghị lớn như APEC mà đạt được đồng thuận mới là điều đáng chú ý.

Việt Long: Nhưng lập trường của Liên hiệp châu Âu về vấn đề bảo hộ mậu dịch ra sao, sau khi APEC nhắn với họ một thông điệp như vậy?

Trần Sơn Nam: Trước đó, vào hôm thứ ba thì Uỷ viên thương mại của Liên hiệp châu Âu là ông Peter Mandelson đã tuyên bố khối Liên hiệp này không thể nhượng bộ thêm, hội nghị WTO oở Hồng Kông có đề nghị thêm về nông sản thì chỉ làm cho cụôc thương lượng mất cân bằng thêm mà thôi.

Như thế nghĩa là hội nghị Hồng Kông sẽ có nhiều nguy cơ thất bại, và kinh tế toàn cầu hoá với mậu dịch tự do cũng sẽ gặp trở ngại lớn lao, chưa biết tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên đó là nếu chỉ căn cứ vào lòi tuyên bố của ông Mandelson, trong khi từ nay đến đó cũng còn một ít thời gian.

vấn đề mậu dịch trên chính trường quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Trên nguyên tắc thì chủ trương tự do mậu dịch là điều nước nào cũng nói tới, nhưng đến khi có sự động chạm tới quyền lợi của người dân thuộc một ngành nào đó trong nền kinh tế nội bộ thì lúc bấy giờ người ta mới thấy những mâu thuẫn nổi lên.

Vả lại Mỹ và Úc cũng là những nước bảo vệ ngành nông, nhưng đã cùng APEC lên tiếng khuyến cáo Liên hiệp châu Âu nên mềm dẻo để hội nghị Hồng Kông có thể đạt kết quả. Cho nên tôi cho rằng cũng vẫn còn một ít cơ may cho hội nghị Hồng Kông.

Một số vấn đề lớn khác

Việt Long: Ngoài vấn đề kinh tế thương mại thì hội nghị Ngoại trưởng APEC đề cập đến những vấn đề nào khác nữa?

Trần Sơn Nam: một số vấn đề lớn đang là mối quan tâm chung của các nước đã được mang ra thảo luận, đặc biệt là vấn đề chíến dịch toàn cầu chống khủng bố và nhu cầu hợp tác giữa các nước để chống lại dịch cúm gia cầm đang có khả năng lan ra ở nhiều nơi trên thế giới. Về hai vấn đề này thì xem ra sự đồng thuận đã được đạt tới một cách dễ dàng vì không nước nào nghĩ rằng có thể một mình đối phó với vấn đề.

Việt Long: Thế còn về mặt quan hệ giữa các nước thì sao?

Trần Sơn Nam: Hội Nghị quan trọng như APEC luôn luôn là một cơ hội gặp gỡ giữa những nhân vật lãnh đạo, và đây là dịp thuận tiện để họ thăm dò ý kiến của nhau. Mặc dầu như vậy, những sự trục trặc một đôi khi cũng vẫn còn, tỉ dụ điển hình là vụ ông Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch Trung Quốc, từ chối không muốn gặp ông Koizumi, Thủ Tướng Nhật Bản, chỉ vì ông này đã đi thăm đền Yusukuni.

Trái lại, Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thống Nam Hàn có vẻ đồng thuận về nhiều vấn đề liên quan đến Bắc Hàn và châu Á. Hai Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc hội kiến và đưa ra những lời tuyên bố thân thiện vè quan hệ hai bên. Người ta lại thấy Tổng Thống Mỹ có những buổi hội đàm tay đôi với Tổng Thống Nga, Thủ Tướng Malaysia, và Tổng Thống Indonesia.

Và dĩ nhiên cũng lại có cuộc hội đàm tay đôi giữa hai ông Bush và Hồ Cẩm đào vì ngay sau khi Hội Nghị APEC chấm dứt thì ông Bush sẽ thực hiện chuyến công du chính thức tới thăm Trung Quốc.

Người ta cũng không quên là sang năm sẽ đến phiên Việt Nam tổ chưc hội nghị và ông Bush có hứa sẽ đến dự hội nghị. Do đó mà phái đoàn Việt Nam có lẽ cũng muốn học hỏi kinh nghiệm của buổi họp năm nay.

Việt Nam chờ đợi gì ở APEC

Việt Long: Cuối cùng, Việt Nam có chờ đợi gì ở Hội Nghị APEC không ?

Trần Sơn Nam: trong hiện tại thì không có vấn đề gì liên quan trực tiếp tới Việt Nam, nhưng người ta cũng không quên là sang năm sẽ đến phiên Việt Nam tổ chưc hội nghị và ông Bush có hứa sẽ đến dự hội nghị.

Do đó mà phái đoàn Việt Nam có lẽ cũng muốn học hỏi kinh nghiệm của buổi họp năm nay. Vả lại, ngoài hành lang hội nghị ở Busan, người ta cũng chờ đợi các nước lên tiếng trong một bản tuyên bố riêng ủng hộ việc Liên Bang Nga và Việt Nam xin gia nhập WTO.

Việt Long: Cảm ơn ông Trần Sơn Nam