Vụ kiện của ông Trần Văn Trường, một Việt kiều Mỹ về nước làm ăn


2006.03.31

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Lâu nay có số người Việt định cư tại nước ngoài khi về nước làm ăn gặp trở ngại. Một số vụ kiện cáo trở thành đề tài của báo chí cả trong lẫn ngoài nước như vụ Trịnh Vĩnh Bình vẫn chưa được giải quyết. Gần đây lại nổi lên vụ kiện ông Trần Văn Trường tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Và phiên xử sơ thẩm vừa diễn ra tại Đồng Tháp hôm ngày 21 tháng 3 vừa qua.

TranVanTruong150.jpg
Ông Trần Văn Trường tại Los Angeles hôm 19-2-1999. AFP PHOTO

Báo Tiền Phong Online có bài với phần mở đầu là ‘chưa kịp bán cá để trả nợ tiền cám, ông Trường đã bị một số người can thiệp vào món nợ dù chưa đến hạn, sau đó bị cơ quan tỉnh Đồng Tháp phong toả tài sản.

Tờ báo thuật lại từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2005, ông Trần Văn Trường hợp đồng mua thức ăn với ông Nguyễn Văn Dợn ngụ cùng địa phương với tổng số tiền trên 1,3 tỷ.

Ông Trường đã thanh toán cho ông Dợn 405 triệu đồng. Sốnợ còn lại, ông Trường cam kết sẽ thanh toán cho ông Dợn đến hết này 30 tháng 12 năm 2006, sau khi thu hoạch hai hồ cá.

Đầu tháng 12 khi chưa đến hạn trả nợ một số người có quyền lực xuất hiện và hành động để can thiệp.

Ngày 29 tháng 12 năm 2005 ông Trường bán đuợc cá cho DNTN Vạn An ở Hậu Giang. Đơn vị này hẹn ngày 13 tháng 1 giao tiền.

Bạn nghĩ gỉ về vụ việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Ngày 3/1 năm 2006 ông Dợn nộp đơn lên TAND tỉnh Đồng Tháp khởi kiện đòi ông Trường trả nợ.

Ngày 6 tháng 1 năm 2006, TAND tỉnh Đồng Tháp ra thông báo thụ lý vụ án dân sự do Thẩm phán Lê Thị Kim Chung ký, yêu cầu 15 ngày sau khi nhận đuợc thông báo, DNTN Tân Trường Khanh của ông Trường phải có ý kiến cho TAND tỉnh Đồng Tháp. Sáu ngày sau thẩm phán Lê thị Kim Chung lại ký quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với DNTN Tân Trường Khanh.

Ngày 13 tháng 1 năm 2006 đúng ngày DNTN Vạn An thanh toán tiền cho Tân Trường Khanh thì cán bộ thi hành án tỉnh Đồng Tháp triển khai quyết định 37/QĐ-CD-THA kê biên khẩn cấp tạm thời tài sản đối với ông Trần Văn Trường.

Báo Tiền Phong Online không ghi rõ chi tiết là hợp đồng mua cám giữa doanh nghiệp của ông Trần Văn Trường và người cùng địa phương là ông Nguyễn Văn Dợn như thế nào? Nhưng luật sư Nguyễn Thắng Cảnh, phó ban chính trị xã hội thuộc Hội Liên lạc với người Việt ở nước ngoài cho biết: “Họ chỉ có hợp đồng miệng mà thôi.”

Sau khi toà sơ phẩm tuyên án thì bản thân bị đơn Trần Văn Trường có ý kiến về phiên xử đó: “Xử không công bằng.”

Những điều mà ông Trần Văn Trường vừa trình bày trước đó được Tiền Phong Online ghi rõ và theo báo này thì việc làm của một số cán bộ thừa hành pháp luật vô tình làm vẫn đục môi trường đầu tư, trong khi nhà nước có chủ trương kêu gọi Việt Kiều về xây dựng đất nước.

Cơ quan bảo vệ kiều bào cũng sắp cử người về Đồng Tháp để xem xét vụ việc như lời luật sư Nguyễn Thắng Cảnh cho biết: “Ngày 5 tháng 4 này sẽ về Đồng Tháp.”

Bản thân ông Trần Văn Trường đã làm đơn kháng án. Tuy vậy, các cơ quan chức năng từ trung ương sẽ vào cuộc ra sao là điều mà bản thân ông Trần Văn Trường, cũng như nhiều người quan tâm đang mong đợi?

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.