Mặc dù bị đàn áp, các cuộc biểu tình của người dân Miến Ðiện lan rộng hơn


2007.08.31

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Đã hơn 2 tuần lễ trôi qua và bất chấp những vụ bắt bớ xảy ra, các cuộc biểu tình của người dân Miến Ðiện vẫn tiếp tục được thực hiện cũng như lan rộng hơn. Khởi đầu ở thủ đô Rangoon trước khi xuất hiện ở các khu vực ngoại ô, bây giờ tin tức cho biết những cuộc biểu tình đã bắt đầu xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

BurmeseProtest200.jpg
Đã hơn 2 tuần lễ trôi qua và bất chấp những vụ bắt bớ xảy ra, các cuộc biểu tình của người dân Miến Ðiện vẫn tiếp tục được thực hiện cũng như lan rộng hơn. AFP PHOTO >> Xem hình lớn hơn

Cuộc biểu tình đầu tiên xảy ra ở ngay Rangoon hôm 15 tháng này, sau khi chính quyền quân sự Miến quyết định tăng giá xăng dầu và giá vé xe buýt mà không thông báo trước cho người dân.

Các đoàn biểu tình quy tụ từ vài chục người cho đến hàng trăm người còn đòi hỏi chính quyền phải cải thiện đời sống cua dân chúng, để Miến Ðiện không mãi mãi là một trong những nước nghèo nhất ASEAN và thế giới.

Cuộc tranh đấu của người dân Miến Ðiện sẽ đem lại kết quả như thế nào? Liệu những cuộc biểu tình cỡ nhỏ hiện nay có thể đưa đến một cuộc nổi dậy như hồi 1988 hay không? Ðó là một số trong các câu hỏi chúng tôi đặt ra với ông Aung Din, vị khách mời tuần này.

Ông Aung Din là Giám Ðốc Hoạch Ðịnh Chính Sách của Chương Trình Vận Ðộng Cho Miến Ðiện Tại Mỹ. Ông đã từng bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù trong nhiều năm trời, trước khi trốn khỏi Rangoon.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi ông rời Washington để sang Châu Âu, vận động ngoại giao, kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho cuộc tranh đấu của người dân nước ông. Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Lan rộng

Nguyễn Khanh: Chào ông và chúng tôi xin phép được đi ngay vào vấn đề. Tin tức ông nhận được thì tình hình như thế nào?

Về các cuộc cuộc biểu tình thì tôi có thể nói như thế này: hiện giờ đang lan rộng và số người tham gia cũng đang gia tăng. Thoạt đầu chỉ có vài chục người, sau đó lên đến hàng trăm người và hiện nay đã có cuộc biểu tình có cả ngàn người tham gia, như cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm qua ở Meikhtila thuộc miền Tây Miến Ðiện, trong đó có nhiều nhà sư tham dự.

Ông Aung Din: Tin tức mới nhất mà văn phòng chúng tôi nhận được từ Miến Ðiện cho biết cuộc tuyệt thực đòi hỏi nhà cầm quyền Rangon phải cho một người bị bắt được chữa trị vẫn đang tiếp diễn. Người bị thương là ông Ye Thein Naing, 37 tuổi, bị gãy chân khi cảnh sát tràn vào giải tán đoàn biểu tình mà ông ta tham gia. Những người bị bắt cùng với ông này đã tự nguyện tuyệt thực, cho đến khi nào chính phủ đưa ông ta vào viện để chữa trị.

Về các cuộc cuộc biểu tình thì tôi có thể nói như thế này: hiện giờ đang lan rộng và số người tham gia cũng đang gia tăng. Thoạt đầu chỉ có vài chục người, sau đó lên đến hàng trăm người và hiện nay đã có cuộc biểu tình có cả ngàn người tham gia, như cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm qua ở Meikhtila thuộc miền Tây Miến Ðiện, trong đó có nhiều nhà sư tham dự.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh ở điểm này: lúc đầu, các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra trên đường phố của thủ đô Rangoon, sau đó lan đến những vùng phụ cận thủ đô và trong một vài ngày vừa rồi đã lan sang các tỉnh. Sự kiện này chứng tỏ là an ninh mỗi ngày một nghiêm nhặt hơn, công an, cảnh sát hiện diện ở khắp mọi nơi nhưng người dân vẫn tham dự các cuộc biểu tình để nói lên điều ai cũng biết là họ không hài lòng với chính quyền và chính sách hiện tại.

Dĩ nhiên nhà cầm quyền không để yên. Con số hàng trăm người bị bắt trong tuần lễ này chứng minh điều đó. Có một số nhân vật quan trọng đã phải bỏ trốn, và ngay chính báo chí thế giới cũng đã loan tin là chính quyền đang truy lùng họ.

Nguyễn Khanh: Hầu hết những người đang bị giam cầm là những người lãnh đạo các cuộc biểu tình, hay có thể nói họ chính là đầu não của cuộc tranh đấu ?

Ông Aung Din: Điều đó đúng.

Nhiều người bị bắt

Nguyễn Khanh: Bây giờ như ông vừa mới bảo thì có cả trăm người bị bắt rồi, thế thì còn ai người dân để trông đợi nữa?

Tôi hy vọng như thế, và tôi cũng dự đoán điều đó có khả năng xảy ra. Lý do khiến cho tôi nói điều này bởi vì ngay những binh sĩ trong quân đội Miến Ðiện cũng đang phải sống trong cảnh nghèo đói như nhưng người dân khác, và vì thế thảm họa ngày nay là thảm họa chung của cả nước, chứ không phải của một tập thể dân chúng riêng biệt nào cả.

Ông Aung Din: Thật ra thì vẫn còn rất nhiều người nằm trong thành phần tổ chức mà nhà nước Rangoon không biết được. Họ là những người đứng đằng sau, điều khiển cuộc tranh đấu hiện nay.

Tôi đồng ý với ông là đã có nhiều người bị bắt, chẳng hạn như thành phần sinh viên không thôi cũng có khoảng 40 người bị bắt rồi, nhưng tôi có thể khẳng định với ông là con số người hoạt động bí mật còn rất nhiều, và đó cũng chính là lý do tại sao các tướng lãnh cầm quyền gia tăng truy lùng trên địa bàn cả nước.

Tôi cũng muốn nói thêm là khi tham gia hoạt động, ai cũng biết sẽ gặp những khó khăn và sẵn sàng chấp nhận những thử thách đó. Nhà nước cứ việc truy lùng, nhưng không ngăn cản được quyết tâm của chúng tôi và hơn nữa, quyết tâm của người dân đâu. Mất người này, chúng tôi còn người khác.

Nguyễn Khanh: Điều tôi nhận thấy là chính phủ Rangoon đang sử dụng một chiến lược mới, là chỉ bắt giữ những người cầm đầu, còn dân chúng thì họ bắt phải hứa hoặc khuyên nhủ không nên ủng hộ biểu tình. Có phải là giới lãnh đạo nhà nước bây đã khôn khéo hơn trước không?

Ông Aung Din: Ông nói đúng. Chính phủ Rangoon đang áp dụng một chính sách khác, nhưng tôi nghĩ là họ khôn khéo hay khôn ngoan hơn đâu. Trước đây họ áp dụng chính sách công an trị, sẵn sàng nổ súng bắt vào dân. Bây giờ thì tình hình đã khác, họ tự hiểu là không thể bắn giết như đã từng làm trước đây được nữa.

Lối làm việc của họ hiện nay là vẫn tiếp tục đàn áp những người biểu tình, vẫn đánh đập, nhưng tránh đừng để cho người khác thấy có đổ máu. Tôi có thể kể cho ông nghe là trước hoặc sau khi bị nhà cầm quyền bắt giữ, những nhà tranh đấu của chúng tôi bị đánh đập tra tấn đến mức chảy máu nội, dập xương sườn, đánh gẫy chân. Chảy máu nội, dập xương sườn hay gẫy chân thì đâu có ai thấy chảy máu. Thành ra, lối làm việc của họ bây giờ dã man hơn trước nhiều lắm.

Nguyễn Khanh: Liệu một cuộc nổi dậy sẽ bùng nổ ở Miến Ðiện, như cuộc nổi dậy so tập thể sinh viên lãnh đạo hồi 1988, hay không?

Ông Aung Din: Tôi hy vọng như thế, và tôi cũng dự đoán điều đó có khả năng xảy ra. Lý do khiến cho tôi nói điều này bởi vì ngay những binh sĩ trong quân đội Miến Ðiện cũng đang phải sống trong cảnh nghèo đói như nhưng người dân khác, và vì thế thảm họa ngày nay là thảm họa chung của cả nước, chứ không phải của một tập thể dân chúng riêng biệt nào cả.

Như lúc nãy tôi đã nói, lúc đầu các cuộc biểu tình chỉ xảy ra ở Rangoon với vài chục người tham gia, bây giờ đã bùng ra ở nhiều nơi, số người tham gia lên đến con số hàng trăm, và tất cả đều là những cuộc biểu tình ôn hòa. Tôi không nói trước con số người tham gia biểu tình là bao nhiêu, nhưng tôi biết rất rõ là cuộc biểu tình sẽ tiếp tục và sẽ lan rộng hơn.

Thực tế thì khi cuộc biểu tình mới bắt đầu, chúng tôi đã thành lập một mạng lưới để cung cấp thông tin cho nhiều Chính Phủ, kể cả Liên Hiệp Quốc, đồng thời chúng tôi cũng mở một cuộc vận động ở tầm mức rất rộng lớn, yêu cầu thế giới lên tiếng đòi chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt giữ.

Nguyễn Khanh: Hồi 1988, quân đội nổ súng giết chết mấy nghìn người và theo tôi được biết thì trong đó có rất nhiều bạn sinh viên của ông. Chuyện cũ này có làm người dân lo sợ, không dám hưởng ứng kêu gọi tham gia biểu tình không?

Ông Aung Din: Thưa ông, tình thế bây giờ khác rồi. Hồi 1988, tàn sát xảy ra mà thế giới hầu như chẳng mấy ai biết. Bây giờ tin dân Miến Ðiện biểu tình được phổ biến cả thế giới, kèm theo hình ảnh nữa.

Trong thời gian 2 tuần lễ qua, chắc ông cũng biết là có hàng ngàn bản tin nói về các vụ biểu tình được phổ biến, loan tải trên mặt báo, T.V., radio. Tin tức từ bên trong, tức là từ Miến Ðiện, đưa ra ngoài rất nhanh và nhà cầm quyền không thể nào ngăn chận được.

Phản ứng của thế giới

Nguyễn Khanh: Đồng ý là thế giới biết đến các vụ biểu tình, nhưng –xin ông thứ lỗi-, tôi thấy phản ứng của cộng đồng quốc tế yếu lắm…

Ông Aung Din: Thực tế thì khi cuộc biểu tình mới bắt đầu, chúng tôi đã thành lập một mạng lưới để cung cấp thông tin cho nhiều Chính Phủ, kể cả Liên Hiệp Quốc, đồng thời chúng tôi cũng mở một cuộc vận động ở tầm mức rất rộng lớn, yêu cầu thế giới lên tiếng đòi chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt giữ.

Cuộc vận động của chúng tôi vẫn tiếp tục, và đã có kết quả. Có thể ông nghĩ là việc làm của chúng tôi không có hy vọng gì, nhưng thưa với ông, chúng tôi chẳng bao giờ mất hy vọng.

Nguyễn Khanh: Không, có lẽ ông không nắm bắt được ý câu hỏi của tôi. Tôi không hề nói là việc làm của các ông không đem lại kết quả. Tôi chỉ muốn trình bày sự thật là phản ứng của thế giới quá yếu, quá nhẹ.

Ông Aung Din: Tôi biết, tôi biết điều đó. Tôi cũng biết là trong 10 năm qua, Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần muốn đưa vấn đề Miến Ðiện ra thảo luận và đề nghị biện pháp với Rangoon, nhưng đều bị Trung Quốc và Nga dùng quyền phủ quyết. Hiện nay có khả năng vấn đề sẽ chính thức được đưa ra bàn thảo.

Chúng tôi đang ráo riết vận động với các nước trong Hội Ðồng Bảo An, kêu gọi triệu tập phiên nhóm khẩn để bàn về việc này và đưa ra thông điệp cứng rắn với giới lãnh đạo quân sự Rangoon.

Nguyễn Khanh: Câu trả lời ông nhận được từ Hội Ðồng Bảo An như thế nào?

Ông Aung Din: Một số dân biểu, nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ cuộc tranh đấu của người dân chúng tôi, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy Hội Ðồng Bảo An triệu tập phiên họp khẩn cấp để bàn về chuyện Miến Ðiện.

Chúng tôi cũng đang ráo riết vận động với những quốc gia khác nữa và hy vọng trước áp lực sẽ đến từ khắp nơi, Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ sớm có thái độ đối với các tướng lãnh đang cầm quyền tại Miến Ðiện.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Aung Din.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.