Thêm một nhóm người Thượng sang lánh nạn xứ Chùa Tháp
2006.07.28
Nguyễn Bình, đặc phái viên đài RFA
Bên xứ láng giềng Chùa Tháp, lại có thêm một nhóm người Thượng Việt Nam từ Tây Nguyên sang lánh nạn. Phóng viên Nguyễn Bình từ Campuchia có bài tường trình về sự kiện này.

Dân làng người dân tộc Jaray ở huyện Ôyađao, tỉnh Rattanakiri, thuộc miền Đông Bắc Campuchia cho biết vào hôm thứ Tư, ngày 26 tháng 7 vừa qua, là họ đã tìm thấy một nhóm người Thượng Việt Nam mới, đang ẩn núp ở gần làng của họ, với mục đích chờ Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) đến cứu giúp.
Có 2 người Jaray xin được dấu tên cho biết, họ đã bỏ ra 2 ngày đi đường từ lang dân tộc thiểu số của mình đến thị xã Ban Lung, tỉnh lỵ Rattanakiri, xin gặp tổ chức nhân quyền ở đây để báo cáo về người Thượng Việt Nam, mà họ cho rằng vừa mới đến Campuchia vào đầu tuần này.
Đến từ huyện Đắc Cư, tỉnh Gia Lai
Những người Jaray này đã gặp tổ chức nhân quyền ADHOC và cho biết những người Thượng Việt Nam vừa đến lánh nạn ở đây toàn là nam giới, với số lượng chưa rõ là bao nhiêu, nhưng được biết những người này ở độ tuổi từ 21 đến 35, và họ đến từ huyện Đắc Cư, tỉnh Gia Lai.
Một người Jaray cho Đài RFA biết, là họ đã gặp nhóm người Thượng Việt Nam ở trong rừng, và những người Thượng này nhờ họ đến báo với các tổ chức nhân quyền và Liên hiệp quốc đến cứu giúp. Hiện những người Thượng này đang trốn ở trong một cái hang núi, và đang ở trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn quần áo, lương thực.
Ông Pen Bunna, đại diện tổ chức nhân quyền ADHOC ở tỉnh Rattanakiri xác nhận là những người dân làng Jaray này có đến trụ sở của ông cho biết tin về người Thượng Việt Nam như vừa kể, và tổ chức của ông cũng đã báo cáo với Văn phòng UNHCR tại thủ đô Phnom Penh.
Ông Pen Bunna cho biết điều đáng quan tâm là vào tháng này đang có mưa to, và những người Thượng ở trong rừng có thể bị bệnh sốt rét.
Tị nạn chính trị
Vào tháng 5 năm 2006 vừa qua, các tổ chức nhân quyền ở tỉnh Mondulkiri, cũng thuộc miền Đông Bắc xứ Chùa Tháp cho biết là có một nhóm người Thượng Việt Nam gồm 7 người đang lánh nạn tại đây.
Hồi tuần trước, nhân viên Văn phòng UNHCR cho biết nhóm 7 người này đã tự động đi từ tỉnh Mondulkiri đến trại tập trung ở thủ đô Phnom Penh, trước khi Văn phòng này có kế hoạch đến cứu.
Đại diện Văn phòng UNHCR tại thủ đô Phnom Penh, ông Chung Rawuth, cho biết tổ chức của ông không thể đơn phương hành động trong việc cứu trợ người Thượng Việt Nam, mà cần thiết phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng của nước sở tại, đó là Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao.
Ông Chung Rawuth khẳng định là mọi thông tin liên quan đến sự có mặt của người Thượng Việt Nam ở miền Đông Bắc xứ Chùa Tháp trong thời gian gần đây, tổ chức ông điều có bản tường trình gởi Bộ Ngoại giao nước sở tại và đang chờ lệnh của của cơ quan này.
Chính quyền địa phương của 2 tỉnh thuột miền Đông Bắc Campuchia, là Mondulkiri và Rattanakiri thường bác bỏ những thông tin cho rằng có người Thượng Việt Nam sang tị nạn chính trị.
Nhưng từ đầu năm 2004 cho đến nay, UNHCR đã cứu giúp được khoảng 1000 người Thượng Việt Nam sang lánh nạn tại vùng này. Với nguyên nhân cho rằng bị chính quyền Việt Nam đánh đập, bắt ký tên bỏ đạo, hoặc bị tước đoạt quyền sử dụng đất v.v..
Những bài liên quan
- Một ngày với người Việt trên sông nước Tonlesap ở Cambodia
- Cô gái Việt trốn thoát từ một tiệm massage trá hình ở Cambodia
- Cộng đồng người Việt sắc tộc Chàm ở Campuchia
- Đời sống của người Việt ở ngoại ô Phnom Penh
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-6-2006)
- Human Rights Watch: Việt Nam nên cải thiện tình hình thay vì chối bỏ
- Nhận định của UNHCR về vấn đề người Thượng hồi hương
- Tình cảnh của những người Thượng hồi hương từ Campuchia
- Human Rights Watch tố cáo Việt Nam ngược đãi những người Thượng hồi hương
- Thêm 7 người Thượng Việt Nam đang chờ UNHCR cứu giúp
- Việt Nam và Cambodia sẽ cắm cột mốc biên giới vào tháng 9
- Người Việt tị nạn tại Cambodia sắp gặp nhiều khó khăn
- Hội thảo về quyền tự do ngôn luận trong các chế độ độc tài
- Việt Nam tham gia triển lãm Thế giới Công nghệ Thông tin ở xứ Chùa Tháp
- Đánh bạc tại các sòng bài dọc biên giới Việt Nam-Campuchia
- 15 người Hmong Việt Nam chạy qua Thái Lan tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR
- Mục sư Ngô Đắc Lũy sẵn sàng giúp đỡ mọi nạn nhân của tệ buôn bán phụ nữ từ Việt Nam sang Cambodia
- Thêm 6 người Thượng tị nạn ở Campuchia hồi hương về Việt Nam
- Quốc vương Norodom Sihamoni sang thăm Việt Nam
- 27 người Việt tỵ nạn tại Cambodia kêu cứu vì hoàn cảnh sống khó khăn
- Những người Việt hoạt động cho tự do tôn giáo gặp khó khăn ở Cambodia
- Thêm 8 người Thượng từ Campuchia hồi hương về Việt Nam
- Những người không biết Tết
- Tại sao người Thượng vẫn tiếp tục bỏ trốn?
- Thêm 75 người Thượng Việt Nam chạy sang Campuchia được UNHCR giúp đỡ