Luật chống tham nhũng đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa được thi hành


2006.06.12

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tham nhũng là vấn nạn nhức nhối của Việt Nam. Quốc hội họp cũng bàn về tham nhũng, thế rồi nhóm tư vấn các quốc gia cấp viện cho Việt Nam hiện họp giữa kỳ tại Nha Trang cũng nêu vấn đề tham nhũng ra. Các ý kiến đều chỉ ra rằng nếu Việt Nam giải quyết được tệ nạn này thì mới mong phát triển nhanh chóng.

LawCourt200.jpg
AFP PHOTO

Tuy vậy hiện có một nghịch lý là luật chống tham nhũng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Sáu vừa qua; nhưng đến nay vẫn chưa thể thi hành vì các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Phạm Liêm Chính, Văn phòng Hà Nội về điều này và được ông giải thích. Luật sư Phạm Liêm Chính: Theo qui trình làm luật của Việt Nam thì luật là khung hướng dẫn chung mà thôi nên cần thiết phải có văn bản hướng dẫn thì mới thi hành được. Điều này khác với một số quốc gia khác là luật ban hành ra đã chi tiết rồi và có thể thi hành ngay, còn Việt Nam thì chưa.

Gia Minh: Vậy sao không theo qui trình làm luật với hình thức tiến bộ đó?

Luật sư Phạm Liêm Chính: Đó là quyền quyết định của Ban Sọan thảo, do họ muốn có luật ra nhanh chóng. Nếu ngay từ đầu có ban sọan thảo liên ngành thì khi ra luật sẽ thuận tiện hơn.

Gia Minh: Có thể nói là các đại biểu quốc hội tham gia làm luật cũng có phần trách nhiệm do khả năng hạn chế của họ?

Luật sư Phạm Liêm Chính: Thường ở Việt Nam, phía hành pháp sọan dự thảo rồi đưa ra cho quốc hội góp ý kiến thông qua. Khâu làm luật qua nhiều buớc như thế nên phải nâng cấp các cơ quan của chính phủ…

Theo qui trình làm luật của Việt Nam thì luật là khung hướng dẫn chung mà thôi nên cần thiết phải có văn bản hướng dẫn thì mới thi hành được. Điều này khác với một số quốc gia khác là luật ban hành ra đã chi tiết rồi và có thể thi hành ngay, còn Việt Nam thì chưa.

Gia Minh: Giới luật sư như bản thân ông có đóng góp gì cho tiến trình làm luật được nhanh chóng, hữu hiệu?

Luật sư Phạm Liêm Chính: Chúng tôi thường được mời góp ý trong những hội thảo lấy ý kiến chuyên gia cho những dự thảo luật như thuơng mại, đầu tư nước ngòai, thuế… Hiện nay cần phải cải tiến công tác làm luật nhiều. Cơ chế chỉnh sửa cũng phải kịp thời, chứ không sẽ tụt hậu. Đó là điều đáng tiếc.

Gia Minh: Còn về tình trạng mỗi nơi diễn giải luật một cách thì luật sư thấy thế nào?

Luật sư Phạm Liêm Chính: Luật thuờng không phải đơn giản nên phải có sự diễn giải. Ở phương Tây thì tòa án giải thích; ở Việt Nam thì tòa án nhân dân tối cao giải thích giúp cho thẩm phán hiểu luật đồng nhất, và thực hiện.

Theo chức năng thì cơ quan làm luật có thể giải thích, ở đây là Thường vụ quốc hội; nhưng ở Việt Nam thì chưa thường xuyên.

Có luật rồi thì mới chỉ đi 50% thôi, còn để luật đi vào cuộc sống cần ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật. Điều này đòi hỏi phải có cơ chế giám sát.

Gia Minh: Xin cám ơn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.