Có phải các doanh nghiệp Việt Nam mù mờ về luật pháp không?
2007.04.13
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Theo đánh giá của Bộ Tư Pháp thì các doanh nghiệpViệt Nam vẫn còn mù mờ về phương diện luật pháp, cả luật quốc nội lẫn luật quốc tế. Sự thật ra sao, xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi sau đây giữa Trường Văn và luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cò mù mờ về luật pháp thì các nhận xét ấy nó không có tính lượng, nó có tính c1ch chủ quan, tuy rằng nó không có sai nhưng mà so với các luật sư và cac luật gia họat động chuyên nghiêp, những cán bộ pháp chế hoặc các hủ doanh nghiệp thì họ có hạn chế hơn so với các luật sư, luật gia về các vấn đề hiểu biết về luật pháp.
Các chuyện đó là đương nhiên bởi vì nước nào cũng vậy, giói luật gia và các công chức họat động trong lãnh vực quản lý của họ thì bao giờ họ cũng hiểu luật pháp hơn các danh nghiệp. Nếu nói rằng các doanh nghiệp chung chung mù mờ về luật pháp thì ở đâu cũng đúng vì đấy là đặc điểm công việc, đặc điểm nghề nghiệp của họ.
Nhưng có một điều là mình phải nhận định rằng giới doanh nhân của Việt Nam càng ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của kinh nghiệm pháp lý và sự hiểu biết luật pháp không chỉ của nước mình mà cả luật pháp quốc tế lien quan đến thương mại cho nên là có rất nhiều doanh nghiệp lớn, không phải chỉ có doanh nghiệp nhà nước không đâu người ta cũng đã có những bộ phận pháp lý, người ta cũng chú ý nâng cao hiệu lực họat động của bộ phận ấy lên, nhận biết tầm quan trọng và đồng thời bổ xung cho nó.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những cố gắng cho nên chúng tôi cho rằng nhận xét là họ mù mờ tức là họ hơi kém hơn các luật gia, luật sư là đúng nhưng mù mờ không có nghĩa là họ không hiểu biết gì cả.
Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Không thể căn cứ vào các hợp đồng, cái “tít”, cái này cái kia của các doanh nghiệp để nói là người ta không biết gì về luật pháp. Theo tôi là có phần phiến diện bởi vì luật pháp liên quan đến kinh doanh không phải chỉ là một vài cái “tít” của hợp đồng mà họ đã ký kết đâu và nhiều khi bản thân của các doanh nghiệp dạy cho các luật sư luật gia cũng rất là nhiều, những kinh nghiệm làm ăn mà họ không kịp tổng kết.
Trường Văn: Thưa luật sư, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Vụ phó Vụ Pháp luật kinh tế Bộ Tư pháp khi trả lời VnExpress nói rằng có nhiều vấn đề cơ bản về pháp luật nhưng mà có những doanh nghiệp vẫn không biết chẳng hạn như Bộ Luật Dân sự có hiệu lực từ đầu năm 2006 mọi giao dịch hợp đồng phải căn cứ vào luật này nhưng giữa năm 2006, một nửa doanh nghiệp được hỏi không hề biết, họ vẫn căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Không thể căn cứ vào các hợp đồng, cái “tít”, cái này cái kia của các doanh nghiệp để nói là người ta không biết gì về luật pháp. Theo tôi là có phần phiến diện bởi vì luật pháp liên quan đến kinh doanh không phải chỉ là một vài cái “tít” của hợp đồng mà họ đã ký kết đâu và nhiều khi bản thân của các doanh nghiệp dạy cho các luật sư luật gia cũng rất là nhiều, những kinh nghiệm làm ăn mà họ không kịp tổng kết.
Đó là những kinh nghiệm pháp lý. Phải nói là như thế. Tôi làm nghề luật sư nhưng mà nhiều khi tôi cũng học được ở thân chủ tôi rất nhiều. Có rất nhiều vấn đề thực tiển mà họ bổ xung lại cho mình cho nên nhận xét một cách phiến diện rằng sau khi luật dân sự có hiệu lực, pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực từ lâu nhưng mà một số doanh nghiệp khi ký hợp dồng vẫn sử dụng cái đó.
Theo tôi nghĩ đó chỉ là về mặt hình thức thuần túy mà thôi, nó không phản ảnh được rằng doanh nghiệp đó không hiểu gì, không cập nhật về những vấn đề liêen quan đến lụât pháp về phần kinh doanh của họ, tôi cho rằng là không xác đáng.
Trường Văn: Đối với luật quốc tế, ông Hoa Hữu Long, Vụ Phó Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư Pháp cho rằng trong quan hệ với nước ngoài, hiểu biết về luật quốc tế lại càng quan trọng nhưng các doanh nghiệp hồn nhiên dễ dàng áp dụng luật nước này, nước kia mà không chịu tìm hiểu trước, ví dụ như trường hợp Vietnam Airlines bị một ông Luật sư bên ý kiện thì không ai đi hết thành ra Vietnam Airlines bị thiệt thòi. Luật sư thấy tình trạng như thế này đã được cải thiện gì chưa?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Vụ Vietnam Airlines bị một ông luật sư Ý kiện mà báo chí đăng tải 1,2 năm trước là một ví dụ các doanh nghiệp nhà nước coi thường luật pháp thương mại quốc tế thôi và vẫn cứ theo cái nếp nghĩ bao cấp, cứ nghĩ rằng là chúng ta có luật chúng ta, họ kiện ở nước ngoài thì cứ đi mà kiện, ta không thực hiện thì cứ làm gì thì làm.
Cách suy nghĩ như thế là cách nghĩ cổ hũ không phải là đại diện cho số nhiều mà đại đa số các doanh nghiệp trong khối dân doanh người ta nghĩ khác rất nhiều nếu nói rằng lấy Vietnam Airlines để ví dụ, để đánh giá chung là các doanh nghiệp, các doanh nhân của Việt Nam họ cũng coi thường pháp luật như thế thì tôi nghĩ là không đúng.
Hỗ trợ pháp lý
Cái trợ giúp pháp lý ở đó chỉ cho các doanh nghiệp một giờ đầu mà thôi còn sau đó muốn sử dụng quá một giờ thì tùy mỗi vấn đề cụ thể, luật sư tư vấn ở đó chỉ ra những luật sư nào là những luât sư có kinh nghiệm nổi trội về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm thì sẽ giới thiệu đến văn phòng luật sư đó thì luật sư đó mới thỏa thuận phí để tiếp tục cho họ chứ thực ra không có doanh nghiệp nào đến tư vấn một giờ và sử dụng giờ của luật sư để miễn phí toàn bộ đâu.
Trường Văn: Thưa Luật sư, Hội Luật sư Tổ chức Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp thì bây giờ có nhiều doanh nghiệp đến Trung tâm để nhờ hỗ trợ chưa?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Theo tôi biết hiện nay các luật sư đang trực ở đó để giúp cho các doanh nghiệp miễn phí là những luật sư rất có uy tín và rất có kinh nghiệm trong họat động tư vấn về các vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế cho nên hàng ngày có năm bảy doanh nghiệp đến để dùng các dịch vụ tư vấn ở đó.
Các doanh nghiệp được các luật sư tư vấn miễn phí chưa có khách hàng nào phàn nàn về cung cách phục vụ và chất lượng tư vấn của các luật sư đã thực hiện dịch vụ trong mấy tháng qua cả.
Trường Văn: Thưa luật sư đến bao giờ thì việc trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp chấm dứt và đến bao giờ thì họ phải trả tiền tư vấn của các luật sư?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái trợ giúp pháp lý ở đó chỉ cho các doanh nghiệp một giờ đầu mà thôi còn sau đó muốn sử dụng quá một giờ thì tùy mỗi vấn đề cụ thể, luật sư tư vấn ở đó chỉ ra những luật sư nào là những luât sư có kinh nghiệm nổi trội về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm thì sẽ giới thiệu đến văn phòng luật sư đó thì luật sư đó mới thỏa thuận phí để tiếp tục cho họ chứ thực ra không có doanh nghiệp nào đến tư vấn một giờ và sử dụng giờ của luật sư để miễn phí toàn bộ đâu.
Cách tổ chức như vậy là cách tiếp thị của anh em trong đoàn luật sư thành phố Hồ chí Minh. Cách đó là cách tiếp cận các doanh nghiệp và cũng một phần để hỗ trợ cho doanh nghiệp một dịch vụ tư vấn ngắn, còn nếu họ muốn sử dụng nhiều hơn một giờ thì họ phải trả tiền. Hầu như các doanh nghiệp đều chấp nhận việc đó chứ không phải là sử dụng miễn phí toàn bộ đâu.
Trường Văn: Xin chân thành cám ơn luât sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Những bài liên quan
- Luật Hình sự Việt Nam đã thật sự hữu hiệu chưa ?
- Tự do Ngoại thương bị Đe dọa
- Hoa Kỳ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cải cách với Việt Nam
- Ngân hàng sau WTO
- Quốc hội Việt Nam nêu quan tâm sâu sắc về ngành tư pháp
- Tình trạng thiếu nhân công, mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp
- Bong bóng Đầu cơ
- Đã vào WTO, nhưng giá hàng ngoại vẫn còn cao
- Giấy phép con, một trở ngại lớn cho kinh doanh GameOnline