Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Khoảng 20 công an khám xét nhà ông Bạch Ngọc Dương, một nhà dân chủ tại Hà Nội từ 7 giờ tối cho đến 11 giờ đêm thứ Bảy (12-08) sau khi ông Bạch Ngọc Dương không chấp thuận mở E-mail cá nhân của mình cho cơ quan an ninh kiểm soát....

Bị thẩm vấn cả ngày thứ Bảy, qua ngày Chủ Nhật, (13-08) nhà dân chủ Bạch Ngọc Dương lại phải tiếp tục làm việc với cơ quan an ninh. Từ trụ sở an ninh công an A42 tại số 4 đường Âu Cơ -Hà Nội, lúc 3 giờ chiều chủ nhật ông Bạch Ngọc Dương cho Việt Hùng của Ðài chúng tôi biêt như sau:
Ông Bạch Ngọc Dương: Bây giờ tôi đang ngồi ở trên Trụ sở công an A 42 tại số 4 đường Âu Cơ - Hà Nội. Tức là hôm qua công an mời tôi lên làm việc về chuyện tôi giúp nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và nhà văn Hoàng Tiến về một cái mẫu tờ báo mới sắp ra.
Chủ yếu họ xoay quanh họ hỏi tôi về chuyện đó.... và sau đó họ yêu cầu tôi phải mở E-mail cho họ coi, nhưng mà tôi từ chối việc đó. Sau khi tôi từ chối việc mở E-mail cho họ coi thì họ tổ chức việc về nhà lục tất cả từ tủ sách, quần áo, giường chiếu ... họ lật tung, bới tung lên ... mà không hề có một lệnh khám nhà nào cả, có độ khoảng hơn 20 người đến lục soát nhà tôi.
Sau đó họ tìm thấy hai cuốn sách, một cuốn là Suy tư và Ước vọng của ông Nguyễn Thanh Giang và một cuốn Nhật ký Rồng Rắn của ông Trần Ðộ và một cuốn Tuyên ngôn Nhân quyền & Dân quyền của Pháp năm 1789, họ thu giữ ba cuốn sách này và nói rằng tôi vi phạm quyền tự do thông tin....
Việt Hùng: Ngày hôm qua chúng tôi ghi nhận công an đã khám nhà ông đến 11 giờ đêm, sáng ngày hôm nay Chủ Nhật (13-08) công an lại đến yêu cầu ông tiếp tục phải đi làm việc... và cho đến bây giờ là đã 3 giờ chiều (giờ Hà Nội) ông vẫn chưa được thả về thì nội dung làm việc của sáng ngày hôm nay là như thế nào thưa ông?
Bạn nghĩ gì về sự kiện này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Ông Bạch Ngọc Dương: Nội dung họ thẩm vấn tôi, tại sao lại có những cuốn sách đó ở trong nhà, họ hỏi những câu hỏi liên quan đến những cuốn sách đó và những liên hệ với ông Nguyễn Thanh Giang...
Nhưng có một điều nghiêm trọng mà tôi muốn thông báo với anh như thế này, hôm qua họ nói là chủ nhà vẫn để cho tôi ở, nhưng một lúc sau chủ nhà lên nói muốn tôi phải rời ngay nơi cư trú... có nghĩa là họ đã vi phạm nghiêm trong nhân quyền, vi phạm quyền tự do cư trú của tôi, xin thông báo với anh như vậy.
Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Ðài
Vừa rồi là lời ông Bạch Ngọc Dương, một nhà dân chủ tại Hà Nội hiện đang gặp nhiều khó khăn với các cấp chính quyền. Cũng là nạn nhân của những cuộc thẩm vấn, Luật sư Nguyễn Văn Ðài, trong suốt ngày thứ Bảy (12-08) đã phải làm việc với cơ quan an ninh với nội dung có liên quan đến tập san Tự Do - Dân Chủ sắp ra mắt tại Hà Nội.
Trong cuộc trao đổi, chúng tôi đã hỏi Luật sư Nguyễn Văn Ðài về yếu tố luật pháp trong cách hành xử của chính quyền khi mời công dân làm việc. Trước tiên Luật sư Nguyễn Văn Ðài cho biết về trường hợp của cá nhân ông như sau:
Luật sư Nguyễn Văn Ðài:: Sáng ngày hôm qua (12-08) có hai anh công an đến nhà tôi và nói là mời tôi lên cơ quan công an để làm việc. Khi lên đến nơi tôi giữ quan điểm là trao đổi, vào đến nơi thì họ chụp mũ tôi ngay và nói là họ nhận được một lá đơn của công dân tố cáo tôi và một số người khác đang làm một tờ báo mà không có giấy phép.

Tôi nói ngay các anh nói với người khác câu đó thì được, nhưng các anh không thể nói với tôi như thế được vì thứ nhất là tôi chưa làm báo, việc lấy được thông tin như vậy là do các anh đọc trộm Email trao đổi của tôi mà biết được thông tin thôi....
Việt Hùng: Cơ quan công an từ chỗ mời đi làm việc nay bây giờ gọi là mời đi nói chuyện, vậy thì cái mời đi làm việc và mời đi nói chuyện khác nhau là như thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Ðài:: Mời đi công việc có thể nói mang tính riêng tư hơn, nằm ngoài phạm vi công việc. Còn mời đi làm việc là đến đây làm việc về vấn đề gì? các anh phải cho tôi thời gian cụ thể, làm việc bao lâu?
Việt Hùng: Nhưng mà thưa Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư là người đang hàng nghề, mà tTheo luật pháp của Việt Nam thì có phần mời đi nói chuyện để mà cuối cùng là làm việc, thẩm vấn hay không ạ?
Luật sư Nguyễn Văn Ðài:: Không, cái đó thì Luật pháp Việt Nam không có chuyện đó anh ạ.
Họ lợi dụng vào chuyện mời đi để trao đổi công việc để nhằng vào cái chuyện làm việc, tức là khi đến nơi tôi trao đổi chuyện trò với họ đó thì họ rất là "vô tư", họ không có lập biên bản gì cả, họ ghi chép vào một tờ giấy rất bình thường thôi, ghi chép hết thông tin, thế nhưng sau đấy họ quay ra họ lập biên bản rồi bảo tôi ký vào đó . . . .. . . .
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)