Gia Minh, phóng viên đài RFA
Đầu tư vào nông thôn là một yêu cầu lớn của Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ theo đánh giá dân số Việt Nam vẫn còn gần 80% sống bằng nông nghiệp, thì đây là một khỏang trống cần lấp đầy. Vừa qua, có một dự án đưa cây hoa hồng về tại một vùng đất nông nghiệp để trồng xuất khẩu.

Lúc đầu mọi viễn cảnh được nhà đầu tư vẽ ra đẹp như hoa; thế nhưng sau ba năm dự án phá sản khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần và mất lòng tin. Vì đâu nên nổi cho một dự án tươi đẹp lúc ban đầu mà lại tàn lụi sau một thời gian ngắn thực hiện?
Vào năm 2003, người dân tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tưng bừng đón chào các cơ quan đòan thể từng trung ương đến địa phương về khai trương dự án trồng hoa hồng xuất khẩu do Công ty TNHH Nhân Văn ở Hà Nội và Huyện Gia Lộc bắt tay thực hiện.
Ông Vũ Văn Tươi, một người dân tại Hải Dương nhớ lại thành phần trong ngày đó: "Đủ hết từ trên xuống dưới."
Từ 600 triệu trở thành 600 ngàn
Thế nhưng nay, vào những ngày tháng bảy năm 2006 thì khung cảnh tại những xã thuộc huyện Gia Lộc, nhất là những xã được ưu ái có nhiều hecta trồng hoa theo dự án, lại buồn hiu hắt; do nhiều gia đình do rơi vào tình trạng nợ nần hoặc bị hợp tác xã nợ tiền công không trả nổi.
Hợp tác xã hay gia đình đứng ra thuê người làm công, nay dự án bỏ chạy thì HTX và những người thuê đó không có tiền mà thanh tóan.
Ông Vũ Văn Tươi nói về tình trạng nợ nần đó: "Hợp tác xã hay gia đình đứng ra thuê người làm công, nay dự án bỏ chạy thì HTX và những người thuê đó không có tiền mà thanh tóan."
Cụ thể Hợp tác Xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đòan Thượng, nơi trồng 37 ha hoa hồng cho dự án, đang gánh món nợ 5 tỷ đồng. Một nửa là nợ tiền công của dân và các chi phí khác; một nửa là nợ vay ngân hàng. Ông chủ tịch xã Đòan Thượng đưa ra kết luận là sau hơn một năm trồng hoa hồng, cánh đồng 600 triệu năm của xã biến thành cánh đồng 600 ngàn.
Dự án Hoa hồng tại huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương có được huyện ủy trực tiếp chỉ đạo và đầu tư 50% tiền giống, được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng.
Công ty TNHH Nhân Văn có trụ sở đăng ký ở Hà Nội cung cấp giống cây trồng, kinh phí đào tạo kỹ thuật viên, chuyển giao công nghệ- kỹ thuật trồng, bao tiêu tòan bộ sản phẩm với giá từ 300 đến 400 đồng một bông.
Tính tóan của công ty Nhân Văn đưa ra là mỗi năm, một cây hoa cho từ 30 đến 50 bông, một sào trồng được hai ngàn cây như thế một ha mỗi năm sẽ thu được gần 600 triệu đồng. Nếu không được thế công ty sẽ bù. Hoa thu họach sẽ được xuất sang cho thị trường Trung Quốc.
Nguyên nhân chính
Tuy nhiên không như tính tóan của nhà đầu tư là công ty TNHH Nhân Văn. Yếu tố thời tiết đã làm cho vụ mùa hồi tháng 7- tháng 8 năm 2004 mất nửa diện tích. Ông Vũ Văn Tươi kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Khi sự việc xảy ra, đến năm 2005 nhà đầu tư đơn phương tuyên bố bỏ hợp đồng. Và họ không trở lại thanh lý những khỏan nợ với hợp tác xã và người nông dân. Ông Vũ Văn Tươi nói: "Gọi điện đến công ty ở HN thì không còn ai."
Ai cũng biết việc nghiên cứu mọi yếu tố truớc khi ra quyết định đầu tư là việc làm thiết yếu. Công ty TNHH Nhân Văn phải nắm rõ điều đó hơn ai hết. Nhưng trong trường hợp này yếu tố thời tiết hẳn nhiên chưa được nghiên cứu kỹ.
Các cơ quan chức năng khi thẩm định dự án cũng chưa làm tròn trách nhiệm. Và nạn nhân thì nay ngòai công ty TNHH Nhân Văn đang mất dạng, còn mấy trăm hộ nông dân tại huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Câu ca dao họ đang nhắc đi nhắc lại là 'khi vui thì vỗ tay vào, đến khi họan nạn thì nào thấy ai'.