Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Trong mấy ngày nay, có tin là cá tra đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, khiến giá sản phẩm này tăng đáng kể. Nhưng việc cá tăng giá cũng làm cho giới nuôi cá lo ngại. Tại sao như vậy. Mời quý vị theo dõi lời giải thích của viên chức thuộc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang AGIFISH.

Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, ông Lê Văn Điệp, Giám đốc Xí nghiệp Đông Lạnh 8 của AGIFISH trước hết cho biết về tình hình cá tra tăng giá.
Ông Lê Văn Điệp: Nói chung do nguồn cá nguyên liệu hút hàng, cộng thêm tình hình bệnh cúm gia cầm nên thị trường cá tra có sức tiêu thụ mạnh hơn.
Thanh Quang: Tình hình tăng giá như vậy có thể làm cho nhiều người lại đổ xô nuôi cá tra, khiến có thể dẫn tới bất lợi như thế nào ?
Ông Lê Văn Điệp: Một số hiệp hội, ban ngành đã cảnh báo về vấn đề này rồi để tránh tái diễn tình trạng như những năm trước: Đó là lúc cá thừa thì người dân bỏ nuôi hay giảm bợt sản lượng cá tra; còn khi cá khan hiếm và tăng giá thì người ta đổ xô nuôi. Các tỉnh hiện đều có cảnh báo về vấn đề này.
Thanh Quang: Nếu người ta đổ xô nuôi cá thì tình trạng này có thể ảnh hưởng tới việc quy hoạch nuôi cá tra ra sao ?
Ông Lê Văn Điệp: Nều thực sự như vậy thì nó sẽ dẫn tới việc, thứ nhất, là sản lượng cá tăng vọt khiến giá sản phẩm này trở nên bếp bên; và thứ nhì là môi trường bị tác động.
Thanh Quang: Nguy cơ vừa nói còn có thể ảnh hưởng tới vấn đề dịch bệnh của cá ?
Ông Lê Văn Điệp: Môi trường này có thể trở nên xấu đi.
Thanh Quang: Thế còn việc khủng hỏang thừa cá nguyên liệu – như đã từng xảy ra trước đây vì tình trạng đổ xô nuôi cá ?
Ông Lê Văn Điệp: Nếu không có tác động của nhà nước thì tình hình này khó tránh khỏi.
Thanh Quang: Hiện sản lượng cá tra có đáp ứng được nhu cầu nội địa đang tăng ?
Ông Lê Văn Điệp: Vẫn đáp ứng được.
Thanh Quang: Nói chung thì hiện giờ vùng ĐBSCL có tiếp tục gặp khó khăn trong vấn đề uy họach nuôi cá tra không ?
Ông Lê Văn Điệp: Từ khi AGIFISH thành lập Liên Hợp Nuôi Cá Sạch thì một số tỉnh đã theo mô hình này, thành lập những vùng quy họach nuôi cá sạch. Nhưng nói chung là trở ngại vẫn còn, vì hiện vẫn còn tình trạng người dân tự phát nuôi cá, các doanh nghiệp không thể tác động được. Vấn đề còn lại là biện pháp quản lý của nhà nước mà thôi.
Thanh Quang: Thế thì các cơ quan chức năng đã có biện pháp quản lý như thế nào ?
Ông Lê Văn Điệp: Cũng tác động phần nào. Nhưng điều đáng nói là người dân khó có thể hoạt động riêng lẻ, mà phải có chân trong một hiệp hội nào đó để được sự trợ giúp, chẳng hạn như vay vòn ngân hàng…
Thanh Quang: Gần đây có tin là ngày càng có nhiều chủ trại nuôi cá quay sang nuôi cá thác lác, nghe nói vừa dễ nuôi mà lợi nhuận lại cao hơn cá tra. Tình hình này – hay nói đúng hơn là trine vọng nuôi cá thác lác tại vùng ĐBSCL – có thể như thế nào ?
Ông Lê Văn Điệp: Đây chỉ mới bước đầu thôi. Khó khăn trong việc nuôi cá thác lác hiện giờ là khâu sản xuất cá giống.
Thanh Quang: Cảm ơn ông.