Gia Minh, phóng viên đài RFA
Đối với nhiều bạn trẻ sử dụng Internet tại Việt Nam, thì trong vài năm gần đây đang xuất hiện một xu hướng mới đó là phong trào viết blog. Một 'thế giới blog Việt' đã hình thành với những điểm tích cực, đồng thời xuất hiện một số dấu hiệu không mấy lành mạnh làm nhiều người quan ngại.

Trong chương trình Sáng kiến & Đời sống tuần này, mời quí thính giả và các bạn cùng nghe ý kiến của một số bạn tham gia viết blog tại Việt Nam về xu hướng đang thịnh hành trong giới trẻ và ngay cả những người lớn tuổi sử dụng Internet trong nước.
Định nghĩa trên Webopedia giải thích webblog hay blog là một trang web có chức năng như là một chuyên trang cá nhân công khai nhiều người khác có thể truy nhập vào được.
Mạng này được cập nhật thường xuyên hằng ngày. Trên đó tác giả đưa ra những bài viết của riêng mình, đưa lên những bài mà tác giả thấy hay có thể chia xẻ với người khác, và rồi những người khác có thể vào xem rồi gửi bình phẩm trở lại.
Trên mỗi blog đều có hình nền, tiếng Anh gọi là theme và hình đại diện, avatar. Chủ nhân của mỗi blog nếu muốn cho trang của mình hấp dẫn thu hút được nhiều người truy cập, thường phải sáng tạo sao cho theme và avatar thật đặc biệt, có ý nghĩa và độc đáo.
Chia sẻ kinh nghiệm
Bạn Phạm Hữu Ngôn, quản trị trang web BK02, tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu về blog tại Việt Nam:
Nhiều lắm vì Việt Nam môi truờng yahoo messenger rất lớn. Nhu cầu đầu tiên là giải trí, người ta có thể tạo ra trang riêng của người ta. Ví dụ em muốn làm quen thì có thể vào trang web của bạn mình để tìm bạn. Có một số blog chia xẻ kinh nghiệm, hay nên đông khách.
“Nhiều lắm vì Việt Nam môi truờng yahoo messenger rất lớn. Nhu cầu đầu tiên là giải trí, người ta có thể tạo ra trang riêng của người ta. Ví dụ em muốn làm quen thì có thể vào trang web của bạn mình để tìm bạn. Có một số blog chia xẻ kinh nghiệm, hay nên đông khách."
Bạn Uyên Phương, một blogger lâu nay cho biết kinh nghiệm bản thân trong họat động viết blog: "Em có vô trang của anh Trần Bằng Việt nói về thương hiệu Việt Nam; blog của Hải Hà nói về du lịch Việt Nam, rồi anh Hòang Công nói về xu hướng công nghệ thông tin Việt Nam.
Đọc thì thấy mình lớn hơn. Chia xẻ vì em thích tình nguyện, em tham gia VN9x, nên trên blog em chia xẻ họat động của VN8x.”
Một bạn trẻ ở Hà Nội lại nói về việc viết blog: "Thật sự chưa nhiều, đa phần là phóng viên báo điện tử vì người biết Internet tại Việt Nam chưa nhiều."
Theo bạn Nguyễn Trung Thành, giám đốc công ty MDV thì đây là một xu thế mới mà nhiều doanh nghiệp như công ty của bạn phải tận dụng để quảng cáo cho các sản phẩm của công ty:
“Có nhu cầu nhiều, nay ngừoi ta kiếm thông tin qua users chứ không phải nhà cung cấp. Do đó em xây dựng theo đó, cơ chế như công cụ chia xẻ thông tin giữa users với users.”
Nhật ký cá nhân trên mạng
Blog là một dạng nhật ký cá nhân trên mạng Internet. Lọai nhật ký này khác với dạng nhật ký truyền thống trước đây là nhiều người viết nhật ký chỉ dành riêng cho bản thân. Rất ít trường hợp nhật ký cá nhân trước đây được công khai khi còn sinh thời, mà đến khi tác giả đã khuất thì nhật ký mới công khai như nhật ký nổi tiếng của cô bé Anne Frank.
Blog được viết ra và chia xẻ hằng ngày với cộng đồng cư dân mạng. Như vừa qua có nhiều tình nguyện viên tham gia APEC ở Việt Nam đã bày tỏ lại những kinh nghiệm quí báu cũng như những khiếm khuyết của ban tổ chức trong kỳ hội nghị diễn ra ở Hà Nội, mà nhiều cơ quan truyền thông trong nước không đưa hết.
Nếu biết cách hạn chế tiêu cực và phát huy cái tốt; nói chung do báo chí thổi phồng lên vì không đến mức như thế. Hiện chưa có luật quản lý nội dung blog, nhưng không thể quản lý hết bằng luật pháp, nên phải định hướng cho các bạn.
Đơn cử như từ blog Thủy Anh có đọan 'Cuộc sống trong tuần lễ APEC thuật nhiều câu chuyện vui và buồn. Vui là mình được tham già vào một hội nghị lớn nhất từ trước đến nay, được quen nhiều người bạn mới vui tính và nhí nhảnh.
Nhưng xen lẫn niềm vui này là sự tức giận vì trình độ tổ chức lởm chởm của người Việt Nam". Những trình bày hết sức chân thành như vừa nêu là đề tài cho một cuộc tranh luận nổ ra trong cộng đồng blog Việt.
Có thể nói trong một môi trường mà tinh thần phát biểu một cách dân chủ chưa mấy phát triển tại Việt Nam, thì sinh họat viết blog giúp cải thiện cho điều đó khi các bạn có thể nói lên ý kiến riêng một cách thẳng thắn mà không ngại bị người đối diện hay người trên ngăn chặn như lâu nay hay diễn ra là 'con nít biết gì mà nói'.
Blog còn là nơi chia xẻ những kiến thức mà mỗi cá nhân tìm thấy được và cho rằng đó đáng để các bạn khác cùng học hỏi.
Có ý kiến cho rằng trong tình hình lối viết văn của người trẻ hiện nay đi xuống, thì blog là môi trường giúp cho các bạn rèn luyện hành văn.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó, thì một số hiện tượng sử dụng lệch lạc blog đã xảy ra. Ví dụ nhiều blogger đã dùng nơi này để bày tỏ những quan điểm quá khích với những lời lẽ không thích hợp; có số lại lạm dụng để truyền bá những điều không tốt như khiêu dâm, đồi trụy. Có bạn không những không sử dụng blog để viết văn cho chuẩn tiếng Việt mà lại đưa vào đó những tiếng lóng, những cách viết cẩu thả hư hại văn phong.
Từ đó có luồng ý kiến là cơ quan chức năng cần phải ra tay kiểm soát sinh họat viết blog. Bạn Uyên Phương phát biểu về điều này: " Nói chung thì cái gì cũng có hai mặt trái và phải. Các bạn còn bồng bột muốn thể hiện cái tôi thôi.
Nếu biết cách hạn chế tiêu cực và phát huy cái tốt; nói chung do báo chí thổi phồng lên vì không đến mức như thế. Hiện chưa có luật quản lý nội dung blog, nhưng không thể quản lý hết bằng luật pháp, nên phải định hướng cho các bạn.”
Ngày càng tăng
Theo nhận xét thì trong thời gian qua có những blog tại Việt Nam khi ra đời rất được cộng đồng ưa chuộng, thế nhưng do những điều thiếu trung thực mà sau đó bị chỉ trích nặng nề.
Nhiều blogger cho rằng để có một blog được nhiều người vào chia xẻ phải mất thời gian chăm chút cho nó bằng những thông tin bổ ích, những kinh nghiệm đáng học hỏi.
Hãng nghiên cứu Gartner, đưa ra dự đoán là trong nửa đầu năm nay số lượng blogger trên thế giới sẽ tăng đến gần 100 triệu. Hẳn nhiên số này tại Việt Nam chưa nhiều, nhưng cũng là một cộng đồng đáng kể và có những ảnh hưởng, đóng góp nhất định vào sinh họat của cư dân mạng Internet.
Hẳn chúng ta đều đồng ý mỗi phương tiện nào cũng như là một con dao hai lưỡi, nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách thì phương tiện ấy giúp chúng ta đạt mục đích nhắm đến, còn sử dụng sai thì chính phương tiện ấy sẽ gây hại cho chính bản thân.
Mục Sáng kiến và Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Thông tin trên mạng:
- Cách tạo một trang web Blog