Lời chứng của cựu tăng sĩ Thích Trí Lực trước Quốc hội Châu Âu
2005.09.28
Ỷ Lan, đặc phái viên đài RFA tại Châu Âu
Hôm thứ hai 12.9.2005, đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quốc hội Châu Âu tổ chức một cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Một trong những nhân chứng được mời đến tham dự cuộc điều trần này là ông Phạm Văn Tưởng, cựu tăng sĩ Thích Trí Lực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Lên tiếng trong cuộc điều trần, ông Phạm Văn Tưởng đã kể lại đoạn đời khổ đau và gian truân của ông kể từ khi bị bắt vào năm 1992, sau đó trốn tránh qua Campuchia rồi bị Việt Nam bắt trở lại nhưng cuối cùng cũng đã được định cư tại Thụy Điển. Bài tường thuật do đặc phái viên Ý Lan của đài Á Châu Tự Do thực hiện trong cuộc điều trần tại Quốc hội Châu Âu hồi gần đây:
Sau những lời cảm tạ Quốc hội Châu Âu, ông trình bày khái quát tình hình chung của Phật giáo: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là giáo hội truyền thống, được kế thừa trải qua hai nghìn năm lịch sử. Sau khi quân Cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975, nhà cầm quyền Cộng sản đã đặt ách thống trị hà khắc, đang tâm đàn áp giáo hội chúng tôi hết sức nghiệt ngã và vô cùng thô bạo. Nhiều vị trong hàng giáo phẩm bị giam giữ, lưu đày, hai vị lãnh đạo giáo hội là Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ hiện giờ cũng đang bị quản thúc nghiêm ngặt.
"Câu chuyện của tôi bắt đầu từ năm 1992, khi Hòa thượng Thích Ðôn Hậu, Chánh thư ký kiêm Xử lý Viện Tăng thống, viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Ngài để lại di chúc phó thác cho Hòa thượng Thích Huyền Quang tiếp tục điều hành giáo hội. Bản thân tôi cũng có những hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo qua công cuộc vận động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tôi bị chính quyền Cộng sản bắt ngày 2.10.1992 với nhiều Tăng sĩ khác. Mấy tháng sau thả ra nhưng bị đưa về quản thúc tại chùa Già Lam rồi Pháp Vân ở Saigon.
"Ngày 6.11.1994 tôi bị bắt lại, vì tham gia Ðoàn cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ tổ chức. Ngày 15.8.1995 tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra án quyết phạt tôi 30 tháng tù giam và 5 năm quản thúc sau khi mãn hạn tù với tội danh "phá hoại chính sách đoàn kết" và "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền lợi Nhà nước".
"Ngày 13.2.1997, mãn hạn tù tôi rời khỏi Trại cưỡng bức lao động Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai và tiếp tục thi hành án lệnh quản thúc. Mỗi tháng phải đến trình diện công an, bị hạch xách đủ điều. Cho đến ngày 13.2.2002, lẽ ra tôi được mãn hạn quản thúc theo pháp lý, thế nhưng đảng Cộng sản đương quyền vẫn tiếp tục quản thúc tôi mà chẳng cho biết lý do. Mọi sinh hoạt của tôi đều bị kiểm soát nghiêm ngặt. Ròng rã suốt mười mấy năm qua, thật sự tôi chưa hề có được một ngày sống trong không khí tự do. Bởi thế cho nên, tôi chẳng còn sự chọn lựa nào khác, đành lòng phải ra đi lánh nạn Cộng sản.
"Tôi vượt qua biên giới và đến được Vương quốc Cam Bốt ngày 19.4.2002. Sau khi được phủ Cao ủy Tị nạn LHQ tại Phnom Penh xem xét hồ sơ và phỏng vấn, ngày 28.6.2002 tôi được hưởng quy chế tị nạn dưới sự bảo vệ của LHQ.
"Thế nhưng vào khoảng 19 giờ ngày 25.7.2002, khi tôi đang rảo bộ trên đường số 185 đối diện chợ Russey, thì bất ngờ bị một toán công an mật vụ Việt Nam mặc thường phục và Cam Bốt bắt cóc đẩy lên xe, đánh đập tôi và tịch thu thẻ tị nạn của LHQ cấp cho tôi. Sáng hôm sau họ chở tôi về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Ở đây đã có các viên chức Bộ công an chờ sẵn. Từ đây họ đưa tôi về trại giam B34, tọa lạc tại số 237 đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Tp Hồ Chí Minh thuộc cơ quan an ninh điều tra (A24) của Bộ Công an.
"Suốt 13 tháng trời, tôi bị giam giữ nghiêm ngặt trong tù và biệt vô âm tín với người thân. Họ không biết tôi sống hay chết. Ngay cả sau này khi tôi được trả tự do nhà cầm quyền không bao giờ chấp nhận chuyện họ bắt cóc tôi. Nếu như thế thì làm sao Cao ủy Tị nạn LHQ lại cấp thẻ tị nạn cho tôi tại Nam Vang ?
"Ngày 12.3.2004, tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử. Công an hăm dọa tôi không được tiết lộ việc tôi bị họ bắt cóc tại Nam Vang, nếu không nghe sẽ bị kết án nặng nề. Tòa tuyên phạt tôi 20 tháng tù về tội "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân". Tôi đã ở trong tù 19 tháng, nên được trả tự do vào ngày 26.3.2004. LHQ xác nhận tôi vẫn nằm dưới sự bảo trợ của LHQ, nên đã làm thủ tục cho tôi đi định cư tại Vương quốc Thụy Ðiển ngày 22.6.2004.
"Từ khi đến Thụy Ðiển tôi mới thực sự hít thở được không khí tự do, bỏ qua đi những tháng ngày đen tối, mòn mỏi trong ngục tù Cộng sản.
"Trước kia tôi không rõ, nhưng bây giờ tôi mới biết là Quốc hội Châu Âu đã không ngừng lên tiếng bênh vực cho trường hợp của tôi trong thởi gian tôi ở trong tù. Nếu việc này mà biết được thì sẽ giúp tôi thắng vượt nỗi cô đơn qua bao nhiêu tháng dài trong tù. Tôi cũng biết thêm rằng Quốc hội Châu Âu đã thông qua hằng chục Quyết nghị bênh vực cho nhân quyền tại Việt Nam.
"Tôi hết lòng biết ơn và nhân cơ hội đến đây hôm nay, tôi xin biểu tỏ tự đáy lòng mối tri ân của tôi. Không có áp lực quốc tế của các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu đại diện các đảng phái, các vị Thượng nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội Cam Bốt thuộc Ðảng Sam Rainsy hiện có mặt hôm nay tại cuộc điều trần, của ông Võ Văn Ái và các tổ chức nhân quyền trong thế giới, thì tôi sẽ không bao giờ được trả tự do, và cũng không chắc gì còn sống sót để đứng đây hôm nay.
"Tôi muốn nói lên một điều, là áp lực quốc tế cho những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền rất quan trọng. Mỗi ngày, mọi người dân bình thường đều có thể bị bắt vì phê phán ôn hòa đảng Cộng sản hoặc biểu tỏ ý kiến mình về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Rất dễ bị án tử hình chỉ vì gửi điện thư ra nước ngoài. Không có áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Cộng sản sẽ bịt họng toàn dân mà không sợ bị trừng phạt. Xin quý ngài hãy giúp chúng tôi nói lên nỗi thương tâm của chúng tôi cho thế giới được biết. Xin Quốc hội Châu Âu hãy lên tiếng bênh vực cho hàng nghìn tù nhân chính trị đang bị giam cầm tại Việt Nam, trong số này có Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ.
"Ðặc biệt, tôi không bao giờ quên ơn chính phủ Vương quốc Thụy Ðiển, là một thành viên của Liên hiệp Châu Âu. Ðất nước này đã dang rộng vòng tay đón nhận bao nhiêu người Việt lánh nạn Cộng sản ra đi tìm tự do, và giờ này đất nước này cũng đã cưu mang tôi sau những đêm dài tăm tối bị cầm tù và ngược đãi dưới ách cai trị hà khắc của Cộng sản Việt Nam.
"Xin chân thành cám ơn quý liệt vị và cầu chúc quý liệt vị thân tâm an lạc".
Các tin, bài liên quan
- Việt Nam cho phép Chủng viện Công giáo Hà Nội được nhận chủng sinh mỗi năm
- Giáo hội PGHH dự tính sẽ kiện nhà cầm quyền Hà Nội ra trước toà án quốc tế
- Danh sách CPC của Hoa Kỳ và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam
- Mục sư Thân Văn Trường trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi được trả tự do
- Phỏng vấn vợ Mục sư Thân Văn Trường sau khi có tin ông được trả tự do
- Việt Nam trả tự do cho Mục sư Thân Văn Trường
- Hoàn cảnh sống của những đồng bào H`re tại Quảng Ngãi sau khi bị đốt nhà
- Người H`mong tại Sapa bị thu hồi ruộng đất vì theo đạo Tin Lành
- Phỏng vấn Linh Mục Lưu Minh Hoàng phụ trách giáo xứ Dòng Thánh Giuse
- Mục sư Nguyễn Ngọc Dư cho biết về tình hình sinh hoạt đạo của đồng bào H`re
- Tín hữu đạo Tin Lành bị cấm nhóm họp tại thành phố Hồ Chí Minh
- Liệu có những phân biệt đối xử khi thi hành pháp lệnh Tôn giáo tại Việt Nam?
- Phỏng vấn Thượng toạ Thiện Minh về bức thư gửi đến Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
- Dân Biểu Na Uy bị cấm vào Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 9-1-2005)
- Ðâu là sự thật trong vụ chính quyền đốt nhà của những người theo đạo Tin Lành ở Quảng Ngãi
- Công an Đồ Sơn dùng áp lực giải tán trại hè của sinh viên thuộc Hội Thánh Tin Lành tư gia
- Phỏng vấn ông Lê Công Cầu về bức thư gửi đến ông Ngô Yên Thi
- Phỏng vấn TT. Thích Phước Viên về chuyến viếng thăm không thành HT. Thích Huyền Quang
- Nguyên nhân khiến Tổng Hội Tin Lành miền Bắc Việt Nam từ chối tham dự Lễ diễu hành
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 25-8-2005) (I)
- Thông tin mới về tranh chấp giữa Dòng Thánh Giuse và chính quyền Nha Trang
- Tổng Hội Tin Lành Miền Bắc từ chối tham dự diễn hành trong lễ kỷ niệm ngày 2-9
- Một số tín đồ Tin Lành bị ủi sập và đốt nhà vì không chịu bỏ đạo
- Những tin tức mới nhất về tình hình Phật giáo Hòa Hảo trong nước