Sư cô Minh Tú, người nuôi dưỡng các em mồ côi ở chùa Đức Sơn – Huế
2006.08.22
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Cách đây 42 năm, có một ngôi chùa nho nhỏ được thành lập, nằm trên một ngọn núi thuộc huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, Huế, là chuà Đức Sơn. Nơi đây, từ ngày đầu đã có các sư cô âm thầm giúp đỡ những người phong cùi, những người nghèo khổ, nuôi các em bé bị vất bỏ ở cổng chuà.
Mặc dù cuộc sống chay tịnh giữa môi trường chung quanh rất nghèo khổ, lại thêm nhiều khó khăn về mặt pháp lý, mãi cho đến 1988 mới dễ thở, nhưng các sư cô vẫn cố gắng không ngừng, vượt qua mọi khó khăn để nuôi dậy các em nên người. Ngoài ra, còn giúp đỡ và chăm sóc cho những người bất hạnh quanh vùng.
Một trong những sư cô đầy lòng từ tâm ấy chính là sư cô Minh Tú. Trang Phụ Nữ kỳ này xin được gửi tới quí vị và các bạn đôi nét về sư cô Minh Tú và ngôi chùa Đức Sơn.
Ngôi nhà tình thương
Theo lời sư cô Minh Tú cho biết, vào năm 19 tuổi, khi chùa Đức Sơn mới thành lập được ít lâu, thì sư cô đã có mặt vì:
“Sư ở thành phố Huế, là người sống bên cạnh sông Hương, Huế, ngày ngày chứng kiến cảnh chiến tranh, người ta chở thây người chết đi qua nhà, máu chảy, người ta khóc lóc chạy theo…
Sư thấy cảnh đó nhiều quá nên đã quyết định vào chuà thắp nén nhang để cầu nguyện cho đất nước được hoà bình, và đã nuôi mộng xuất gia, lúc đó thì sư bà cũng đã nuôi dậy cô nhi và sư đã phụ trách đi chăm sóc các em, rồi người phong cùi, mở trạm xá, lớp học. Khi hoà bình rồi, thì có nhiều người khổ hơn.
Ngôi nhà tình thương thành lập được 21 năm rồi. Nguyên nhân là sư đã chăm sóc những người phong và những người bị hậu quả của chiến tranh của hai miền Nam Bắc, dân họ khổ lắm, đau yếu, bệnh tật, mù loà, có nhiều người con đi theo miền Nam cũng chết, theo miền Bắc cũng chết, sống trơ trọi nghèo nàn trong chiến tranh.
Không ai bằng lòng cho mình làm nhưng mình vẫn cứ làm, lúc ấy chưa có một pháp lý nào trong tay cả, nhưng chân lý vẫn sờ sờ ra đó, vì nỗi bất hạnh của các em nhiều qúa và mình cứ làm thầm lặng, đừng đợi chờ gì cả, vì đợi chờ thì người ta chết rồi. Xã hội nào người ta cũng có pháp lý, còn chân lý thì không bao giờ biến đổi cả.”
Với tuổi đời năm nay đã gần 60 và với 40 năm làm việc chăm sóc cho người phong cùi, người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, sư cô còn thành lập viện mồ côi, hay nói đúng hơn là ngôi nhà tình thương để nuôi dậy các em bị bỏ rơi trước cổng chuà, hay do các phật tử đem lại, có những em không may có cha mẹ bị tâm thần, hoặc cha mẹ qua đời hết cả. Sư cô cho hay:
“Ngôi nhà tình thương thành lập được 21 năm rồi. Nguyên nhân là sư đã chăm sóc những người phong và những người bị hậu quả của chiến tranh của hai miền Nam Bắc, dân họ khổ lắm, đau yếu, bệnh tật, mù loà, có nhiều người con đi theo miền Nam cũng chết, theo miền Bắc cũng chết, sống trơ trọi nghèo nàn trong chiến tranh.
Sư đi chăm sóc những người phong, đi qua những làng mạc, thấy người ta khổ sở, nên đến chăm sóc họ. Các sư trong chùa đều đồng tâm nhất trí cùng nhau làm để giúp. Chuà có một cô nhi viện lớn lắm, có đến 400 em. Các phật tử xa gần thấy các em ở đâu thì đem các em về cho các sư nữ nuôi các em.
Có những em là bị sinh ngoài ý muốn, họ từ chối nuôi các em. Các sư nữ trước giờ đi ngủ, tụng kinh, rồi đi khoá cửa chùa, có nhiều lần bắt gặp nhiều em bỏ trước cửa chùa. Nhỏ nhất hiện nay là gần tháng tuổi, lớn nhất là đại học năm thứ ba rồi.”
Niềm vui đơn sơ
Cũng theo lời sư cô, niềm vui nhất của sư cô là được thấy các em lớn lên, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, có bằng trung cấp, cao đẳng, tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định và thỉnh thoảng vẫn trở về chuà Đức Sơn thăm. Sư nói:
“Khi các em học thành đạt, có nhiều em trung cấp, ra trường, có công văn việc làm ổn định rồi, có được 70 em hoà nhập với cuộc sống cộng đồng rồi, lâu lâu các em trở về để chia xẻ với các em, hay khuyên các bạn học hành, nếu không nghe lời, rời khỏi Đức Sơn thì chỉ ân hận thôi.
Nhờ những tiếng nói nhắc nhở, chia xẻ như vậy đó nên rất có giá trị, còn hơn cả sư nữa, vì chính các em thấy các bạn của mình từ cô nhi viện ra, về nói thì các em sẽ tin nhiều hơn.”
Sư dễ thương lắm, khi em còn nhỏ, hay đi chuà với ba mẹ và anh chị thấy sư tội lắm, những việc sư cô làm không hô hào cho mọi người, chỉ làm thôi. Lúc em mới đến thì có ít em bé lắm. Thấy tấm lòng cao cả của sư, nên phát tâm đi tu và em phải học hỏi nhiều nơi sư lắm.
Ngoài việc nuôi dậy các em mồ côi, và cùng với sự tiếp tay của 20 sư nữ khác, sư cô Minh Tú còn thành lập 85 cơ sở dậy học ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là phải chăm sóc cho 200 em không bình thường tại chùa Đức Sơn. Các em này đa số bị bại não hay bị đủ chủng loại bệnh tật. Sư cô tâm sự:
“Tất cả các sư đều không có tiền và cũng không làm ra tiền, nhưng khi làm công việc này thì phật tử bốn phương xa gần, đến Đức Sơn thì người ta không quên các em, không quên được khuôn mặt, hình hài quá bé nhỏ của các em.
Có lẽ vì thế nên có những tấm lòng chảy về Đức Sơn, nhưng các em có cơm ăn áo mặc thì sư nhận, còn bắt buộc các em phải thế này, thế nọ thì không bao giờ nhận. Có nhiều người muốn bảo trợ một số em gái lớn để đi làm thì sư ngại, không dám cho các em ra khỏi, vì họ chỉ xin nữ thôi, xin các em 14, 15 tuổi thì làm sao sư an tâm được.
Cho nên sư không dám cho Người thương thì nhiều lắm, nhưng cũng có những tấm lòng thương “dổm”, sư rất ngại. Ví dụ như người ta thương lắm, người ta đem tới cả ngàn hộp sữa cho các em uống, các em thấy sữa thì thèm nhưng uống không được vì quá “đát” rồi. Cũng quay phim, chụp hình tùm lum, nhưng cuối cùng các em chẳng uống được tí sữa nào, vì không dám cho các em uống, sợ các em bịnh.
Đó là cái cách thương mà đau đớn hơn nữa, chẳng bằng đừng thương thì hơn. Sư chỉ dậy cho các em một điều: phải sống hoà thuận, thương yêu nhau, sống như thế nào để người ta cảm nhận được đến mình và mình không ngửa tay xin ai cả. Cứ sống như thế, thì người ta sẽ cảm nhận ra.”
Tấm lòng cao cả
Phương Anh cũng liên lạc được với sư cô Liên Như, vào chùa từ năm 15 tuổi, đã sống và làm việc với sư Minh Tú hơn 15 năm qua. Sư cô Liên Như cho biết: “Sư dễ thương lắm, khi em còn nhỏ, hay đi chuà với ba mẹ và anh chị thấy sư tội lắm, những việc sư cô làm không hô hào cho mọi người, chỉ làm thôi. Lúc em mới đến thì có ít em bé lắm. Thấy tấm lòng cao cả của sư, nên phát tâm đi tu và em phải học hỏi nhiều nơi sư lắm.
Nói chung, ở đây nhiều việc lắm. Không biết những chuà khác ra “răng”, chứ chuà Đức Sơn là việc không tên, làm việc suốt ngày, việc gì cũng làm, cũng có lúc phải bồng em nữa.”
Sư đặt tên cho em là Kiều Thiện Thảo. Sư nói với em “Thảo” là một loại cỏ thơm, vì em bị vất nơi cỏ. Kiều là họ của Phật. Em ở đây sống rất vui và giống như gia đình của mình, em được đi học ở trường. Năm nay em lớp 9. Em đi học về thì phụ các chị bếp và mấy mẹ, có khi giữ em. Em mơ ước lớn lên em được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo khó.
Được hỏi về việc sinh hoạt, ăn uống cho các em ở trong chùa, sư cô Liên Như cho hay: “Các sư cho các em ăn mặn, không ăn chay như các sư, một tháng chỉ có 4 ngày ăn chay thôi.
Ở đây, sư Minh Tú không ép buộc các em ăn chay, chỉ mong muốn các em phải sống thật tốt, phải chăm học để sau này có tương lai, chứ không bắt buộc các em lớn lên phải cạo tóc đi tu. Các em đi tu, hay lập gia đình gì đó là tùy các em. Nhưng những em bị tâm thần thì chắc chắn là phải nuôi nó suốt đời rồi vì mang nó đi đâu?”
Một em gái, năm nay 14 tuổi, kể lại việc em lớn lên ở chùa như thế nào. Em nói: “Em tên là Kiều Thiện Thảo, em cũng chỉ nghe sư nghe kể lại là 30 tết, em bị vất ngay cổng chùa và lúc đó em mới sinh ra được hai ba ngày.
Sư đặt tên cho em là Kiều Thiện Thảo. Sư nói với em “Thảo” là một loại cỏ thơm, vì em bị vất nơi cỏ. Kiều là họ của Phật. Em ở đây sống rất vui và giống như gia đình của mình, em được đi học ở trường. Năm nay em lớp 9. Em đi học về thì phụ các chị bếp và mấy mẹ, có khi giữ em. Em mơ ước lớn lên em được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo khó.”
Sư là mẹ
Riêng em Cù Thiện Sanh, khi các sư cô tìm thấy em thì đỏ hỏn, người mẹ nào đó đã sinh xong, đã vất em ngay trước cổng chuà. Lúc đó, em chỉ cân được chưa đầy 8 lạng, tưởng là em sẽ không sống được.
Vậy mà dưới sự chăm sóc tận tình của sư cô Minh Tú, nay em đã tròn 14 tuổi. Em có tài đàn piano rất hay. Biết em rất thích âm nhạc, một cô giáo dậy đàn đã tình nguyện đến chùa hàng tuần để dậy cho em, sau khi một ân nhân tặng cho chùa một cây đàn piano. Vào mùa lễ Vu Lan năm em lên 10 tuổi, em đã làm bài thơ Sen Hồng Dâng Sư thật xúc động. Mời quí vị nghe em đọc:
Bé là Cù Thiện Sanh. Lớn lên từ cô nhi viện Đức Sơn. Bé không biết ai là cha là mẹ. Chỉ biết rằng sư là mẹ của bé thôi. Vu Lan năm nay bé không cài hoa trắng. Chỉ xin một cành hoa sen tươi hồng thắm. Kính dâng lên để tỏ lòng cám ơn. Sư là mẹ là cha của bé. Vẫn muôn đời bé gọi “mẹ” sư ơi!
Khi hỏi, ước mơ của em là gì, em trả lời ngay: “Em lớn lên mơ ước vừa làm tu sĩ và bác sĩ, nghĩa là đi tu nhưng mình cũng là bác sĩ đi khám bệnh cho người nghèo khó.”
Ngoài các sư nữ, trong chùa còn có khoảng 10 phụ nữ khác đến ở hẳn tại chùa để giúp nấu nướng và chăm sóc cho các em. Những phụ nữ này được sư cô dậy các em gọi là “mẹ”. Một chị tên Cao Thị Tín cho hay:
“Gia đình của em ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, em ở với Sư 10 năm rồi. Em giữ trẻ, chăm lo cho mấy em. Sư thương các em, mấy mẹ và các sư khác lắm. Sư cô Minh Tú như một Phật Bà Quan Âm vậy!”
Vừa rồi là chuyện của sư cô Minh Tú và các em mồ côi tại ngôi chuà Đức Sơn. Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Những bài liên quan
- Cô Jacquelyn Trần và công ty nước hoa Perfume Bay
- Bà Janice Ferebee, người sáng lập tổ chức quốc tế nâng cao giá trị tinh thần của phụ nữ
- Tình hình các trại trẻ mồ côi tại Việt Nam
- Tổ chức nhân đạo quốc tế giúp chỉnh hình miễn phí tại Việt Nam
- Người đẹp Puerto Rico đoạt vương miện Hoa hậu hoàn vũ 2006
- Linh Phượng Frazier – Hoa hậu Virginia Globe 2006
- Khoa Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Và Tạo Hình tại Bệnh viện Chợ Rẫy
- Huỳnh Tiểu Hương, người mẹ của hơn 200 em mồ côi không may mắn
- Những tiệm Nail Shop ở Hà Nội
- Buồn vui gia đình nhân mùa bóng đá 2006
- Bà Aung San Suu Kyi - lãnh tụ của Liên Minh Cho Dân Chủ ở Miến Điện
- Chị Phạm Thị Huệ và nhóm Hoa Phượng Đỏ ở Hải Phòng
- Bà Nguyễn Ngọc Xuân và dự án “Ngày Mới” ở Mũi Né – Phan Thiết
- Nữ nghệ sĩ Kim Cương
- Cha mẹ có nên nói chuyện với con cái về vấn đề tình dục?
- Những phụ nữ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam
- Lưu xá La Vang cho nữ sinh nghèo ở Việt Nam
- Quấy rối tình dục: Nạn nhân phải tự bảo vệ mình
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 2)
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 1)
- Cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, gương mặt trẻ tiêu biểu 2005 của Việt Nam
- Chị Trần Thị Hằng, chuyện cổ tích giữa đời thường
- Hành trình nhân đạo của Sáng hội Catalyst về tỉnh Đồng Tháp
- Hoạt động của Hội hỗ trợ người tàn tật VNAH tại Việt Nam
- Quan niệm dạy con ngày nay