Một chuyến công du Nam Á với nhiều ý nghĩa của Tổng Thống Bush
2006.03.10
Trần Sơn Nam - Nguyễn Khanh
Tuần lễ vừa qua, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã hoàn tất một chuyến công du viếng thăm 3 nước miền Trung Á: Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan. Chuyến viếng thăm này mang nhiều ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là đối với Ấn Độ.
Với dân số chỉ kém có Trung Quốc, hơn nữa lại còn có vũ khí hạt nhân và triển vọng phát triển mạnh về mặt kinh tế, Ấn Độ đang trở thành một cường quốc có trọng lượng trên chính trường quốc tế. Đài Á Châu Tự Do trao đổi ý kiến với ông Trần Sơn Nam về ý nghĩa quan trọng của chuyến công du của ông Bush.
Nguyễn Khanh: Thưa ông Trần Sơn Nam, Tổng Thống George W. Bush vừa hoàn tất trong tuần vừa qua một chuyến công du quan trọng, thăm viếng ba nước vùng Nam Á: Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.
Dư luận chung trong chính giới ở nhiều nơi cho rằng chuyến viếng thăm này có nhiều ý nghĩa, vậy theo ông thì rồi đây mối quan hệ giữa Mỹ và những nước này cũng như tình hình chung ở trong vùng sẽ biến chuyển theo chiều nào ?
Trần Sơn Nam: Trước hết, chuyến viếng thăm Afghanistan của Tổng Thống George W. Bush, vì lý do an ninh, không được báo trước nên cũng gây một đôi chút ngạc nhiên.
Tuy vâỵ người ta ghi nhận là so với những nơi khác, tình hình ở Afghanistan cũng tạm yên, nên sự có mặt ngắn ngủi của ông Bush tại đây chỉ có ý nghĩa là xác định sự ủng hộ của Mỹ đối với giới cầm quyền địa phương. Riêng chỉ có chuyến viếng thăm hai nước Ấn Độ và Pakistan là có tầm quan trọng và nhiều ý nghĩa, đặc biệt hơn cả là về mặt chiến lược.
Mỹ hứa sẽ giúp Ấn Độ về kỹ thuật trong lãnh vực nguyên tử mặc dầu Ấn Độ chưa ký vào bản thỏa ước Non Proliferation Treaty giữa các nước có vũ khí nguyên tử. Sự thỏa thuận này, nay đã trở thành một bản thỏa hiệp được chính thức ký kết ngày thứ sáu vừa qua, tại thủ đô New Delhi, giữa hai vị nguyên thủ Monmohan Singh và Bush, sau một thời gian điều đình khá vất vả trải dài trên 9 tháng và sau khi Ấn Độ đã thỏa mãn được một số điều kiện của Mỹ.
Nguyễn Khanh: Ấn Độ là một nước lớn trong vùng Nam Á, thế mà ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay, mãi gần đây, tháng 7 năm ngoái, người ta mới được thấy Thủ Tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, viếng thăm nước Mỹ và nay có chuyến viếng thăm đáp lại của Tổng Thống Bush, phải chăng mối quan hệ giữa hai nước trước đây không được bình thường như tình hình đòi hỏi ?
Trần Sơn Nam: Thưa, quả đúng như vậy. Người ta không quên là dưới thời chiến tranh lạnh, Ấn Độ ngả về phía Liên Bang Xô Viết và cầm đầu khối những nước “ Không Liên Kết” với chủ trương thân với những chế độ Cộng Sản nhiếu hơn là thân với những nước tư bản.
Ngoài ra ngay trong đường lối phát triển kinh tế, Ấn Độ cũng theo đường lối kinh tế chỉ huy nhiều hơn là theo kinh tế tự do. Vì những lẽ đó mà mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ trong thời kỳ này thuộc vào loại lạnh nhạt. Cục diện tuy nhiên thay đổi sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ và lần lần mối quan hệ được hâm nóng trở lại.
Người ta nói rằng, bà Condelezza Rice, Ngoại Trưởng của Mỹ lúc này, trước đây lúc còn là Phụ Tá An Ninh tại tòa Bạch Ốc đã chủ trương làm thân với Ấn Độ, nhưng rồi bị những biến chuyển như 11 tháng 9 và chiến tranh Iraq tràn ngập, và mãi đến gần đây tình hình mới thuận tiện để thực hiện chủ trương đó.
Rồi tới tháng 7 năm ngoái do lời mời của Tổng Thống Mỹ, Thủ Tướng Manmoham Singh mới có dịp tới thủ đô Washington. Đây là bước đầu chính thức của sự sáp gần giữa hai nước được thể hiện bằng một sự thỏa thuận trên nguyên tắc hết sức quan trọng của Mỹ đối với Ấn Độ.
Mỹ hứa sẽ giúp Ấn Độ về kỹ thuật trong lãnh vực nguyên tử mặc dầu Ấn Độ chưa ký vào bản thỏa ước Non Proliferation Treaty giữa các nước có vũ khí nguyên tử. Sự thỏa thuận này, nay đã trở thành một bản thỏa hiệp được chính thức ký kết ngày thứ sáu vừa qua, tại thủ đô New Delhi, giữa hai vị nguyên thủ Monmohan Singh và Bush, sau một thời gian điều đình khá vất vả trải dài trên 9 tháng và sau khi Ấn Độ đã thỏa mãn được một số điều kiện của Mỹ.
Nguyễn Khanh: Mỹ đã đòi hỏi Ấn độ phải chấp nhận những điều kiện gì ?
Trần Sơn Nam: Ai cũng biết là cũng như Pakistan, Ấn Độ đã có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân, do dó mà Mỹ yêu cầu Ấn Độ phân loại rõ hai loại chương trình, một là chương trình quân sự để sản xuất vũ khí và hai là chương trình dân sự nhằm mục đích sản xuất năng lượng cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Chương trình về mặt quân sự chỉ được là một phần nhỏ của tất cả chương trình lớn về mặt nguyên tử lực trong khi đó thì chương trình dân sự phải được đặt dưới quyền kiểm soát của quốc tế. Về những điều kiện này thì về phía Mỹ cũng như về phía Ấn Độ, rất nhiều giới tỏ ý chống đối.
Hồi đầu năm ngoái trong một chuyến viếng thăm Ấn Độ người ta đã thấy Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau khi đã đề nghị những biện pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp về biên giới trong quá khứ (xung đột quân sự đẫm máu tại miền biên giới giữa hai nước) đã đưa ra lời tuyên bố đầy hứa hẹn, ngụ ý là sự hợp tác giữa hai bên sẽ xây dựng tương lai cho toàn vùng Châu Á.
Những thành phần chống đối ở Mỹ thì cho rằng Mỹ đã quá dễ dàng đối với Ấn Độ, vả lại rồi đây Mỹ sẽ phải đối phó ra sao với những trường hợp như Iran và Bắc Hàn (hay ngay cả với Pakistan) là những nước cũng đang trên con đường, muốn hay đã, sản xuất vũ khí hạt nhân.
Còn những thành phần chống đối ở Ấn Độ thì họ cho rằng Ấn Độ nhượng bộ Mỹ quá nhiều do đó khả năng của Ấn Độ sẽ bị hạn chế. Nói cho đúng thì phải nói đây là sự nhương bộ của cả hai bên. Nhu cầu chiến lược đã đẩy hai bên vào sự thỏa thuận đã được ký kết.
Nguyễn Khanh: Thưa, phải chăng như một số người đã nói rồi, Mỹ muốn làm thân với Ấn Độ để tạo thế ngăn ngừa sự bành trướng thế lực và ảnh hưởng quá mạnh của Trung Quốc trong vùng Nam Á hay nói rộng ra trong toàn vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ?
Trần Sơn Nam: Dĩ nhiên, Mỹ không bao giờ nhìn nhận có ý muốn như vậy (vì không muốn Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ chủ trương một chính sách bao vây Trung Quốc), nhưng thực tế cho thấy rõ là Ấn Độ là một nước lớn với dân số cũng trên dưới một tỷ người, không kém gì Trung Quốc, ngoài ra Ấn Độ lại theo thể chế dân chủ và trong thời gian gần đây đã có mức tăng trưởng đều đặn trên dưới 7% hàng năm và đang trở thành một cường quốc ngang hàng với Trung Quốc và Nhật Bản ở Châu Á.
Hồi đầu năm ngoái trong một chuyến viếng thăm Ấn Độ người ta đã thấy Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau khi đã đề nghị những biện pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp về biên giới trong quá khứ (xung đột quân sự đẫm máu tại miền biên giới giữa hai nước) đã đưa ra lời tuyên bố đầy hứa hẹn, ngụ ý là sự hợp tác giữa hai bên sẽ xây dựng tương lai cho toàn vùng Châu Á.
Nếu Trung Quốc muốn làm thân với Ấn Độ và nếu Mỹ không nói ra nhưng cũng tìm cách làm thân với Ấn Độ thì điều đó cũng phải là điều đáng ngạc nhiên trong thế chiến lược tay ba này. Riêng chỉ có Ấn Độ là có lẽ được lời nhiều hơn cả vì sự thỏa thuận với Mỹ trong tuần vừa qua đã mang lại kết quả khá rõ rệt, tăng uy tín và chỗ đứng của Ấn Độ trên chính trường quốc tế, ngoài ra về mặt kinh tế Ấn Độ cũng còn mong kéo được về phía mình những số vốn đầu tư mà trong cả hơn một thập niên vừa qua, những nhà đầu tư của Mỹ chỉ đổ dồn vào Trung Quốc.
Chẳng thế mà Thủ Tướng Manmohan Singh đã tuyên bố lúc đặt tay ký vào bản thỏa hiệp với Tổng Thống Bush “Hôm nay chúng ta đã làm lịch sử và tôi cám ơn Tổng Thống đã dành cho tôi cơ hội này”.
Nguyễn Khanh: Sự thân thiện Mỹ Ấn như vậy đã gây cho Pakistan phản ứng ra sao?
Trần Sơn Nam: Quả có điều lấn cấn Pakistan, mà Mỹ có nhu cầu tránh né không để cho nước cựu thù này của Ấn Độ trước đây nghĩ là Mỹ đã quá thiên về phía Ấn Độ và bỏ rơi Pakistan. Thực ra thì Mỹ đang cần đến Pakistan và cho đến nay vẫn chỉ muốn đứng làm trung gian hòa giải giữa hai nước.
Nhưng đây lại là một vấn đề tế nhị khác của ông Bush khi ông rời Ấn Độ và đặt chân lên đất Pakistan. Về mặt này thì cũng may cho ông Bush là nếu ông cần có sự hợp tác của Tổng Thống Musharraf thì ngược lại ông Musharraf cũng cần đến ông không kém nên sự thông cảm về chuyến đi thăm Ấn Độ cũng không đến nỗi quá khó khăn, trên chăng đường cuối cùng trước khi trở về Mỹ, ông ghé chân hội đàm với Tổng Thống Pakistan.
Nguyễn Khanh: Nếu tổng kết lại thì ông đánh giá chuyến công du miền Nam Á của ông Bush ra sao ?
Trần Sơn Nam: Cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều có lợi trong việc sáp gần lại vớ8 nhau, nhưng vấn đề còn liên quan đến cộng đồng thế giới, đặc biệt trong lãnh vực hạn chế sự sản xuất những vũ khí hạt nhân, đến thế chiến lược tay ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ cũng như đến sự tranh chấp nguy hiểm giữa Ấn Độ và Pakistan, do đó mà cả hai bên đều phải thận trọng. Vả lại bản thỏa hiệp mới ký đây còn phải được Quốc Hội Mỹ chấp thuận, điều mà chính quyền Bush còn phải cố gắng mới đạt được.
Những bài liên quan
- Phúc trình về Thể hiện Quyền Con Người trên Thế giới
- Công an Trung Quốc bắt giữ hàng trăm người trước phiên họp Quốc hội
- Trung Quốc trấn an các nước trong khu vực và thế giới về việc gia tăng ngân sách quốc phòng
- Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush kết thúc chuyến thăm Nam Á
- Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Pakistan
- Quốc hội Trung Quốc họp bàn cách thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo
- Tổng thống Hoa Kỳ hoàn tất chuyến công du Ấn Ðộ
- Quan hệ Mỹ-Ấn-Trung qua chuyến viếng thăm của Tổng thống Bush
- Tổng thống Hoa Kỳ lên đường sang thăm Ấn Độ và Pakistan
- Mục đích chuyến công du Nam Á của Tổng thống Bush?
- Hàng trăm người TQ tuyệt thực phản đối hành vi bạo lực với những người bất đồng chính kiến
- Trung Quốc: từ giữa năm 2006, án tử hình sẽ được đưa ra xét xử công khai
- Hàng trăm người Hồi giáo biểu tình tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta
- Tổng thống Pháp Jacques Chirac công du Ấn Ðộ
- Ảnh hưởng của những cuộc biểu tình liên quan đến các bức biếm họa
- Bắc Kinh ra lệnh tổng kiểm tra dự án xây đập thủy điện Tam Giáp
- Trung Quốc kết án tử hình 4 viên chức tấn công nông dân biểu tình
- Quốc hội Mỹ điều trần về việc Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên Internet
- Trung Quốc và Việt Nam
- Chính phủ Trung Quốc công bố chính sách quốc gia đối phó với HIV/AIDS