Trà Mi, phóng viên đài RFA
Tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights Watch, yêu cầu Tổng thống Bush buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, nhân cuộc hội kiến giữa 2 nhà lãnh đạo Việt – Mỹ. Liên quan đến đề tài này, Trà Mi đã phỏng vấn ông Brad Adams, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York.

Trà Mi: Xin chào ông. Được biết trong bản thông cáo mới công bố, Human Rights Watch có đề nghị Tổng thống Bush nên đặt vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam lên hàng đầu trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Phan Văn Khải, người đứng đầu nhà nước Việt Nam. Xin ông giải thích chi tiết thêm về điều này?
Không đủ tự tin
Brad Adams: Việt Nam không cho phép người dân được tự do thờ phượng các tôn giáo mà họ tin tưởng muốn đi theo, mà chỉ cho phép nhân dân được tự do tôn thờ những tín ngưỡng đã được chính phủ công nhận.
Đó là vì chính quyền vẫn còn xem tôn giáo như là 1 mối đe doạ nguy hiểm đối với nhà nước, và đối với Đảng cộng sản.
Đã có rất nhiều nhà tu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, những người Thượng theo đạo Công giáo, các tín đồ của đạo Cao Đài hay Menonite, những người bị ngăn cản hành đạo, hoặc thậm chí bị bắt bỏ tù chỉ vì muốn được thực hành tín ngưỡng.
Tất cả những điều này chứng tỏ nhà nước Việt Nam không đủ tự tin để cho phép nhân dân được tự do theo đuổi đức tin của họ. Thật vô lý khi có người bị bỏ tù chỉ vì họ tin tưởng vào một đấng tối cao nào đó.
Tất cả những điều này chứng tỏ nhà nước Việt Nam không đủ tự tin để cho phép nhân dân được tự do theo đuổi đức tin của họ. Thật vô lý khi có người bị bỏ tù chỉ vì họ tin tửơng vào một đấng tối cao nào đó.
Những người hoạt động dân chủ tại Việt Nam cũng bị rơi vào tình trạng tương tự. Có nhiều thành viên trong Đảng cộng sản Việt Nam đã tỏ ra chán chường với những chính sách chế tài, cấm đoán của nhà cầm quyền và đồng thời nhận ra rằng chế độ cộng sản đã làm thất bại đất nước Việt Nam.
Bằng chứng là xét về mặt kinh tế, Việt Nam vẫn chưa sánh được với những thành công của các nước láng giềng lân cận. Cho nên, những người này đã lên tiếng kêu gọi nhà nước thay đổi, trong số này có cả những vị lão thành cách mạng cao cấp trong nội bộ Đảng cộng sản.
Và kết quả là họ hoặc bị cầm tù, hoặc bị quản thúc tại gia, hoặc bị cắt đứt mọi phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài như điện thoại và internet, nói chung là bị chế tài về đủ mọi mặt.
Tự mâu thuẫn với chính mình
Trà Mi: Nhiều người cho rằng Việt Nam một mặt, vẫn cứ chối bỏ bất cứ cáo buộc nào về đàn án tôn giáo và sách nhiễu hoạt động dân chủ. Nhưng mặt khác, lại phóng thích một số tù nhân lương tâm để chứng tỏ có chuyển biến tích cực, tiến bộ. Ông nghĩ sao về điều này?
Brad Adams: Vâng, chính xác. Họ tự mâu thuẫn với chính mình. Anh không thể nói là không có vấn đề đàn áp, nếu không thì làm sao bây giờ có chuyện phóng thích tù nhân lương tâm?
Rõ ràng là những nạn nhân đó bị tù đày là do quyết định của nhà nước, và họ bị giam cầm vì những quan điểm chính trị ôn hoà. Đây là việc hoàn toàn sai quấy. Tôi biết còn vài quốc gia trên thế giới tự tiện bỏ tù người dân chỉ vì họ dám nói ra quan điểm, tư tửơng của mình.Việt Nam nằm trong số các quốc gia này ấy.
Điều này thật đáng buồn cười. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam thật sự muốn đất nứoc trở thành 1 quốc gia phát triển, muốn cải thiện mức sống của người dân, thì phải cho phép người dân có quyền được tự do suy nghĩ cho bản thân của họ. Nếu chính quyền Việt Nam coi trọng sự phát triển kinh tế thì hãy nhìn ra thế giới xung quanh mà xem: kinh tế sinh chồi nảy lộc phát triển mạnh mẽ nhất ở những quốc gia tự do, trong khi đó thì ở Việt Nam, vẫn chưa có tự do.
Phải chấm dứt tình trạng tù đày, đàn áp nhân quyền
Trà Mi: Theo ông thì những vấn đề chủ chốt mà Tổng thống Bush nên đặt ra đối với Thủ tướng Phan Văn Khải trong cuộc hội kiến đôi bên tại Nhà Trắng là gì?
Brad Adams: Tôi nghĩ là ông Bush nên đặc biệt nêu lên vấn đề là Việt Nam phải chấm dứt tình trạng tù đày đàn áp nhân quyền. Đã đến lúc Việt Nam nên chấm dứt ngay các hành động bỏ tù người dân vì quan điểm bất đồng của họ.
Ông Bush nên đặt rõ vấn đề đối với tình trạng tra tấn, bắt bớ và các phiên xử bất công đối với những người đấu tranh cho dân chủ. Như hiện tại bây giờ, các toà án của Việt Nam đều vô nghĩa, vì đơn giản là quan toà luôn được chính phủ chỉ đạo phải làm gì. Cho nên, những người không làm gì vi phạm pháp luật vẫn có thể dễ dàng bị buộc tội, và nhận lãnh những bản án dài hạn.
Ông Bush nên đặt rõ vấn đề đối với tình trạng tra tấn, bắt bớ và các phiên xử bất công đối với những người đấu tranh cho dân chủ. Như hiện tại bây giờ, các toà án của Việt Nam đều vô nghĩa, vì đơn giản là quan toà luôn được chính phủ chỉ đạo phải làm gì. Cho nên, những người không làm gì vi phạm pháp luật vẫn có thể dễ dàng bị buộc tội, và nhận lãnh những bản án dài hạn.
Dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận rằng Hoa Kỳ có những tì vết không tốt tại Việt Nam vì cuộc chiến tranh trong quá khứ. Không nên nhập nhằng 2 vấn đề với nhau. Hoa Kỳ vẫn nên nói lời xin lỗi vì cuộc chiến tranh, thậm chí nên cân nhắc đến việc bồi thường cho những nạn nhân bị thiệt hại. Tuy nhiên, Mỹ không nên ngó lơ tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam chỉ vì những nguồn lợi về kinh tế.
Thông điệp về tự do tôn giáo
Trà Mi: Ông có nghĩ là trong cuộc gặp tới đây, Tổng thống Bush sẽ trực tiếp gửi đến Hà Nội một thông điệp cụ thể liên quan đến tình trạng nhân quyền của họ hay không?
Brad Adams: Tôi nghĩ là ông Bush sẽ gửi 1 thông điệp về tự do tôn giáo đối với chính phủ Việt Nam. Những người công giáo bảo thủ thuộc phe ủng hộ ông Bush sẽ thúc giục ông làm điều đó.
Những vấn đề khác thì tôi không chắc chắn 100%, chúng ta cần phải chờ xem. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi đệ trình lá thư thỉnh nguyện đến Tổng thống, vì e rằng ông ta có thể sẽ bỏ qua những trường hợp vi phạm nhân quyền hết sức tồi tệ để đạt được mối quan hệ tốt hơn với Việt Nam.
Nhưng đây không phải là thời điểm cho những chuyến công du nghi thức. Đây là lần đầu tiên kể từ mấy thập niên qua, một người đứng đầu nhà nước Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Cho nên, cần phải có những cuộc thảo luận hết sức nghiêm túc và thẳng thắn giữa đôi bên về vấn đề nhân quyền.
Những điều kiện và quy định
Trà Mi: Theo ông, Mỹ nên đề ra những điều kiện và quy định cụ thể nào để đảm bảo rằng chính phủ Việt Nam lần này sẽ tuân thủ những lời cam kết, hứa hẹn họ đưa ra?
Bạn nghĩ gỉ về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Brad Adams: Việt Nam đang muốn gia nhập WTO, muốn tăng cường mậu dịch. Nên đề ra những điều kiện rằng tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu nhân quyền không được cải thiện.
Nhưng ý tôi không muốn nói là phải có những biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam, vì thế giới không đơn giản như thế. Như tôi đề nghị, Mỹ nên nhất quán thúc đẩy Việt Nam càng mạnh mẽ càng tốt về việc này. Và Tổng thống Bush cũng nên chứng tỏ là vấn đề nhân quyền của Việt Nam chính là vấn đề hàng đầu trong nghị trình làm việc giữa 2 bên.
Không phải mậu dịch là ưu tiên, nhân quyền đứng thứ hai. Mà ngược lại, nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu, tất cả những chuyện còn lại đều đứng sau.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn hôm nay.