Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
CPJ tức ủy ban bảo vệ ký giả trụ sở ở New York vừa ra thông cáo để phản đối quyết định của bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam cho lệnh đình bản hai tờ báo, đồng thời ra khuyến cáo đối với các báo khác, vì đã đưa tin cho hay là giấy bạc mới lưu hành, có nhiều khuyết điểm kỹ thuật.

Ủy ban bảo vệ ký giả cảnh báo dư luận rằng, những biện pháp mạnh mà Hà Nội áp dụng để xử lý một số báo viết mới đây, là nhằm mục đích gia tăng sự kiểm soát của Nhà nước đối với phương tiện thông tin đại chúng này.
Được biết, hai tờ Công Lý, tiếng nói của ngành tư pháp Việt Nam, phát hành 2 lần trong tuần và tuần báo Thời Đại, do cơ quan đặc trách liên lạc với tổ chức quốc tế quản lý đã bị đình bản với lý do vi phạm luật báo chí, không tuân thủ những quy định in ấn của bộ Văn hóa, Thông tin.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng nhắc nhở và sẽ cho điều tra một số tờ khác trong đó có tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên và cả An ninh Thủ đô vì bị cáo buộc lỗi vi phạm quy luật về nghề nghiệp, trong vấn đề bạc giả ở Việt Nam. Vẫn theo báo chí thì mới đây, nhiều giấy bạc giả, loại mới đã bị phát hiện bên Trung Quốc.
Kiểm soát chặt chẽ
Hiện nay, tại Việt Nam các cơ quan truyền thông đều được đặt dưới sự kiểm soát của bộ Văn hóa và Thông tin, đồng thời cả báo nói lẫn báo viết đều bị chi phối bởi hàng loạt nội quy, điều lệnh, nguyên tắc liên quan đến nội dung mà họ muốn trình bày.
Tại Việt Nam nghề làm báo luôn gặp nhiều khó khăn, luật lệ phức tạp từ phía chánh quyền, nhất là khi họ muốn phơi bày sự thất, mà nhà nước cho là bất lợi cho chế độ. CPJ xem quyết định của Hà Nội ra lệnh đóng cửa hai tờ báo là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, một nhu cầu hàng ngày của người dân. Nhà nước Việt Nam nên hòa mình vào trào lưu tiến bộ của thế giới.
Trong câu chuyện với đài ACTD chúng tôi, từ Paris ông Vincent Brossel thuộc RSF tức tổ chức các nhà báo không biên giới nhận định về việc hai tờ vừa bị tạm đóng cửa:
“Hai tờ báo ở Việt Nam vừa bị tạm thời đóng cửa một tháng vì lý do đưa tin loan báo về sơ sót trong việc in ấn những tờ bạc mới, tuy nhiên qua tìm hiểu của giới truyền thông quốc tế thì dường như người con của thống đốc ngân hàng trung ương, đã đóng vai trò trung gian trong việc ký kết hợp đồng in giấy bạc trên polymer. Có lẽ, đây mới là điều mà báo chí không nên đề cập tới.”
Kế đó, ông Bob Dietz thuộc CPJ tức tổ chức bảo vệ ký giả có trụ sở ở New York nói lên quan điểm của tổ chức này về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam hiện giờ:
“Tại Việt Nam nghề làm báo luôn gặp nhiều khó khăn, luật lệ phức tạp từ phía chánh quyền, nhất là khi họ muốn phơi bày sự thất, mà nhà nước cho là bất lợi cho chế độ. CPJ xem quyết định của Hà Nội ra lệnh đóng cửa hai tờ báo là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, một nhu cầu hàng ngày của người dân. Nhà nước Việt Nam nên hòa mình vào trào lưu tiến bộ của thế giới.”
Ngoài ra, ông Bob Dietz cũng nhấn mạnh rằng: "CPJ luôn bênh vực và bảo vệ quyền tự do ngôn luận chính đáng. Vào tháng 8 vừa qua, CPJ đã gởi văn thơ phản đối nhà nước Việt Nam vì họ vẫn gây khó dễ và bắt bớ những người cầm bút , chỉ muốn nói lên sự thật và nguyện vọng dân chủ một cách ôn hòa. Theo CPJ thì đây là một bước thụt lùi của quyền tự do báo chí tại Việt Nam."
Còn người dân Việt Nam thì có suy nghĩ gì qua việc mấy tờ báo bị xử lý chỉ vì đã cho đăng tin cho hay là các tờ giấy bạc mới có sơ sót về mặt in ấn. Chị Kim, một tiểu thương ở Phú Nhuận kể lại:
“Dân chúng Việt Nam không quan tâm đến chuyện có sai sót về in ấn, điều đó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Giấy bạc in kém về kỹ thuấ thì mắt thường không nhận ra đuợc.”
Hồi tháng 7 vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp khắc khe nhằm xử lý các cơ quan ngôn luận nếu họ không triệt để tuân thủ những mệnh lệnh được công bố.