Quốc vương Norodom Sihamoni sang thăm Việt Nam
2006.03.12
Nguyễn Bình tường trình từ Phnom Penh
Quốc vương Norodom Sihamoni của Campuchia sẽ sang thăm Lào từ ngày 14 đến 16, kế đến là Việt Nam từ ngày 16 đến 18 tháng này. Phóng viên Nguyễn Bình của đài chúng tôi tại Campuchia tường trình chi tiết như sau.

Trong chuyến công du 2 nước láng giềng này của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni được chính giới lạc quan cho là để cũng cố tình hữu nghị và hợp tác trong khu vực. Chuyến thăm Lào và Việt Nam lần này được xem là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước. Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Sihamuni được thực hiện sau chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải hồi tuần trước, vào hôm mùng 6 và mùng 7 tháng 3 vừa qua.
Trong thời gian 2 ngày ở Việt Nam, từ ngày 16 đến 18 tháng 3, Quốc vương Sihamuni sẽ hội đàm với Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, sau đó sẽ có cuộc tiếp kiến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Các tổ chức Khmer Krom ở Phnom Penh phần lớn hoang nghinh chuyến thăm này. Sau khi ý định biểu tình đòi các quyền cơ bản cho người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long không thành nhân chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Phan Văn Khải gần đây, các tổ chức này cho biết là sẽ có thông điệp gởi cho Quốc vương Sihamuni.
Ông Sinat, thành viên tổ chức nhân quyền Kampuchea Krom cho biết, ông rất vui mừng khi thấy quan hệ giữ hai nước tiến triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Phía Việt Nam gọi ông là thành phần phản động, nhưng thực chất ông cũng là thần dân của Quốc vương Sihamuni. Ông đề nghị Quốc vương, nhân chuyến thăm Việt Nam nên lưu tâm đến người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ít nhất, những người này cũng nên có quyền ngang với Việt kiều ở Campuchia.
Ông Thuon Saren, thành viên ban điều hành của tổ chức nhân quyền Kampuchea Krom cho biết ở tỉnh Sóc Trăng chính quyền qui định cho phật tử người Khmer làm lễ dâng y đồng loạt trong một ngày. Nhưng theo tập quán của phật giáo thì được phép làm trong một tháng. Đặc biệt, những qui định này chỉ áp dụng đối với người Khmer, còn phật tử người Kinh và người Hoa vẫn được phép làm lễ dâng y theo tập quán tôn giáo.
Ông Thuon Saren tuyên bố rằng tổ chức ông sẽ làm bản thông điệp tường trình chi tiết về vấn đề vừa nêu, và còn nhiều vấn đề khác mà người Khmer Krom của ông đang gặp phải dâng lên Quốc vương, trước khi Quốc vương rời thủ đô Phnom Penh. Ông cho rằng việc làm của tổ chức ông chỉ có mục địch duy nhất là tăng cường tình đoàn kết thật sự và hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc.
Đây là chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước đầu tiên của Quốc vương sang Việt Nam kể từ khi đăng quan hồi tháng 10 năm 2004. Cũng là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai với tư cách là một ông Vua của nước láng sau gần 40 năm qua.
Những bài liên quan
- 27 người Việt tỵ nạn tại Cambodia kêu cứu vì hoàn cảnh sống khó khăn
- Những người Việt hoạt động cho tự do tôn giáo gặp khó khăn ở Cambodia
- Ông Ranariddh nộp đơn từ chức Chủ tịch Quốc hội Campuchia
- Tổng thống Indonesia viếng thăm Campuchia
- Campuchia và Miến Điện kêu gọi Nhật Bản trợ giúp để phát triển thương mại
- Campuchia: tuần hành kêu gọi chính phủ tôn trọng quyền tự do phát biểu
- Viên chức Tòa án xét xử Khmer bắt đầu làm việc
- Campuchia khánh thành trụ sở xét xử các cựu lãnh tụ Khmer Đỏ
- Một dân biểu đảng đối lập được trả tự do
- ‘Chợ Người’, những mảnh đời bị rao bán ở Việt Nam
- Chủ tịch Công đoàn Tự do Campuchia trở về Phnom Penh
- Nhiều bé gái Việt Nam bị bán sang các động mãi dâm ở Cambodia
- Nghị viện châu Âu quan ngại trước tình trạng nhân quyền ở Campuchia và Nga
- Canada quan ngại trước việc Campuchia tiếp tục đàn áp đối lập
- Campuchia kỷ niệm ngày 07 tháng Giêng
- Phnom Penh vừa bắt giam thêm một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền
- Các tổ chức quốc tế lên án chính quyền Campuchia đàn áp đối lập
- Cảnh sát Campuchia bắt giữ nhà họat động nhân quyền Kem Sokha
- LHQ cảnh báo nguy cơ đối với thể chế chính trị đa đảng của Campuchia
- Hàng chục ngàn người Campuchia tập hợp vận động cho nhân quyền