Vấn đề người Hồi giáo ở biên giới Thái Lan - Campuchia
2005.11.28
Nguyễn Bình tường trình từ Phnompenh
Vào hôm thứ bảy 26 tháng 11 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Bantey Meanchey của Campuchia đã lên tiếng phản bác bài tường trình của tờ báo Bangkok Post của Thái Lan, nói về việc cảnh sát Thái yêu cầu nước láng giềng Campuchia lưu ý đến cộng đồng người Chăm hồi giáo đang hình thành ở gần biên giới Thái - Campuchia.
Trong số ra hôm Chủ Nhật tuần trước, tờ báo Bangkok Post nói rằng cảnh sát Thái đã nhắc nhở nước láng giềng Campuchia lưu ý đến vấn đề an ninh khi họ biết rằng hiện đang hình thành một cộng đồng người Chăm hồi giáo ở huyện Poipet, tỉnh Bantey Meanchey cách biên giới Thái – Campuchia khoảng 10km.
Nói với Đài RFA vào hôm thứ bảy vừa qua, Ông Sok Serey, phó tỉnh trưởng Bantey Meanchey bác bỏ thông tin trên. Ông cho rằng thực tế không có bất cứ một cộng đồng người Chăm Hồi giáo nào vừa mới thành lập trên địa bàn vừa kể. Ở địa phương của ông, chỉ có làng Chăm đã hình thành từ lâu đời và những người Chăm sống xen kẽ với người bản địa.
Tờ báo Bangkok Post của Thái Lan viết rằng vì lý do an ninh nên cảnh sát nước họ nhắc nhở nước láng giềng Campuchia lưu ý đến cộng đồng người Hồi giáo ở gần biên giới. Song, người ta vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào nói lên mối quan hệ giữa phong trào Hồi giáo li khai ở miền Nam Thái Lan và cộng đồng người Chăm Hồi giáo Campuchia.
Ông Vann Math, đại diện Hội người Chăm Hồi giáo Campuchia nói rằng người Chăm theo đạo Hồi ở Campuchia là công dân của nước Campuchia. Họ sẽ không có lý do xen vào chuyện nội bộ của Thái Lan. Nếu có người ủng hộ phong trào Hồi giáo li khai ở Thái Lan, thì đó là vấn đề cá nhân. Nhưng thực tế, ông chưa thấy một cá nhân người Chăm nào dính lếu đến vấn đề li khai ấy.
Bài tường trình của tờ báo Bangkok Post cũng cho biết vào hôm thứ bảy vừa qua có 81 thanh niên người Chăm Hồi giáo từ Campuchia vào đất Thái qua cửa khẩu Poipet đã bị cảnh sát nước này khám xét một cách cẩn thận.
Cả 81 người đều cho biết là khởi hành từ tỉnh Kompong Cham thuộc miền Đông Campuchia. Họ có hộ chiếu và visa hợp lệ nên được cảnh sát Thái cho phép họ nhập cảnh vào Thái Lan.
Được biết, mục đích của người Chăm Hồi giáo Campuchia vào đất Thái là để quá cảnh sang Malysia tìm việc làm, học hành hoặc thăm thân nhân. Do đó họ phải đi xe từ của khẩu Thái - Campuchia qua các tỉnh miền Nam Thái Lan, là nơi đang có phong trào Hồi giáo li khai hoạt động. Cảnh sát Thái đi theo sau nhóm này và canh chừng họ cho đến tận biên giới với Malaysia.
Vừa qua, cảnh sát Thái cũng đã từng bắt được một lãnh tụ phong trào khủng bố Châu Á Hambali giao nạp cho Mỹ, khi ông này từ Campuchia nhập cảnh vào Thái Lan.
Những bài liên quan
- Thêm 9 người thiệt mạng vì tình trạng bất ổn ở miền Nam Thái Lan
- Mìn còn sát lại từ thời chiến phát nổ, giết chết 14 nông dân Campuchia
- Cambodia mở chiến dịch tuyên truyền về bệnh AIDS
- EU yêu cầu Cambodia trả tự do cho 2 người phản đối hiệp định biên giới Cambodia-Việt Nam
- Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp ước bổ sung
- Khủng hoảng chính trị ở Campuchia sẽ kết thúc trước lễ hội đua thuyền vào ngày 15/11
- Thêm nhiều vụ nổ bom ở các tỉnh miền Nam Thái Lan
- ADB viện trợ 18 triệu đôla cho dự án cung cấp nước sạch tại 5 tỉnh của Campuchia
- Malaysia tăng cường kiểm soát biên giới giáp với Thái Lan
- Tòa án Campuchia truy tố ông hoàng Sisowath Thomico
- Thái Lan gia hạn thêm 3 tháng tình trạng khẩn trương tại các tỉnh phía Nam
- Tình trạng bất ổn tại miền Nam Thái Lan (phần 1)
- Thủ tướng Hun Sen cảnh báo về tình trạng buôn lậu vũ khí ở Campuchia
- Người dân Campuchia được lợi từ hiệp ước biên giới với Việt Nam
- Tranh chấp biên giới trong tâm tư người Campuchia
- Giám đốc đài FM 105 bị bắt vì tố cáo Thủ tướng Hun Sen nhượng đảo Phú Quốc cho Việt Nam
- Xung quanh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Hun Sen
- Thủ tướng Thái Lan lên án tình trạng bạo động ở mạn Nam
- Thái Lan sắp công bố Sách Trắng về tình hình bất ổn ở mạn Nam
- Thái Lan có thể kéo dài lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại miền Nam