Người dân Campuchia được lợi từ hiệp ước biên giới với Việt Nam
2005.10.14
Nguyễn Bình tường trình từ Phnompenh
“Qua Hiệp ước bổ sung, người dân Campuchia sống ở dọc biên giới, dài khoảng 170km được chia sẽ nguồn nước với phía Việt Nam.” Đó là lời khẳng định của ông Hor Nam Hong Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia.
Ông đã nói trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 tại thủ đô Phnom Penh, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam trong thời gian 3 của phái đoàn cao cấp chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Ông Phó Thủ tướng Hor Nam Hong xác nhận là vấn đề biên giới giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia rất phức tạp. Và sực phức tạp này chính là di sản do chế độ thực dân Pháp để lại.
Ông Hor Nam Hong nói: “Cụ thể, những nơi có sông, người Pháp vẽ đường biên giới dành trọn cho Việt Nam cả con sông. Còn người Campuchia chỉ có bờ sông, do đó người Campuchia không có nguồn nước để sử dụng.”
Một Hiệp ước có lợi cho Campuchia
Nỗi khổ của người dân Campuchia vừa qua là họ phải xin phép Việt Nam mỗi khi họ có nhu cầu sử dụng nguồn nước, hoặc giao thông trên những dòng sông biên giới.
Ông Hor Nam Hong cho biết thêm là người dân Campuchia sống ở dọc biên giới dài khoảng 170km phải gánh chịu những thiệt thòi như vừa kể, bao gồm người dân của tỉnh Kompong Cham, Svay Rieng, Takeo và Kandal.
Cụ thể, những nơi có sông, người Pháp vẽ đường biên giới dành trọn cho Việt Nam cả con sông. Còn người Campuchia chỉ có bờ sông, do đó người Campuchia không có nguồn nước để sử dụng.
Ông Thủ tướng Hun Sen nói với các báo đài tại phi trường quốc tế Phnom Penh vào hôm 12 tháng 10, khi ông vừa đến từ Hà Nội, là Hiệp ước biên giới mà ông vừa ký kết với Hà Nội nhằm bổ sung cho Hiệp ước năm 1985, có nội dung chủ yếu là đều chỉnh lại đường biên giới, xác định đường biên ngay giữa dòng sông.
Qua đó, người dân Campuchia có quyền sự dụng nguồn nước mà không cần xin phép ai. Ông Hun Sen còn nói là Hiệp ước này có lợi cho Campuchia, chứ không phải thiệt thòi như một số người tuyên truyền.
Tiếp tục trấn áp phe đối lập
Vào hôm thứ ba, ngày 11 tháng 10, cảnh sát Campuchia bắt giam ông Mam Sonando, giám đốc Đài phát thanh độc lập FM 105 MHz, với lý do được chính quyền nêu ra là đài này đã phát thông tin một chiều, trong đó cáo buộc ông Hun Sen bán đất cho Việt Nam. Lúc này ông Mam Sonando đang bị tạm giam để chờ tòa án đưa ra xét xử về tội chính trị.
Bất chấp những phản ứng của các tổ chức nhân quyền và các nhà ngoại giao phương tây, ông Hun Sen tiếp tục dọa những người đối lập là sẽ sử dụng hệ thống tòa án khi cần thiết.
Ông nói: “Bắt đầu từ ngày hôm nay ông sẽ sử dụng hệ thống tòa án để ngăn chặn những lời tuyên truyền không có cơ sở. Ông sẽ từ chức nếu như thật sự ông có làm mất đất Campuchia.”
Cũng trong buổi họp báo hôm 12 tháng 10, Ông Hor Nam Hong biết là chuyến thăm Hà Nội vừa qua đạt kết quả tốt đẹp. Ngoài có lợi về đất đai như vừa kể, Chính phủ Việt Nam còn cho Campuchia vay 26 triệu đô la Mỹ với lãi xuất thấp để làm đường từ biên giới giữa hai nước đến thị xã Banlung, tỉnh Rattanakiri, và Việt Nam sẽ ủng hộ Campuchia gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương gọi tắt là APEC trong năm 2006.
Những bài liên quan
- Tranh chấp biên giới trong tâm tư người Campuchia
- Giám đốc đài FM 105 bị bắt vì tố cáo Thủ tướng Hun Sen nhượng đảo Phú Quốc cho Việt Nam
- Xung quanh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Hun Sen
- Thủ tướng Hun Sen sang thăm Việt Nam vào tuần tới
- Lãnh tụ phong trào sinh viên dân chủ tại Campuchia được trả tự do
- Người Khmer Krom biểu tình phản đối chuyến thăm Kampuchia của phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Cảnh sát Campuchia đập phá 200 nhà dân ở thủ đô Phnom Penh
- Một cựu tướng quân đội Hòang gia Campuchia bị bắt giữ tại Việt Nam
- Thủ tướng Campuchia lập lại quyết tâm bài trừ tham nhũng
- Phóng Sự Đường Xa: Từ Cánh Đồng Chết tới Đế Thiên Đế Thích
- Campuchea mở phiên xử một thành viên đảng đối lập Sam Rainsy
- Ân xá Quốc tế quan ngại về thành phần thẩm phán phiên toà xử Khmer Đỏ
- Quốc tế báo động trước tình trạng hành hạ tù nhân ở Campuchia
- Thủ tướng Campuchia bác bỏ phúc trình thường niên của Hoa Kỳ về tình trạng buôn người
- Hoa Kỳ bắt giữ nhân vật cầm đầu tổ chức Chiến sĩ Tự do Campuchia
- Nông dân Cambodia tố cáo bộ đội Việt Nam chiếm đoạt đất đai canh tác
- Hoa Kỳ xem xét phiên tòa xử các cựu thủ lãnh Khmer Đỏ
- Việt Nam và Campuchia đạt thoả thuận tăng cường an ninh biên giới
- 20 tù nhân bị hạt sát trong cuộc vượt ngục đẫm máu ở Campuchia
- Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực