Nền dân chủ ở Việt Nam còn kém xa Cambodia?


2007.03.02

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Cuối tháng 2, các nhà hoạt động và giới tu sĩ tại quốc gia láng giềng Campuchea khởi xướng một cuộc đi bộ tuần hành kéo dài nửa tháng để yêu cầu chính phủ tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.

KhmerKomCambodiaProtest200.jpg
Khoảng trên 100 vị sư người Khmer Krom ở thủ đô Phnom Penh tổ chức biểu tình vào sáng ngày 27 tháng 2 năm 2007 gần Đại sứ quán Việt Nam, nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Photo Nguyen Binh/RFA

Những hoạt động như thế này hiếm khi bắt gặp trên đất nước Việt Nam, với mức phát triển được đánh giá là cao hơn, nhưng xét về lĩnh vực dân chủ thì nhiều người cho rằng dường như vẫn còn kém xa nước bạn.

Trao đổi về đề tài nhân quyền

Cuộc đi bộ diễu hành kéo dài 230 cây số, xuất phát từ thủ đô Phnompenh và đích đến là khu vực tỉnh Siem Reap, vùng đất thu hút nhiều du khách nước ngoài vì có ngôi cổ đền nổi tiếng Angkor Wat. Trong suốt cuộc hành trình nửa tháng, đoàn người sẽ dừng chân tại nhiều thôn xóm, làng mạc, và tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi xung quanh đề tài nhân quyền với cư dân địa phương.

Hiện số người đăng ký tham gia hoạt động này đã lên tới hàng trăm. Tuy nhiên, ban tổ chức kỳ vọng số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Thông điệp chính của cuộc tuần hành là đòi hỏi giới lãnh đạo cao cấp nhà nước Campuchea phải tạo điều kiện cho phép người dân được thực thi quyền bày tỏ ý kiến của mình.

Phát biểu với báo giới, ông Kem Sokha, đại diện ban tổ chức, cho biết mặc dù chính phủ Chùa Pháp cho phép tự do ngôn luận, nhưng hình như cánh cửa nhân quyền của Campuchea vẫn chưa thật sự được mở rộng.

Vẫn theo lời ông, nhà nước vẫn cố tình tìm cách cản trở, giới hạn các hoạt động biểu tình hay tuần hành; nhân quyền và tiếng nói của người dân sở tại vẫn chưa được tôn trọng đích thực. Vì vậy, cuộc đi bộ diễu hành lần này nhằm kêu gọi mọi người cần phải có hành động cụ thể, yêu cầu chính phủ phải mở rộng và tôn trọng các quyền căn bản của công dân:

Mình mà tổ chức là công an họ dẹp ngay, khó mà làm đựơc. Bây giờ lực lượng an ninh họ canh dữ lắm, nhất là đối với các nhà dân chủ có tiếng. Mấy lần người dân quận 9 và các tỉnh cũng kéo lên biểu tình, giương cờ, biểu ngữ, hoặc ghi trên nón lá thì công an đi rà sát bên.

“Tuy người dân Campuchea lên án là nhân quyền tại đây chưa được tôn trọng đúng mức, nhưng ít ra họ cũng có cơ hội được thực hiện những hoạt động cụ thể như tổ chức đi bộ diễu hành liên tỉnh kéo dài trong nhiều ngày, để đòi hỏi quyền tự do ngôn luận như thế này. “

Không dễ ở Việt Nam

Còn ở Việt Nam thì sao? Chúng tôi hỏi thăm anh Sáu, một trong những người từng nhiều lần tham gia ký tên cùng với bà con khiếu kiện ở miền Tây xin tổ chức biểu tình để yêu cầu chính quyền giải quyết bất công. Anh cho biết:

“Mình mà tổ chức là công an họ dẹp ngay, khó mà làm đựơc. Bây giờ lực lượng an ninh họ canh dữ lắm, nhất là đối với các nhà dân chủ có tiếng. Mấy lần người dân quận 9 và các tỉnh cũng kéo lên biểu tình, giương cờ, biểu ngữ, hoặc ghi trên nón lá thì công an đi rà sát bên.

Người đi đường không ai được tiếp cận, hoặc có nhà báo nào dám hỏi han gì cả. Sau khi mọi người giải tán đi về, công an tới từng nhà đe doạ, hăm he, nên có người cũng sợ, rồi từ từ mất đoàn kết. Bao nhiêu lần cũng có xảy ra phong trào vậy nhưng không đạt đựơc kết quả. Trong lòng dân khắp nơi cũng có nhiều điều bức xúc lắm. Thế nhưng người ta để trong lòng, khi nào có sự kiện gì lớn lao thì hoạ may mới dám đứng ra lên tiếng, chứ bây giờ ai cũng sợ và ngại vì chưa có tinh thần, khí thế. Chứ một khi có được phong trào nào mạnh dạn thì có thể là mọi người sẽ ủng hộ dữ lắm. ”

Anh chia sẻ thêm cảm nghĩ khi biết được người dân ở nước láng giềng nhỏ bé Campuchea có thể tổ chức những hoạt động ôn hoà hầu đệ đạt nguyện vọng với chính phủ:

“Cái đó sẽ tạo được ảnh hưởng lớn và là một hoạt động rất hay nhưng mình khó thực hiện ở đây lắm. Cũng mong muốn mình được vậy, thấy cũng thích lắm nhưng mình làm không nổi vì chưa có lực lựơng tổ chức giỏi và chặt chẽ vì khi nổi lên phong trào thì công an lập tức bắt những người cầm đầu.

Như vừa rồi mấy trăm người dân ở An Giang cũng có chuẩn bị nhiều lắm, chờ cơ hội tổng thống Mỹ qua đây, nhưng an ninh biết được bắt hết tất cả những người chủ chốt trước ngày ông Bush qua, đợi đến ngày ông Bush đi rồi mới thả ra. Không có người cầm đầu nên cuối cùng không ai làm đựơc gì hết. ”

Quyền tự do tụ họp

Luật Việt Nam nói là cho phép biểu tình nhưng chúng tôi xin phép bao nhiêu lần họ đâu ký đơn đâu, hễ mình tổ chức là họ bắt. Luật chỉ trên lý thuyết thôi chứ còn thực tế thực hành thì không thể. Hễ mình động đậy một chút là họ tới dập tắt ngay.

Điều 69 và 70 của Hiến pháp Việt Nam nêu rõ công dân được thực thi các quyền tự do căn bản kể cả tự do ngôn luận, tụ tập, biểu tình theo khuôn khổ của pháp luật. Hơn nữa, Hà Nội cũng đã tham gia vào Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trong đó có điều 21 công nhận quyền tự do tụ họp ôn hoà của người dân.

Thế nhưng, dường như những điều luật cam kết chưa thấy đựơc tôn trọng thì đã ra đời Nghị định 38 của chính phủ hồi tháng 3 năm 2005, tăng cường giới hạn quyền tự do tụ tập và biểu tình của công dân, quy định người tổ chức phải xin phép và được cho phép trước khi thực hiện. Tuy vậy, điều làm cho nhiều người bức xúc hơn nữa, chính là:

“Luật Việt Nam nói là cho phép biểu tình nhưng chúng tôi xin phép bao nhiêu lần họ đâu ký đơn đâu, hễ mình tổ chức là họ bắt. Luật chỉ trên lý thuyết thôi chứ còn thực tế thực hành thì không thể. Hễ mình động đậy một chút là họ tới dập tắt ngay. ”

So sánh thực tế nội địa với tình hình các quốc gia láng giềng lân cận như Thái Lan hay Campuchea, người dân Việt Nam mong mỏi những gì? Xin nhường lời cho những người trong cuộc:

“Chúng tôi cũng rất mong có các phái đoàn thanh tra của quốc tế đến Việt Nam xem xét và theo dõi nhân quyền. Có vậy chính quyền ở đây mới sợ, chứ không có sự can thiệp của quốc tế thì các hoạt động đấu tranh đòi hỏi nhân quyền trong nước đều bị họ dập hết.

Có cơ hội cho quốc tế đến kiểm soát hoặc các nhà báo nước ngoài có điều kiện mạnh dạn hoạt động tại đây thì hoạ may chứ nội tình trong nước không ai làm gì được để thay đổi cả. ”

Mới đây, Tổ chức Giám sát nhân quyền Human Rights Watch cũng đã gửi thư ngỏ đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội tuân thủ các cam kết về nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do căn bản của công dân không chỉ trên giấy mực mà phải chứng minh bằng hành động thực tiễn.

Trong các yêu cầu cụ thể mà Human Rights Watch đưa ra với chính phủ Việt Nam có đề nghị sửa đổi luật về tụ tập công cộng và biểu tình sao cho phù hợp với quy ước của quốc tế mà Việt Nam đã đồng ý ký tên gia nhập.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.