Cuộc hội thảo "Hợp Lực Vì Một Miền Trung Thịnh Vượng"

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Tuần vừa qua một cuộc hội thảo đã được báo Tuổi Trẻ phối hợp với công ty Hòa Nhan tổ chức tại miền trung quy tụ hàng trăm đại biểu của 7 tỉnh để bàn về chủ đề "Hợp Lực Vì Một Miền Trung Thịnh Vượng".

NhavanNguyenNgoc150.jpg
Nhà văn Nguyên Ngọc nguyên Tổng Biên Tập Báo Văn Nghệ. Photo courtesy Thanh Nien Online.

Nhà văn Nguyên Ngọc là một trong những người có bài phát biểu trong buổi hội thảo này và những trăn trở của ông đã được chia sẻ qua buổi nói chuyện với Mặc Lâm về chủ đề này, mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Qua báo chí trong nước, chúng tôi ghi nhận thông tin về một buổi hội thảo có quy mô cả khu vực miền Trung với chủ đề "Hợp Lực Vì Một Miền Trung Thịnh Vượng".

Nhà văn Nguyên Ngọc nguyên Tổng Biên Tập Báo Văn Nghệ được mời tham dự với tư cách nhà báo và cũng là người có những bài viết sắc sảo về vùng đất quê hương của ông. Trong lần phỏng vấn ông về đề tài này, nhà văn cho biết những nhận định của ông như sau:

Nhà văn Nguyên Ngọc: Hội thảo có chủ đề liên kết trong phát triển kinh tế của miền Trung. Tôi không phải là nhà kinh tế nhưng tôi sống nhiều ở vùng này. Tôi cũng quan niệm kinh tế có liên quan chặt chẽ những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa cho nên hội thảo này được quan tâm của những người làm văn hóa, xã hội.

Vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế của miền Trung là rất cần thiết, nhưng qua hội thảo này thì tôi cảm thấy cái kết quả đầu tiên của nó ở chỗ là nó đặt ra được cái vấn đề đó, nó nêu ra được có vấn đề như vậy. Có vấn đề cũng có nghĩa sự phát triển miền Trung nói chung, và phát triển kinh tế vừa qua có sự thiếu liên kết và vì vậy nó làm cho sự phát triển chưa được tốt.

Nhưng một mặt khác tôi thấy qua cái hội thảo này tôi nghĩ những vấn đề mong đi đến sau hội thảo nó có thể thực hiện được. Riêng tôi thấy thì có lẽ còn phải tiếp tục nữa nó mới đặt ra được vấn đề chứ hiện thời nó chưa chỉ ra được phương hướng và cách thức liên kết như thế nào chưa được rõ ràng.

Hội thảo có chủ đề liên kết trong phát triển kinh tế của miền Trung. Tôi không phải là nhà kinh tế nhưng tôi sống nhiều ở vùng này. Tôi cũng quan niệm kinh tế có liên quan chặt chẽ những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa cho nên hội thảo này được quan tâm của những người làm văn hóa, xã hội.

Tôi muốn nói kết quả thứ hai theo tôi thì lần này như anh biết thì cái hội thảo do báo Tuổi Trẻ và một công ty tên là Hòa Nhan PR, là một công ty chuyên tổ chức những cái sự kiện, event phối hợp tổ chức.

Đây là một biểu hiện của một hoạt động xã hội dân sự chứ không phải của nhà nước, theo tôi thấy là một dấu hiệu đáng mừng. Có nghĩa là cái xã hội dân sự nó giải quyết những vấn đề kinh tế hay xã hội thì là điều đáng mừng, tuy nhiên kết quả thì cũng hạn chế, nó cho thấy tình hình liên kết hiện nay còn rất rời rạc.

Mặc Lâm: Sau nhiều bài phát biểu, ông có thấy sự quan tâm đồng bộ của các đại biểu về vấn đề liên kết? Có vấn đề nào ông cho là cần phải xem lại hay không?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Qua hội thảo tôi cảm thấy cái miền trung nó có đặc điểm khác với nam bộ và bắc bộ. Ở Bắc bộ nó có những trung tâm ví dụ như Hà Nội hay như Hải Phòng thì được coi là trung tâm và nam bộ thì có Sài Gòn là trung tâm. Ở miền Trung thì nó trãi dài gần 600 cây số và nó thiếu một trung tâm đúng nghĩa, đấy là một cái đặc điểm.

Tôi có cảm giác sự phát triển của miền trung vừa qua chưa thành một cái vùng kinh tế, trong hội thảo này nó bộc lộ ra một điều như vậy, tức là mỗi tỉnh mỗi địa phương đều lo cho sự phát triển của mình nhưng người ta chưa nghĩ chưa quan niệm và thể hiện trong thực tế, nghĩa là một vùng kinh tế, ví dụ như vùng kinh tế nó có cái đặc điểm chung gì, điều kiện gì, và do đó nó có những phương hướng phát triển chung như thế nào thì chưa thấy rõ.

Qua hội thảo này thì nó bộc lộ ra những vấn đề và nó cho thấy những tình hình, và việc giải quyết những cái tình hình này như thế nào thì theo tôi còn rất lúng túng trong hội thảo.

Mặc Lâm: Theo nhận xét của nhiều người thì buổi hội thảo này tuy quy tụ hầu hết các tỉnh miền trung nhưng lại thiếu một sự phối hợp của một cơ quan chính phủ, do đó đôi khi mất định hướng và có vẻ muốn biến thành nơi tranh nhau yêu cầu những lợi ích riêng cho địa phương hơn là cho cả miền Trung. Ông có nhận thấy như vậy không?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi thì tôi không thể trả lời thay cho chính phủ được. Tôi thấy có hai cái thiếu, một như anh vừa nói. Tuy đây là một hoạt động của xã hội dân sự chứ không phải do nhà nước đứng ra. nhưng chí ít thì nhà nước phải đến với cái xã hội dân sự này chứ? Cái thứ hai là tôi không hiểu tại sao một trung tâm lớn như Đà Nẵng lại không tham gia cho nên nó thể hiện một sự rời rạc.

Tôi cũng xin nói thật với anh thế này, tôi rất buồn vì tôi là người duy nhất nêu vấn đề này ra trong cái hội thảo. Tình hình hiện nay từng tỉnh xuất phát từ khó khăn nghèo khổ quá cho nên anh nào cũng tự tìm cách tự mình thoát ra mà nó thiếu một cái chỉ huy đồng bộ, họ chỉ nhìn từng tỉnh chứ không thấy hết một vùng.

Mặc Lâm: Tôi ghi nhận bài phát biểu của ông tập trung về vấn đề ô nhiễm môi trường nhung hình như không ai để ý đến. Phải chăng các hội thảo viên quá chú ý đến quyền lợi địa phương mà quên đi điều mà cả thế giới đang quan tâm là ô nhiễm môi sinh?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi cũng xin nói thật với anh thế này, tôi rất buồn vì tôi là người duy nhất nêu vấn đề này ra trong cái hội thảo. Tình hình hiện nay từng tỉnh xuất phát từ khó khăn nghèo khổ quá cho nên anh nào cũng tự tìm cách tự mình thoát ra mà nó thiếu một cái chỉ huy đồng bộ, họ chỉ nhìn từng tỉnh chứ không thấy hết một vùng.

Vấn đề cảng biển chẳng hạn, anh nào cũng cảm thấy cần phải có cảng cả. Ví dụ như Quảng Bình họ đưa ra một cái dẫn chứng như thế này: Họ có một cái nhà máy xi-măng 1 triệu rưỡi tấn/năm. Họ có cái cảng Hòn La để vận chuyển.

Nếu không có cảng này thì họ phải chở sang một tỉnh khác, cảng khác thì mỗi năm nhà máy đó tốn 40 tỷ. Như vậy vấn đề rất ngắn tuy chính đáng nhưng nếu nhìn trên toàn vùng thì việc anh làm một cái cảng như vậy chỉ để vận chuyển xi-măng không thôi thì lại không phải, không đúng.

Trong một bài viết ngắn chúng tôi không thể trang trãi hết nhiều vấn đề trong buổi hội thảo nói trên, chúng tôi xin phép chia làm ba phần, hai phần tiếp theo sẽ tập trung vào những bức thiết khác như ô nhiễm môi sinh, nhà máy lọc dầu Dung Quất và khu du lịch phố cổ Hội An trong tình trạng hiện nay, mong quý thính giả đón theo dõi trong những chương trình kế tiếp.

Theo dòng câu chuyện:

- Công nghệ du lịch tại khu phố cổ Hội An

- Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất và sự phát triển của miền Trung