Lạm dụng tình dục ở trẻ em


2006.08.08

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây, thỉnh thoảng báo chí ở trong nước đăng tải những thông tin liên quan đến việc lạm dụng tình dục ở trẻ em. Đặc biệt, vào ngày chủ nhật 30 tháng 7 vừa qua, trên VN Express, có đăng bài “ Bệnh cưỡng nhi- Mối đe dọa cho trẻ”, trong đó, nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ.

ChildrenSexualAbused200.jpg
Tấm bảng cảnh cáo tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em trên đường phố ở Vũng Tàu hôm 25-11-2005. AFP PHOTO

Để tìm hiểu chuyện lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam, cùng nhận thức của mọi người như thế nào, trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này, Phương Anh xin gửi tới ý kiến của một số phụ huynh cùng các chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước.

Theo lời của chị Lệ Trâm, hiện đang cư ngụ ở quận Tân Bình, Sàigòn, thì ngày nay, việc lạm dụng tình dục ở trẻ em xảy ra khá nhiều, nhất là những chuyện sờ mó những bộ phận kín trên cơ thể của các em nhỏ. Chị nói:

“Trường hợp đó có chứ không phải là không, rất là nhiều là khác. Có người kể lại với em là con họ chưa đến nỗi, nhưng con họ bị dụ dỗ, và con bé đó nói là nó nhìn thấy cái ông đó ghê quá, ổng dụ nó đến gần ổng.. Thường thì những lúc đó lại không có bố mẹ ở đó… và nó về kể cho mẹ nó nghe.”

Chỉ giải quyết trong gia đình

Khi hỏi thăm về trường hợp các gia đình có con bị lạm dụng tình dục, có tìm kiếm sự giúp đỡ ở các trung tâm tư vấn hay không, chị cho hay:

Trường hợp đó có chứ không phải là không, rất là nhiều là khác. Có người kể lại với em là con họ chưa đến nỗi, nhưng con họ bị dụ dỗ, và con bé đó nói là nó nhìn thấy cái ông đó ghê quá, ổng dụ nó đến gần ổng.. Thường thì những lúc đó lại không có bố mẹ ở đó… và nó về kể cho mẹ nó nghe.

“Không, ít khi họ đi tìm những nơi để tư vấn, hầu như là chỉ nói chuyện qua lại với nhau, chẳng có ai để đi hỏi những người tâm lý, ít lắm…Cha mẹ chỉ khuyên thôi là nên tránh đừng lại gần những người mà không quen biết, họ dụ dỗ, không nên theo người ta hay đến gần, phải đi chung với bạn bè, không nên đi một mình.

Nhiều khi họ cũng đi tố giác, nhưng gia đình người bị hại được đền bù tiền bạc, rồi họ sợ mang tai tiếng, nên họ cũng im đi thôi. Thường là người lớn nói chuyện với nhau, ít khi làm to chuyện. Nhiều khi họ ngại, mắc cỡ…Em thấy là chuyện đó bây giờ vẫn còn kín đáo, ít có khi nào muốn nói ra.

Có lẽ vì xấu hổ cho con cái mình, và xấu hổ cho người kia, nên chẳng ai muốn nói đến. Ngay cả trong trường bây giờ cũng vậy, thầy cô cũng chẳng nói đến chuyện này. Và bố mẹ cũng vậy, cũng chẳng nhắc đến chuyện đó…”

Với chị Trung, một phụ nữ có con gái lên sáu, đang cư ngụ ở quận 3, Sài gòn thì cho rằng: “Có những nơi như Hội Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, hội Phụ Nữ… nhưng em nghĩ họ không đến đó nhiều, thường người ta tự giải quyết trong phạm vi gia đình.

Họ cũng ít tư vấn mấy chuyện đó lắm. Nếu trường hợp em, em cũng chẳng đi đến mấy chỗ đó vì đi mất thời giờ, và mấy chỗ tư vấn cũng không phải là phổ biến vì đâu phải quận huyện nào cũng có. Cả thành phố chỉ giỏi lắm hai hay ba nơi tư vấn mấy vấn đề đó thôi.”

Mối quan tâm

Còn anh Sơn, ở Sông Bé, tỉnh Bình Dương, thì chuyện lạm dụng tình dục ở trẻ em luôn là mối quan tâm của các bậc làm cha mẹ, nhưng:

“Theo tôi, mình có con thì lúc nào cũng phải dặn dò chúng. Hơn nữa, nếu có gì bất thường thì phải báo cáo cho mình ngay để có hướng xử lý liền.

Thường ở Việt Nam, những chuyện đó xảy ra với bé trai thì nó lại rơi vào trường hợp với các trẻ lang thang, hoặc các trẻ ở các tỉnh vào, vì cuộc sống, chúng nó phải bươn chải ngoài đời, làm nghề bán vé số, đáng giầy…Tôi thường nghe những chuyện đó xảy ra là do các em bị khách nước ngoài lạm dụng nhiều nhất.”

Chúng ta phải chia ra hai nhóm: một nhóm là trẻ em dễ bị tổn thương là các em ở dưới quê lên, không có ai để bảo vệ. Một nhóm là có cha mẹ, có người thân. Nhóm trẻ dễ bị tổn thương thì chuyện đấy xảy ra với các em thì ai cũng biết, nhưng mọi người cho đó là nhóm đặc biệt.

Cũng theo lời anh Sơn thì hiện nay, cũng có những trung tâm tư vấn nhưng chỉ những ai chịu khó theo dõi báo chí, tin tức thì mới biết đến. Riêng với bác sĩ tâm lý Khuất Thị Kim Oanh, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Xã Hội ở Hà Nội thì:

“Bây giờ vấn đề gọi là cưỡng nhi mới được xã hội quan tâm. Trước đây, những trường hợp cưỡng nhi trẻ em cũng được nói đến, khi có trường hợp xảy ra, thì báo chí và xã hội cũng rất bất bình, và các trường hợp đó bị xử phạt rất nặng…

Nhưng đó chỉ là những trường hợp hãm hiếp, cưỡng dâm. Còn các trường hợp sờ mó, gọi là lạm dụng tình dục trẻ em thì bây giờ mới được nói đến nhiều. Cho đến bây giờ, theo như tôi được biết thì chưa có một chương trình nào lớn ở nhà trường hay quốc gia về vấn đề ấy. Một số tổ chức cơ quan xã hội nước ngoài có giáo dục về giới tính thì có đề cập đến lãnh vực lạm dụng tình dục và dậy cho các em.

Chúng ta phải chia ra hai nhóm: một nhóm là trẻ em dễ bị tổn thương là các em ở dưới quê lên, không có ai để bảo vệ. Một nhóm là có cha mẹ, có người thân. Nhóm trẻ dễ bị tổn thương thì chuyện đấy xảy ra với các em thì ai cũng biết, nhưng mọi người cho đó là nhóm đặc biệt.

Các cơ quan chức năng, cũng như những nhà hoạt động xã hội càng ngày càng quan tâm để giúp đỡ và bảo vệ. Còn nhóm mà tạm gọi là nhóm bình thường, sống có gia đình thì bây giờ vấn đề lạm dụng tình dục mới được để ý đến, họ mới bắt đầu nghĩ là con em chúng ta cũng có thể bị. Trước đây, khi nói đến lạm dụng tình dục thì chỉ nghĩ ngay đến nhóm trẻ em tổn thương mà thôi.”

Hậu quả

Một nhà cố vấn tâm lý cho các trẻ em bị lạm dụng tình dục tại Hoa Kỳ, cô Nguyễn Thanh Thuỷ, hiện đang công tác ở Houston, bang Texas, cho biết hậu quả của việc trẻ em bị lạm dụng tình dục. Cô nói:

“Vấn đề lạm dụng tình dục ảnh hưởng rất nhiều nơi các em nhỏ trên nhiều phương diện, thứ nhất là nó cảm thấy giá trị bản thân của nó thấp, vì khi nó bị như vậy, nó cho đó là lỗi của nó, tại nó ăn mặc hay là nó đùa giỡn, hay cư xử để cho một người lớn khác lạm dụng tình dục với nó.

Theo nhiều thống kê, có nhiều đứa trẻ bị lạm dụng bởi những người trong gia đình, chẳng hạn như dượng, bố ghẻ, chú bác, hoặc là anh em, hoặc là bạn trai của mẹ, khi nó nói ra thì không ai tin, nên càng lúc các cháu càng nghĩ đây là vấn đề của nó. Thêm nữa, sự tin tưởng vào người lớn của nó cũng bị đảo lộn đi.

Hậu quả để lại rất lâu dài, vì khi các em đến tuổi nào đó, qua tuổi dậy thì, lúc đó các em mới để ý đến người khác phái, rồi mới có tình yêu, rồi mới đi đến tình dục, nhưng các em bị lạm dụng tình dục trước tuổi, nên khái niệm về gia đình, về tình yêu, tình dục đều bị lệch lạc hết, cho dù sau này, các em có gia đình, các em cũng bị ảnh hưởng.

Hậu quả để lại rất lâu dài, vì khi các em đến tuổi nào đó, qua tuổi dậy thì, lúc đó các em mới để ý đến người khác phái, rồi mới có tình yêu, rồi mới đi đến tình dục, nhưng các em bị lạm dụng tình dục trước tuổi, nên khái niệm về gia đình, về tình yêu, tình dục đều bị lệch lạc hết, cho dù sau này, các em có gia đình, các em cũng bị ảnh hưởng.”

Bệnh lạm dụng tình dục ở trẻ em

Riêng với bác sĩ tâm lý Lê Phương Thuý, hiện đang làm việc ở San Jose, bang California, thì cho rằng, những người có tính lạm dụng tình dục ở trẻ em phải phân biệt thành hai loại. Bác sĩ Thuý nói:

“Phải mất một thời gian rất lâu, khoa học mới tìm hiểu được chứng bệnh pedophilia là một chứng bệnh thích làm tình với trẻ con. Mình phải phân biệt người có bệnh và người không mắc bệnh nhưng có những lúc họ không giữ được sự ham muốn của mình trong các hoàn cảnh thuận lợi thì vẫn lạm dụng tình dục trẻ em được.

Người bị bệnh “pedophilia” luôn luôn bị ám ảnh bởi chuyện đi tìm trẻ em để lạm dụng tình dục. Họ không có hứng thú trong lãnh vực tình dục, hầu như 80% thời gian của họ để đi tìm trẻ rất nhỏ, từ 12 tuổi trở xuống, có trẻ 2 tuổi, có trẻ 5, 6 tuổi và thường có cử chỉ làm tình trắng trợn, hoặc bắt các trẻ em phải nhìn, phải xem những phim về tình dục.”

Được hỏi làm thế nào để chúng ta có thể phân biệt được người mắc bệnh pedophilia và người có tính lạm dụng tình dục trẻ em, bác sĩ cho hay:

“Nói một cách tổng quát, một người có giáo dục, thì việc sờ mó, xâm phạm tình dục trẻ em thì điều này là trái với đạo đức, nhưng trong nhiều trường hợp, người này vì một lý do tâm thần, bị bệnh trầm cảm chẳng hạn, bị sống cô đơn quá, ẩn ức về tâm lý, không tìm được sự thoả mãn tình dục nơi những người cùng lứa tuổi với mình, lại không đủ khả năng đến những nơi mua bán về tình dục, thì ở trong hoàn cảnh như ở chung nhà với các em nhỏ, các em ấy vô tình quấn quýt bên mình nhiều, không có người lớn trông ngó thì người này có thể đi ra ngoài cái biên giới đạo đức của mình.

. Là cha mẹ, chúng ta không thể tin bất cứ ai, cho dù người đó có đóng vai trò quan trọng như thế nào chăng nữa, lúc nào cũng phải để ý tới con, dù là con trai- vì nhiều người nghĩ là con trai thì không sao, con gái dễ bị hơn- trước khi gửi con cho ai phải cẩn thận điều tra, tìm hiểu lý lịch rất kỹ và hoàn cảnh trông ngó, chứ không thể hoàn toàn tin tưởng được.

Thực sự, người bệnh Pedophilia ít lắm, phải cả ngàn người mới có một người, con số này rất hiếm. Trường hợp những người lạm dụng thì nhiều, và thường là những người trong gia đình, ít khi là người lạ, vì cha mẹ nào cũng dậy con tránh đụng chạm với người lạ, nên người lạ đến với con mình thì khó hơn.

Ngược lại, đối với người thân trong gia đình như anh em, cậu, chú.. ngay cả những người đáng kính trọng như thầy giáo, những vị tôn giáo nữa.

Là cha mẹ, chúng ta không thể tin bất cứ ai, cho dù người đó có đóng vai trò quan trọng như thế nào chăng nữa, lúc nào cũng phải để ý tới con, dù là con trai- vì nhiều người nghĩ là con trai thì không sao, con gái dễ bị hơn- trước khi gửi con cho ai phải cẩn thận điều tra, tìm hiểu lý lịch rất kỹ và hoàn cảnh trông ngó, chứ không thể hoàn toàn tin tưởng được.”

Riêng với nhà cố vấn tâm lý Nguyễn Thanh Thuỷ, thì cho rằng dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa, phụ huynh bao giờ cũng là người phải có trách nhiệm chính cho con mình, chị nói: “Cha mẹ nên thay đổi về khái niệm bổn phận của mình. Cha mẹ phải bảo vệ con. Về luật pháp thì phải thay đổi nhiều vì ngay cả ở bên Mỹ này, luật pháp có thay đổi nhưng vẫn không đủ để bảo vệ các em. Do đó, sự bảo vệ phải từ trong gia đình mà ra.”

Quí vị vừa nghe những ý kiến của một số phụ huynh và các chuyên gia trong cũng như ngoài nước về chuyện lạm dụng tình dục ở trẻ em. Mong rằng quí thính giả sẽ rút ra bài học nho nhỏ cho chính bản thân mình từ những lời khuyên của các chuyên gia. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Thông tin trên mạng:

- Pedophilia Một Loại Tội Phạm Tình Dục Nguy Hiểm

- Pedophilia - Wikipedia, the free encyclopedia

- Medem: Medical Library: Fact Sheet: Pedophilia

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.