Trung Quốc và Nga đang tạo thế liên minh để chia 3 quyền lực?
2006.06.23
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Trong những tuần lễ vừa qua, nhiều biến chuyển ở Châu Á cho thấy rằng mặc dầu không có triệu chứng nào chứng tỏ là tình trạng ổn định trong toàn vùng bị đe dọa, nhưng các nước có ảnh hưởng lớn trong vùng như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản vẫn tìm cách tạo thế liên minh với các nước nhỏ để phòng hờ những biến chuyển bất ngờ trong tương lai.
Trước những diễn biến chính trị đáng chú ý vừa nói, nhiều câu hỏi đã được giới quan sát chính trị quốc tế, chẳng như có phải Trung Quốc và Nga đang tạo thế liên minh để chia 3 quyền lực hay không? Có phải Hoa Kỳ đang liên kết với những nước Ðông Nam Á để ngăn cản Hoa Lục và chận đứng những nỗ lực muốn hiện diện ở Thái Bình Dương của Nga?
Khách mời tuần này của Ban Việt Ngữ chúng tôi là ông Bùi Diễm. Ông Bùi Diễm trước đây từng là Ðại Sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Washington, và gần đây, ông là Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Châu Á-Thái Bình Dương. Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thức hiện và được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Những biến chuyển quan trọng
Nguyễn Khanh: Thưa ông Ðại Sứ, giới quan sát quốc tế có ghi nhận một số biến chuyển mới ở Châu Á có tính cách quan trọng về mặt chiến lược, như cuộc viếng thăm Việt Nam và Indonesia của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Donald Rumsfeld, và cuộc họp thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải do Trung Quốc và Nga đứng đầu. Xin ông vui lòng trình bày tổng quát với thính giả về những diễn biến đó.
Bùi Diễm: Thưa, trước hết về chuyến viếng thăm ba nước Châu Á của ông Rumsfeld thì đây là một chuyến công du nhân dịp ông đến dự buổi họp hàng năm về an ninh do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược (International Institute of Strategic Studies) tổ chức tại Singapore ngày 5 tháng 6 vừa qua.
Tham dự hội nghị này có đại diện của 23 nước gồm có các quốc gia Châu Á cùng với Canada, Anh, Pháp, Nga và Mỹ, trong số đó có 17 vị Bộ Trưởng Quốc Phòng. Họ bàn về mức tăng trưởng cao của Trung Quốc và Ấn Độ, về liên hệ an ninh giữa Mỹ và Châu Á, về hợp tác an ninh hàng hải, về biện pháp chống khủng bố v.v…
Theo tin chính thức thì hiện nay sự hợp tác giữa hai bên hãy còn ở mức tầu chiến của Mỹ thỉnh thoảng viếng thăm hải cảng Việt Nam, huấn luyện sĩ quan Việt Nam về mặt Anh ngữ, cứu cấp y tế, và tăng cường sự trao đổi về mọi mặt. Nhưng theo tôi nghĩ thì giá trị biểu tượng của cuộc viếng thăm của ông Rumsfeld là điều đáng để ý hơn cả.
Người ta còn nhớ, cũng tại hội nghị này năm ngoái, ông Rumsfeld có đặt một câu hỏi khá nẩy lửa về những cố gắng tăng cường quân sự đáng lo ngại của nhà cầm quyền Bắc Kinh : “Tại sao trong khi không có mối đe dọa nào cả mà Trung Quốc chi phí nhiều về quốc phòng nhiều đến thế?”
Theo Bắc Kinh thì ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ có 35 tỷ dollars nhưng theo Mỹ thì ngân sách này trên thực tế có thể lên tới hơn 70 tỷ. Qua sự hiện diện của một nhân vật có tiếng là “diều hâu” như ông Rumsfeld liên tiếp trong 2 năm liền tại hội nghị Singapore, rõ rệt là Mỹ muốn bênh vực quyền lợi của mình ở Đông Á.
Và tiếp theo Singapore, 2 chuyến viếng thăm Việt Nam và Indonesia cũng là, trong khung cảnh mục tiêu đó, nuôi dưỡng mối quan hệ quân sự với hai nước này để làm cho vững chắc hơn mối quan hệ quân sự đã có sẵn với các nước khác trong vùng như Australia,Thái Lan và Philippines.
Quan hệ quân sự giữa Mỹ-Việt
Nguyễn Khanh: Theo lời tuyên bố của chính ông Rumsfeld, thì Mỹ không có ý định tìm cách sử dụng căn cứ ở Việt Nam, vậy thì quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam nhắm tiến tới đâu?
Bùi Diễm: Thưa, theo tin chính thức thì hiện nay sự hợp tác giữa hai bên hãy còn ở mức tầu chiến của Mỹ thỉnh thoảng viếng thăm hải cảng Việt Nam, huấn luyện sĩ quan Việt Nam về mặt Anh ngữ, cứu cấp y tế, và tăng cường sự trao đổi về mọi mặt. Nhưng theo tôi nghĩ thì giá trị biểu tượng của cuộc viếng thăm của ông Rumsfeld là điều đáng để ý hơn cả.
Ai cũng rõ Việt Nam đang phải chịu sức ép nguy hiểm về mọi mặt từ phía nước bạn đàn anh Trung Quốc và ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam cũng đã có người nghĩ rằng cần phải làm thân với Mỹ để có chỗ tựa.
Nhưng hoàn cảnh không phải là dễ vì mối nguy Trung Quốc thì ở ngay sát nách trong khi nơi nương tựa thì lại ở xa, vả lại cũng không thể khiêu khích Trung Quốc bằng cách sáp gần một cách lộ liễu với Mỹ. Ngoài ra lại còn mối nguy bị lôi kéo vào thế liên minh với nước này chống nước khác. Nhà cầm quyền Việt Nam chắc cũng phải đắn đo nhiều khi tiếp đón ông Rumsfeld.
Nguyễn Khanh: Còn trường hợp Indonesia ?
Bùi Diễm: Trường hợp này thì tương đối dễ hiểu hơn, vì từ ngày thay đổi chế độ ở Indonesia, một nước lớn với hơn 200 triệu dân với đa số theo đạo Hồi và một vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á, Mỹ đã lần lần nối lại mối quan hệ quân sự với nước này và chuyến viếng thăm của ông Rumsfeld chỉ có mục đích củng cố mối liên hệ này.
Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải
Nguyễn Khanh: Trong khi đó thì Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải mời cả Iran và một số nước khác tới dư một Hội nghị Thượng Đỉnh ngày 15 và 16 vừa qua, phải chăng đây là một thế liên minh mới nhằm mục đích đối phó với Mỹ từ khu vực Bắc và Trung Á?
Bùi Diễm: Thực ra thì Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải do Trung Quốc chủ xướng với sự cộng tác của Nga đã có từ nhiều năm nay. Năm ngoái Tổ Chức này cũng đã có một buổi họp thượng đỉnh ở Nga với sự hiện diện của cả hai ông Hồ Cẩm Đào và Putin.
Cùng với sự có mặt của giới lãnh đạo những nước hội viên khác như Tajikistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrzystan, hội nghị này đã lên tiếng nhằm chỉ trích một cách gián tiếp những cố gắng của Mỹ đặt những căn cứ quân sự tại các nước miền Trung Á, lấy cớ là để bảo vệ những cuộc hành quân ở Afghanistan.
Năm nay thì cũng lại một hội nghị thượng đỉnh, nhưng lần này tổ chức ở Trung Quốc và mời thêm một số quan sát viên trong số đó người ta thấy cả đồng minh của Mỹ là Pakistan, Afghanistan và đối nghịch với Mỹ là Iran, nhất là trong lúc này Mỹ và một số nước ở Châu Âu đang cố thuyết phục Iran tử bỏ ý định sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số nhà phần tích cho rằng đây là một sáng kiến mới về mặt ngoại giao của Trung Quốc và Nga để tạo một thế liên minh đối lập với Mỹ trong tương lai.
Nếu chỉ nói riêng đến vấn đề Iran thì lúc này, vì có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và cũng vì có nhiều quyền lợi về kinh tế, thương mại ở Iran (Nga giúp Iran xây dựng nhà máy nguyên tử còn Trung Quốc thì cần dầu của Iran) cả Nga và Trung Quốc đều có rất nhiều ảnh hưởng đối với nhà cầm quyền Iran.
Ngoài ra Iran cũng không mong muốn gì hơn là gia nhập tổ chức này để có chỗ tựa. Nhưng liệu Nga và Trung Quốc có thực sự muốn giúp Mỹ và các nước Tây Phương bằng cách đóng vai hòa giải để tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp về ý định sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran không? Hay là bên ngoài thì vẫn hòa hoãn với Mỹ nhưng bên trong thì vẫn tiếp tục đẩy mạnh thế liên minh với những nước chống Mỹ?
Hồ sơ Bắc Hàn
Năm nay thì cũng lại một hội nghị thượng đỉnh, nhưng lần này tổ chức ở Trung Quốc và mời thêm một số quan sát viên trong số đó người ta thấy cả đồng minh của Mỹ là Pakistan, Afghanistan và đối nghịch với Mỹ là Iran, nhất là trong lúc này Mỹ và một số nước ở Châu Âu đang cố thuyết phục Iran tử bỏ ý định sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số nhà phần tích cho rằng đây là một sáng kiến mới về mặt ngoại giao của Trung Quốc và Nga để tạo một thế liên minh đối lập với Mỹ trong tương lai.
Nguyễn Khanh: Vấn đề chưa được giải quyết thì ông Ðại Sứ lại đưa ra một bài toán nan giải khác. Thế còn về chuyện Bắc Hàn thì sao?
Bùi Diễm: Về mặt này thì người ta lại nghĩ đến Hội Nghị 6 nước cũng về vấn đề Bắc Hàn sản xuất vũ khí hạt nhân. Hiện nay, hội nghị này đang trong vòng bế tắc kể từ khi có sự đồng thuận trên nguyên tắc về một giải pháp hòa bình cho vấn đề này từ tháng 11 năm ngoái, trong khi đó thì lại có tin là Bắc Hàn sửa soạn phóng những hỏa tiễn tầm xa TaePo-Dong-2.
Tin này đang làm giới quan sát quốc tế lo ngại và buộc Mỹ và Nhật Bản phải lên tiếng cảnh báo chế độ Bắc Hàn. Tất cả những biến chuyển này Ở Iran và Bắc Hàn làm cho người ta đặt câu hỏi vể chủ tâm của hai cường quốc Nga và Trung Quốc đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Nguyễn Khanh: Thưa ông, câu hỏi chót. Mới đây vừa có tin là vào dịp Thủ Tướng Nhât Bản Koizumi, trong chuyến công du sang Mỹ cuối tháng này, sẽ ký một bản thông cáo chung với Mỹ để tái xác định liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản, tại sao lại cần phải có sự xác quyết đó ?
Bùi Diễm: Thưa tất cả chỉ có một giá trị biểu tượng. Đã từ lâu thế liên minh giữa Nhật Bản và Mỹ là căn bản chiến lược của chính sách Mỹ trong toàn vùng Thái Bình Dương, điều đó cho đến nay vvẫn không thay đổi. Nhưng thời gian gần đây mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trải qua một giai đoạn khó khăn, có lẽ trong bầu không khí mới đó mà Nhật Bản nhận thấy cần phải xiết chặt mối quan hệ với Mỹ.
Ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay, thế liên minh giữa các nước lớn nhỏ trên chính trường quốc tế có thể chuyển đổi nhanh chóng, vì vậy mà việc theo dõi những biến chuyển mới và tìm hiểu gốc rễ của mọi hiện tượng là điều cần thiết đối với giới cầm quyền ở bất kỳ nước nào.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Ðại Sứ.
Những bài liên quan
- Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ về đàn áp tôn giáo
- Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
- Một máy bay vận tải quân sự Trung Quốc bị rơi ở An Huy
- Ý nghĩa chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Donald Rumsfeld
- Thân nhân các nạn nhân vụ Thiên An Môn đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường
- Nạn khủng bố và các vấn đề an ninh tại khu vực Đông Nam Á
- Các nước Ðông Nam Á sẽ làm gì trước những khó khăn liên tục xảy ra?
- Trung Quốc kết án tù một nhân vật bất đồng chính kiến
- Tổng thống Putin mở chiến dịch bài nạn trừ tham nhũng ở Nga
- Lá thư Tổng thống Iran gửi Tổng thống Bush chứa đựng những gì?
- Nhận xét của sử gia Larry Berman về cuộc chiến Việt Nam
- Ân xá Quốc tế cảnh báo về tình trạng tấn công vì kỳ thị chủng tộc ở Nga
- Giới sử dụng internet ở Trung Quốc phản đối chính sách kiểm duyệt của chính quyền
- Quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới về hộ chiếu
- Họp Thượng Đỉnh Bush- Hồ Cẩm Đào
- Cuộc họp cấp cao Hoa Kỳ - Trung Quốc
- Trung Quốc bác bỏ cáo buộc giết tù nhân để lấy bộ phận thân thể đem bán
- Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tiếp tục chuyến công du Á Châu
- Hỗ trợ Nhân quyền và Dân chủ: Bản ký lục của Hoa Kỳ 2005-2006
- Trung Quốc chuyển hướng
- Tìm thấy thi hài một công dân Mỹ bị quân khủng bố bắt cóc tại Iraq
- Thủ Tướng Ấn Ðộ bảo vệ thỏa hiệp về hạt nhân với Hoa Kỳ
- Bắc Kinh phản đối việc Ngoại Trưởng Nhật Bản gọi Ðài Loan là một quốc gia
- Một chuyến công du Nam Á với nhiều ý nghĩa của Tổng Thống Bush
- Phúc trình về Thể hiện Quyền Con Người trên Thế giới