Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới

0:00 / 0:00

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Hôm qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc tuột dốc mạnh chưa từng thấy từ 10 năm qua, các cổ phiếu giảm trung bình từ hơn 8% đến gần 10%. Giá trị của các công ty niêm yết Trung Quốc sụt gần 108 tỷ đô la, mặc dù suốt năm ngoái đã tăng tới mức trên 100%.

NguyenPhucLien150.jpg
Giáo sư tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên . Photo courtesy VietTUDAN.net

Theo các chuyên gia tài chánh quốc tế nguyên nhân chính dẫn tới sự việc này là do hậu quả và tác động từ những chính sách tài chánh của Bắc Kinh nhằm chặn đứng hoạt động mua bán chúng khoán bất hợp pháp, khiến nhà nước không thể kiểm soát được.

Để tìm hiểu thêm chi tiết, Ban Việt Ngữ chúng tôi liên lạc với giáo sư tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên tại Geneve, Thụy Sĩ và được ông đành cho cuộc trao đổi sau đây. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu.

Đỗ Hiếu: Thưa tiến sĩ, các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như báo chí Việt Nam đều nói, vì giới đầu tư Hoa Lục lo lắng đua nhau bán tháo cổ phiếu, nên chứng khoán Trung Quốc mới tuột dốc quá mạnh, khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ý kiến của tiến sĩ về tình trạng này ra sao?

Không ảnh hưởng đến thế giới

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên: Tôi không nghĩ sự tuột dốc thị trường chứng khoán của Trung Quốc mà có ảnh hưởng tới các cường quốc đã kỹ nghệ hóa lâu đời về kinh tế. Nếu điều đó xảy ra ở Mỹ hay liên Âu thì đó mới là vấn đề quan trọng.

Sự tuột đốc đó là một sự tất nhiên, một là đầu cơ về chứng khoán (speculation), hai là do những cú tài chánh mà người ta làm, ba là cái tổ chức và hệ thống của thị trường chứng khóan Trung Quốc đã thổi lên quá cao, như đã từng xảy ra trước đây tại Âu Châu, như là cái bong bóng nay nó nổ ra, tức là đưa về cái mức bình thường thực tế của nó.

Sự tuột đốc đó là một sự tất nhiên, một là đầu cơ về chứng khoán (speculation), hai là do những cú tài chánh mà người ta làm, ba là cái tổ chức và hệ thống của thị trường chứng khóan Trung Quốc đã thổi lên quá cao, như đã từng xảy ra trước đây tại Âu Châu, như là cái bong bóng nay nó nổ ra, tức là đưa về cái mức bình thường thực tế của nó. Đó là chuyện đáng mừng chứ không phải là nguy hiểm vì có liên hệ đến hoạt động kinh tế tài chánh của thế giới.

Đó là chuyện đáng mừng chứ không phải là nguy hiểm vì có liên hệ đến hoạt động kinh tế tài chánh của thế giới.

Thử hỏi có ai mua đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đâu, trái lại người ta mua đô la, Euro, mua vàng, để dự trử, vì vậy thị trường chứng khoán hay tiền tệ Trung Quốc lên xuống hay không, thì chỉ ảnh hưởng tại nước đó thôi chứ không thể lan sang thị trường khác, ngoại trừ những công ty đang mua bán hàng hóa với Hoa Lục. Khả năng mua hàng của Trung Quốc (pouvoir d’achat) nhỏ hơn thì họ bán chậm mà thôi.

Đỗ Hiếu: Tiến sĩ vừa nói là chứng khoán Trung Quốc tuột đốc không gây sự chao đảo về hoạt động tài chánh tại các châu lục khác, tiến sĩ có thể nói rõ hơn về thực trạng của nền kinh tế ở Hoa Lục hiện giờ?

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên: Đối với Trung Quốc, dường như các quốc gia khác cho họ là siêu cường sau này về kinh tế nên tỏ vẻ sợ sệt họ, không có đâu.

Sản xuất của Trung Quốc là làm ra những món hàng rất bình thường hiện tập trung ở những thành phố ven biển, bởi vì trong nội địa 3 phần 4 kinh tế Trung Quốc là nghèo khổ, đa số công nhân phải đi làm ở những hãng xưởng như đàn cừu do cán bộ cộng sản hướng dẫn, thành ra việc sản xuất của họ rất bấp bênh.

Tây Phương đầu tư vào Trung Quốc không phải là căn bản sản xuất, mà vào vấn đề tiêu thụ và lấy những linh kiện từ Trung Quốc để về bán giá cao tại nước họ. Không thể nói là thế giới bị ảnh hưởng bởi sự tuột dốc của nền kinh tế Trung Quốc.

Có thể vì vấn đề toàn cầu hóa kinh tế mà một số công ty được phép tìm tới những nước có nhân công thật rẻ để sản xuất hàng hóa với gía thành thấp. Đây là một hình thức bóc lột sức lao động do một chế độ độc tài theo chủ trương bóp miệng nhân công.

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Tiểu công ty tư doanh mới là căn bản để xây dựng nền kinh tế theo đà tiến vững chắc từng bước nhỏ, ở Việt Nam đến vĩ mô, lớn lao, đó là thổi phồng, không thực sự xây dựng và phát triển kinh tế bền vững và lâu dài.

Đỗ Hiếu: Còn đối với hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam thì tiến sĩ có nhận xét gì?

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên: Chẳng ai nói gì đến thị trường chứng khoán Việt Nam hết, thành ra muốn rút kinh nghiệm thì mình cần có những giá trị về những công ty có thể niêm yết lên thị trường chứng khoán.

Tôi xin nhắc là cách đây 10 năm, phó Thống đốc Ngân hàng là ông Lê văn Châu có mời tôi vào Ủy ban Thị trường Chúng khoán, thì tôi đã trả lời là các ông đã có gì để bán cho người ta mua trên thị trường.

Trong khi đó, nếu tôi làm thì phải theo thị trường quyết định. Mà quyền lực là thuộc về nhà nước, 90% hoạt động kinh tế, tài chánh là do chánh phủ định đoạt theo chỉ thị của đảng, nên tôi sẽ làm đơn xin ra khỏi Ủy ban trước khi tôi vào.

Ngoài một số công ty làm linh kiện, mà đa số là quốc doanh đang tham gia thị trường chứng khóan tại Việt Nam, không có sự hưởng ứng của tư nhân vì quyền lực chính trị vẫn còn đó, nên doanh giới rất ngại bỏ vốn đầu tư để mua cổ phiếu, vì trước mắt họ chỉ thấy thiệt hại mà thôi, chứ không ảnh hưởng mấy đến dân chúng.

Đỗ Hiếu: Theo tiến sĩ thì thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam còn bấp bênh, chưa bền vững, vậy có cách nào khắc phục tình trạng này hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên: Tiểu công ty tư doanh mới là căn bản để xây dựng nền kinh tế theo đà tiến vững chắc từng bước nhỏ, ở Việt Nam đến vĩ mô, lớn lao, đó là thổi phồng, không thực sự xây dựng và phát triển kinh tế bền vững và lâu dài.

Cần phải nói thêm kinh tế Việt Nam vẫn do nhà nước quản lý, vì thế tôi ao ước rằng đảng cộng sản phải ý thức tương lai của dân tộc, sự phát triển của đất nước, bằng cách nhường việc làm kinh tế cho tư nhân và sản xuất nhỏ, phần lớn nhờ vốn đầu tư bởi những gia đình ở nước ngoài, gồm 3 triệu người, nhờ đó sẽ tránh được lãng phí như các công ty lớn.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên đã dành cho RFA chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.