Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)


2006.07.29

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Đối với nhiều người dân tại Việt Nam hiện nay thì khái niệm 'xã hội dân sự' dường như còn xa lạ. Thế nhưng đối với những người quan tâm, đặc biệt giới trí thức, thì đây không phải là một thực thể xa lạ mà nó tồn tại song song với chính quyền qua mọi thời đại. Có ý kiến cho rằng mức độ phát triển của một xã hội dân sự tùy thuộc vào từng chính quyền của mỗi giai đoạn.

CuHuyHaVu150.jpg
Ông Cù Huy Hà Vũ. Photo courtesy VN Express

Trong phần sau, Gia Minh trao đổi về vấn đề này cùng ông Cù Huy Hà Vũ, một viên chức chính quyền đồng thời cũng là một người nghiên cứu về luật và tích cực đòi hỏi thực thi mọi quyền lợi của người công dân trong xã hội. Trước hết ông cho biết:

Ông Cù Huy Hà Vũ: Xã hội dân sự là một khái niệm bất kỳ nước nào cũng có ý thức, và Việt Nam không phải ngoại lệ. Vấn đề là nó có điều kiện để phát huy tác dụng hay không.

Theo tôi Xã hội dân sự tại Việt Nam đã có từ rất lâu rồi, tồn tại song song với bất cứ chính quyền nào. Nhưng vừa qua Xã hội dân sự Việt Nam hạn chế, dù hiến pháp Việt Nam và những bộ luật chỉ mới ghi trên giấy thôi, đi vào triển khai thì chưa bảo đảm.

Gia Minh: Theo ông thì từ khi nào 'xã hội dân sự' tại Việt Nam bị hạn chế?

Ông Cù Huy Hà Vũ: Tôi luôn khẳng định Xã hội dân sự và nhà nước là như một cặp song sinh; nhưng theo giai đoạn lịch sử. Ở Việt Nam trước năm 75 là giai đoạn chiến tranh nên bị hạn chế.

Bạn nghĩ gì về xã hội dân chủ tại Việt Nam ngày nay? Xin email về Vietweb@rfa.org

Nhưng sau năm 75 đến nay lẽ ra Xã hội dân sự phải lấy lại vai trò của mình như nhân tố chính để phát triển đất nước nhưng tiếc thay lại không được phát huy đúng mức. Có lúc có những nhà lãnh đạo không đủ tầm nên hành xử sai hạn chế Xã hội dân sự, hạn chế sự phản biện của công dân đối với chính sách của Đảng, nhà nước.

Có lúc lại đi quá trớn là coi bất cứ những ý kiến nào khác là chống lại Đảng và Nhà nước. Đảng viên cũng là con người thì mọi người phải được coi như nhau trước pháp luật. Sai lầm bắt nguồn từ trên là không có dân chủ.

Gia Minh: Vậy dân chủ và Xã hội dân sự là phải đi đôi nhau?

Ông Cù Huy Hà Vũ: Đối với quốc gia quan trọng nhất là độc lập; đối với xã hội đó là dân chủ; dân chủ là thức ăn là ý nghĩa quan trọng nhất của xã hội.

Gia Minh: Theo ông làm thế nào để người dân tự nguyện tham gia vào Xã hội dân sự có thể giúp cho phát triển đúng mức của nó?

Ông Cù Huy Hà Vũ: Cần nổ lực của các bên. Có thể trình độ văn hóa của người dân có cải thiện nhưng ý thức về quyền công dân thì chưa nhận thức hết. Trong nhiều trường hợp do chưa nhận thức nên những đòi hỏi của họ chưa hiệu quả. Khi bị đàn áp thì nhiều người đi đến chổ kêu la chửi bới và thậm chí đi đến chổ quá khích.

Nhưng theo tôi trách nhiệm đặt trên vai những người trí thức, những người quản lý xã hội. Họ phải lên tiếng và tạo thành xu thế để nhà lãnh đạo nhà nước phải nghe và tôn trọng phát biểu của xã hội, tức những người không nằm trong bộ máy chính quyền, hay lãnh đạo.

Gia Minh: Có ý kiến của ông Viện truởng Viện Những vấn đề phát triển thì Mặt trận Tổ quốc bao hàm những đòan thể như phụ nữ, công đòan thanh niên… là Xã hội dân sự lớn nhất tại Việt Nam, theo ông thì khi người ta tham gia vào đó có hòan tòan tự nguyên chưa? Và việc làm có độc lập và mang tính phản biện cần thiết?

Ông Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho ý kiến đó là không hòan tòan đúng, vù những đòan thể đó ra đời trong thời kỳ chiến tranh khi mà tất cả mọi người đều vì mục tiêu độc lập dân tộc; chứ đó chưa phải là ý thức xây dựng Xã hội dân sự vì sự phát triển và phồn vinh xã hội. Ví dụ như đòan thanh niên thì có thể nói hầu như tê liệt, vai trò không rõ.

Gia Minh: Lâu nay ở Việt Nam có câu khẩu hiệu 'dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra', mức độ hữu hiệu của câu đó đến đâu?

Ông Cù Huy Hà Vũ: Câu đó ra đời từ thời ông Nguyễn Văn Linh khi đưa ra chính sách đổi mới hồi năm 1986 để tranh thủ sự ủng hộ của tòan dân. Sau đó Việt Nam vượt qua những khó khăn ban đầu rồi có được một số thành tựu về kinh tế; thế rồi những nhà lãnh đạo lại tìm cách cản trở khẩu hiệu đó.

Gia Minh: Xin cám ơn ông Cù Huy Hà Vũ.

Theo dòng câu chuyện:

- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)

- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)

- RFA: Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam

Thông tin trên mạng:

- Cần cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho xã hội dân sự ở Việt Nam

- Wikipedia - Civil society

- Welcome - Civil Society & the UN

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.